Giáp cốt văn là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giáp cốt văn甲骨文 nghĩa đen là chữ viết được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn (hay chữ giáp cốt) là thể chữ Hán cổ xưa nhất được tìm thấy cho đến ngày nay. Thời đại của những mảnh xương thú, mai rùa có khắc chữ giáp cốt là thời kì Ân Thương. - Nội dung của những đoạn văn tự giáp cốt chủ yếu là nói về việc bói toán. Người đời Thương thường dùng mai rùa, xương thú để xem bói. Người ta đốt xương hoặc mai rùa rồi căn cứ vào những vết rạn trên đó để đoán cát hung (những vết rạn đó được gọi là “triệu”兆). Ngoài ra giáp cốt văn còn ghi chép về khí tượng, địa lí, thiên văn, tôn giáo… phục vụ cho tầng lớp vua chúa. - Giáp cốt văn hoàn chỉnh nhất là vào thời Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự được tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này. - Khoảng đời Quang Tự nhà Thanh, một số nông dân đi hái lạc đã vô tình tìm được những mảnh mai rùa, xương thú có khắc chữ. Họ cho rằng đó là “long cốt” và bán cho các hàng thuốc bắc. Sau đó được nhà kim thạch học Vương Ý Vinh tình cờ phát hiện, ông cho rằng đó là một loại văn tự cổ được khắc trên mai rùa, xương thú chứ không phải “long cốt”. Nghiên cứu sau này đã chứng minh nhận định của ông. Địa điểm tìm được những mảnh xương trên chính là kinh đô cũ của nhà Thương, gọi là Ân Khư殷墟. - Chữ giáp cốt là loại văn tự sơ khai, có người cho rằng đó là tiền thân của chữ Hán, cũng có người liệt nó vào một thể loại chữ Hán hoàn chỉnh. Chữ giáp cốt sử dụng các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để tạo chữ. Về mặt dụng tự, ta bắt gặp phương pháp giả tá. Như vậy, về mặt cấu tạo chữ thì chữ giáp cốt mang đầy đủ đặc điểm của chữ Hán thời kì đầu, theo hướng tượng hình. Những chữ dị thể trong giáp cốt văn có rất nhiều, văn tự chưa có sự quy ước thật chặt chẽ. - Ngày nay, người ta tìm được khoảng 15 vạn mảnh xương, 4500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3.
Trả lời
Giáp cốt văn甲骨文 nghĩa đen là chữ viết được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn (hay chữ giáp cốt) là thể chữ Hán cổ xưa nhất được tìm thấy cho đến ngày nay. Thời đại của những mảnh xương thú, mai rùa có khắc chữ giáp cốt là thời kì Ân Thương. - Nội dung của những đoạn văn tự giáp cốt chủ yếu là nói về việc bói toán. Người đời Thương thường dùng mai rùa, xương thú để xem bói. Người ta đốt xương hoặc mai rùa rồi căn cứ vào những vết rạn trên đó để đoán cát hung (những vết rạn đó được gọi là “triệu”兆). Ngoài ra giáp cốt văn còn ghi chép về khí tượng, địa lí, thiên văn, tôn giáo… phục vụ cho tầng lớp vua chúa. - Giáp cốt văn hoàn chỉnh nhất là vào thời Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự được tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này. - Khoảng đời Quang Tự nhà Thanh, một số nông dân đi hái lạc đã vô tình tìm được những mảnh mai rùa, xương thú có khắc chữ. Họ cho rằng đó là “long cốt” và bán cho các hàng thuốc bắc. Sau đó được nhà kim thạch học Vương Ý Vinh tình cờ phát hiện, ông cho rằng đó là một loại văn tự cổ được khắc trên mai rùa, xương thú chứ không phải “long cốt”. Nghiên cứu sau này đã chứng minh nhận định của ông. Địa điểm tìm được những mảnh xương trên chính là kinh đô cũ của nhà Thương, gọi là Ân Khư殷墟. - Chữ giáp cốt là loại văn tự sơ khai, có người cho rằng đó là tiền thân của chữ Hán, cũng có người liệt nó vào một thể loại chữ Hán hoàn chỉnh. Chữ giáp cốt sử dụng các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để tạo chữ. Về mặt dụng tự, ta bắt gặp phương pháp giả tá. Như vậy, về mặt cấu tạo chữ thì chữ giáp cốt mang đầy đủ đặc điểm của chữ Hán thời kì đầu, theo hướng tượng hình. Những chữ dị thể trong giáp cốt văn có rất nhiều, văn tự chưa có sự quy ước thật chặt chẽ. - Ngày nay, người ta tìm được khoảng 15 vạn mảnh xương, 4500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3.