Giới trẻ thời nay có bị "ảo tưởng sức mạnh" nhiều hơn thế hệ xưa hay không?

  1. Phong cách sống

Dạo gần đây mình nghe cụm từ ảo tưởng sức mạnh được sử dụng như một trend phố biến ám chỉ những người bị hoang tưởng, có các biểu hiện tự đề cao bản thân, tưởng mình là thiên tài, vĩ nhân thậm chí là thần thánh... Và điều đặc biệt là những người mắc căn bệnh này thường là trong độ tuổi khá trẻ. Mình thắc mắc là giới trẻ của thế hệ bố mẹ, ông bà ta có tỷ lệ mắc bệnh ảo tưởng nhiều như thời chúng ta bây giờ hay không? Có nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt này không nhỉ?

Từ khóa: 

ảo tưởng sức mạnh

,

ảo tưởng bản thân

,

phong cách sống

Thực ra mình cũng đã từng bị ảo tưởng sức mạnh (Đó là hồi cấp 3 đó bạn). Hồi đó nổi lên phong trào và mấy câu nói như "Bạn rất đặc biệt"," Bạn có thể làm mọi thứ", "Người khác làm được thì mình cũng làm được",... đương nhiên là ở khía cạnh nào đó thì nó vẫn đúng nhưng hồi cấp 3 đó chỉ ngồi trong mái trường được sự bao bọc của thầy cô, chưa hiểu khó khăn khi ra ngoài đời là gì cộng thêm hay đọc báo về những tấm gương làm giàu khi còn trẻ "Anh A này tay trắng thành triệu phú", "Cậu B này bỏ học về quê lập nghiệp kiếm được trăm triệu mỗi tháng",... nên bị ảo tưởng là chắc cũng dễ thôi mà mình sẽ làm được hoặc hơn à.

Chốt lại nguyên nhân: Do ảnh hưởng của truyền thông tác động mạnh vào tư tưởng hình thành nên một thế hệ chỉ biết ngồi tưởng tượng nhưng nguyên nhân chính vẫn là do bản thân còn non nớt, chưa va chạm.

Còn về thế hệ ba mẹ thì hồi đó xã hội Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, cùng nhau đồng lòng đễ kiếm miếng ăn cũng đã là khó rồi, không có thời gian rảnh như tụi trẻ mình để mơ mộng

Mà hình như giai đoạn "Ảo tưởng sức mạnh" này đều diễn ra trong giai đoạn phát triển của bất kỳ đứa trẻ nào trong cuộc sống hiện tại ngày nay á. Nhưng mà rồi cũng tự nhận ra được khi ra ngoài đời bạn nhỉ. 

Trả lời

Thực ra mình cũng đã từng bị ảo tưởng sức mạnh (Đó là hồi cấp 3 đó bạn). Hồi đó nổi lên phong trào và mấy câu nói như "Bạn rất đặc biệt"," Bạn có thể làm mọi thứ", "Người khác làm được thì mình cũng làm được",... đương nhiên là ở khía cạnh nào đó thì nó vẫn đúng nhưng hồi cấp 3 đó chỉ ngồi trong mái trường được sự bao bọc của thầy cô, chưa hiểu khó khăn khi ra ngoài đời là gì cộng thêm hay đọc báo về những tấm gương làm giàu khi còn trẻ "Anh A này tay trắng thành triệu phú", "Cậu B này bỏ học về quê lập nghiệp kiếm được trăm triệu mỗi tháng",... nên bị ảo tưởng là chắc cũng dễ thôi mà mình sẽ làm được hoặc hơn à.

Chốt lại nguyên nhân: Do ảnh hưởng của truyền thông tác động mạnh vào tư tưởng hình thành nên một thế hệ chỉ biết ngồi tưởng tượng nhưng nguyên nhân chính vẫn là do bản thân còn non nớt, chưa va chạm.

Còn về thế hệ ba mẹ thì hồi đó xã hội Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, cùng nhau đồng lòng đễ kiếm miếng ăn cũng đã là khó rồi, không có thời gian rảnh như tụi trẻ mình để mơ mộng

Mà hình như giai đoạn "Ảo tưởng sức mạnh" này đều diễn ra trong giai đoạn phát triển của bất kỳ đứa trẻ nào trong cuộc sống hiện tại ngày nay á. Nhưng mà rồi cũng tự nhận ra được khi ra ngoài đời bạn nhỉ. 

Theo một bài viết có kể ra các nghiên cứu về Gen Z và Gen X từng có trên Noron

Mình nghĩ người trẻ hiện nay (GenZ là nhóm sinh từ năm 1999 trở đi) có nhiều điều kiện phát triển trong giai đoạn kinh tế VN hội nhập, công nghệ phát triển khiến cho xu thế hội nhập ngày càng tăng nên người trẻ có đầy đủ các yếu tố để tự tin hơn những thế hệ như Gen Y, Gen X của bố mẹ trước đây.

Việc tự tin thái quá thì có thể sinh ra ao tưởng sức mạnh; thế nên có thể tỷ lệ này sẽ cao hơn một chút. Tuy nhiên mình cũng chưa thấy có nghiên cứu nào về việc này nên tạm thời suy luận như vậy thôi