Tại sao Masan lại quyết định đổi tên VinMart thành WinMart sau hơn 2 năm mua lại từ Vingroup?

  1. Marketing

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Xã hội

Từ khóa: 

masan

,

vingroup

,

vinmart

,

winmart

,

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

xã hội

2 năm trước Vin chưa hoàn toàn bán VinCommerce cho Masan. Cấu trúc chuyển nhượng của k phải là mua đứt bán đoạn mà là chuyển nhượng có điều kiện, được thể hiện thông qua việc hoán đổi cổ phần và nhiều khả năng tồn tại Quyền ưu tiên mua cho Masan trong thời gian Masan thu xếp vốn.

https://cdn.noron.vn/2022/01/18/7962227423395484-1642503689.jpgHiểu đơn giản, có thể trong điều kiện giao dịch, 2 năm trước Masan chưa đủ điều kiện để sở hữu thương hiệu "Vinmart", vì thế nên chưa thể thay đổi thành Winmart, mặc dù tin tức về việc đổi thương hiệu này đã có từ rất lâu rồi mà thực tế một số cửa hàng đã đổi.Còn về lý do sao phải đổi thì dĩ nhiên nếu Vin đã bán mảng này thì Masan không thể giữ cái tên vẫn còn đập chất Vin như vậy.
Trả lời

2 năm trước Vin chưa hoàn toàn bán VinCommerce cho Masan. Cấu trúc chuyển nhượng của k phải là mua đứt bán đoạn mà là chuyển nhượng có điều kiện, được thể hiện thông qua việc hoán đổi cổ phần và nhiều khả năng tồn tại Quyền ưu tiên mua cho Masan trong thời gian Masan thu xếp vốn.

https://cdn.noron.vn/2022/01/18/7962227423395484-1642503689.jpgHiểu đơn giản, có thể trong điều kiện giao dịch, 2 năm trước Masan chưa đủ điều kiện để sở hữu thương hiệu "Vinmart", vì thế nên chưa thể thay đổi thành Winmart, mặc dù tin tức về việc đổi thương hiệu này đã có từ rất lâu rồi mà thực tế một số cửa hàng đã đổi.Còn về lý do sao phải đổi thì dĩ nhiên nếu Vin đã bán mảng này thì Masan không thể giữ cái tên vẫn còn đập chất Vin như vậy.

Theo mình: Masan mua cổ phần của Vinmart họ cũng đã có ý đồ lâu rồi, Vin ý đồ của họ là huy động vốn từ việc mua bán, thực chất Cty vin group có vốn hóa thị trường cao nhưng nằm trong top cty lỗ theo báo cáo tài chính (trang cổ phiếu 68), họ cũng đầu tư vào nhiều ngành như tài chính, Thiết bị di động,... nhưng cũng bỏ dỡ vì dự án không có kết quả khả quan.

Vì vậy bán cổ phần cho Masan nhằm mục đích lấy vốn có thể tập trung phát triền ngành xe ô tô điện, có thể Vin họ hợp tác Masan vì họ muốn kiếm lợi vì họ không thể phân mảng quá nhiều vào nhiều ngành và họ không đủ năng lực làm ngành này nên họ hợp tác để có bước tiến, Masan cũng muốn lấy hình ảnh uy tín của Vingroup để làm bước điệm và phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam, đó gọi là núp bóng hưởng lợi, đợi thời tung đòn (chiếm lượt umbrella trong marketing ) cái ô chính là Vinmart còn người núp là Masan.

Việc họ đổi tên thành Win thể hiện tham vọng của đó là tạo ra chuỗi hệ sinh thái sau khi khoảng thời gian khai thác uy tín thương hiệu Vingroup.

Cái tên có ý nghĩa là chiến thắng nó thể hiện mong muốn sẽ xây dựng một doanh nghiệp có quy mô doanh thu 7-10 tỷ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số vào 2025 để thống lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam.

Anh không nói về chuyện Tại sao chỉ nhận thấy đây là cách làm cực kỳ thông minh.

https://cdn.noron.vn/2022/01/17/75912395714825811-1642407016.jpg

Sau khi mua lại việc đầu tiên là phân tích toàn bộ hệ thống Vinmart để xem làm cách nào để hệ thống kinh doanh hiệu quả hơn. Là thay đổi phần lõi trước.

Phần vỏ là phần thương hiệu, chọn cách làm đơn giản nhất không mất đi giá trị và yếu tố nhận diện trước đây.

Thay đổi nhận diện theo lộ trình, cái gì làm mới thì thay cái gì cũ dùng mà chưa thay thì cứ để vậy.

Đây là cách làm cực kỳ hiệu quả mà nhiều bên lớn không làm được.

Thực tế, sau khi mua lại WinCommerce, Tập đoàn Masan đã tái cấu trúc hệ thống bán lẻ này theo mô hình mini-mall, với hệ sinh thái tích hợp WinMart+, Techcombank, kiosk Phúc Long, dược phẩm Phano và mạng di động Reddi. Nếu không có sự thay đổi này thì trong tương lai sẽ gặp khá nhiều rủi ro cũng như độ nhận diện thương hiệu.

Masan có thể thay thế các sản phẩm của mình vào Winmart luôn như 1 kênh phân phối cũng hay đấy chứ.

Nói thật thì nếu bắt buộc phải đổi thì cái tên Win với Vin k thay đổi quá nhiều, không khiến người dùng quá lạ lẫm với tên mới

Theo mình thấy thì việc đổi Brand có thể gặp nhiều hạn chế về ngắn hạn, nhưng tránh đc potential risk nếu Brand mẹ là Vin sau này chẳng may dính vấn đề nào đó, tránh bị ảnh hưởng liên đới, vì nhiều người dùng họ cũng không quan tâm đến sự mua bán lại giữa 2 bên Masan và Vingroup đâu, họ chỉ để ý đến địa điểm mua và tên thương hiệu thôi.

Để thoát khỏi cái bóng của vinmart ấy

Riêng mình thấy 1 cái rất hay là chữ V đầu tiên còn làm mờ, ở các biển hiệu thậm chí còn không lắp led cho chữ V này cơ, nên khi đi đường buổi tối vẫn nghĩ là Vinmart đến gần để ý mới thấy là Winmart, thay đổi brand khá là khéo léo và thú vị đấy chứ

Một tiểu xảo đổi tên để khẳng định chủ quyền nhưng vẫn ăn hôi lại thương hiệu cũng vì đọc win hay vin với người Việt Nam vẫn giống nhau mà. Cơ mà tôi thích

Để trả lời câu hỏi của bạn mình sẽ phân nó thành hai câu hỏi:

1. Tại sao Masan lại phải đổi tên VinMart ?

Vinmart (tiền thân của WinMartlà một thương hiệu.

https://cdn.noron.vn/2022/07/14/499561862115336175-1657787939.png
Thương hiệu gồm ba phần: tên thương hiệu, dấu hiệu của thương hiệu và nhãn hiệu.
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868995931-1657788153.png
VinMart trong quá khứ là một thương hiệu con của VinGroup được xây dựng theo kiến trúc thương hiệu với mô hình Họ thương hiệu (hay còn gọi là thương hiệu chung với tên tiếng anh là Branded house)
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/57419242698601912-1657788698.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868995954-1657788753.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/499561862115336201-1657788806.png
VinGroup sử dụng mô hình Họ thương hiệu:
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/57419242698601920-1657789007.png
Điểm chung của mô hình họ thương hiệu của VinGroup là các thương hiệu con của VinGroup đều có tên Vin trong thương hiệu của mình, VinMart cũng vậy, trừ một số thương hiệu con đặc biệt.
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868995966-1657789184.png
Nhưng sau này đã có một truyện xảy ra là Masan quyết đinh mua lại VinMart.
Nhưng có những vấn đề sau:
- Masan xây dựng kiến trúc thương hiệu áp dụng theo mô hình Ngôi nhà thương hiệu (Ngôi nhà chung của các thương hiệu, House of brands).
 
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868995980-1657789486.png
Minh chứng: các thương hiệu con như CHIN-SU, KOKOMI,.... không có liên quan hay dính dáng đến bất kì gì từ tên thương hiệu Masan.
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/mot-vai-thuong-hieu-noi-tieng-cua-masan-consumer-holdings-1657789711.jpg
- Vinmart là tên thương hiệu thuộc mô hình Họ thương hiệu của Vingroup nhưng Vingroup đã bán thương hiệu VinMart cho Masan nên VinMart không thể sử dụng từ Vin trong tên thương hiệu được nữa do không còn thuộc chuỗi thương hiệu VinGroup và để bảo vệ tài sản thương hiệunhãn hiệu của mình và Vinmart không còn đi theo tầm nhìn, sứ mạnh của thương hiệu Vingroup nữa (khái niệm ở trên) nên việc yêu câu đổi tên thương hiệu là điều bắt buộc (Vấn đề chính).
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/499561862115336245-1657790316.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868996030-1657790821.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/499561862115336310-1657790901.png
 
 
Điều này yêu cầu Masan phải Tái định vị thương hiệu hay thay đổi tên thương hiệu sẽ là chính xác hơn.
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868996021-1657790550.png
2. Tại sao VinMart lại đổi tên thành WinMart ?
Masan sử dụng mô hình Ngôi nhà thương hiệu (House of Brands) nên không thể đặt tên là MasanMart theo mô hình Họ thương hiệu (Branded House) được.
Nên Masan cần một tên thương hiệu mới.
Và tên thương hiệu WinMart là đáp án của họ.
Tên WinMart đáp ứng đầy đủ khái niệm và yêu cầu của Thiết kế thương hiệu.
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868996038-1657791279.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868996039-1657791293.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868996040-1657791326.png
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/5433868996047-1657791390.png
Tên thương hiệu WinMart đáp ứng các yêu cầu như:
Dễ phát âm với chỉ hai âm, dễ nhớ và dễ nhận biết lẫn tận dụng được tên thương hiệu và tài sản thương thương hiệu VinMart để khách hàng vẫn có thể dễ dàng nhận biết được đây là là chuỗi siêu thị ban đầu vì chỉ khác nhau từ V sang W.
Dễ chuyển đổi ra nước ngoài nếu mở rộng.
Xây dựng được tầm nhìn thương hiệu mới vì không sử dùng tầm nhìn VinGroup.
Bảo đảm quyền sở hữu lưu hành hợp pháp trên thị trường do Win là một từ không giống Vin không lo trùng và vi phạm luật, đảm bảo nhãn hiệu (khái niệm ở trên).
 
Tài liệu tham khảo:
1. Quản trị thương hiệu, trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh.
2. Marketing dịch vụ, trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh.
3.

4.

5. Khái niệm của Kotler & Amstrong, David A. Aaker. và E. Joachimsthaler