Hán Nôm với giáo dục trong nhà trường, đi tìm những giải pháp ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vấn đề Hán Nôm trong giáo dục nhà trường đang là tiêu điểm cho mọi sự chú ý của xã hội. Vậy định hướng cho vấn đề này và cách tiếp cận như thế nào, còn đang là câu hỏi, chưa có lời giải cụ thể, còn nằm trong ý tưởng. Từ lâu, những hạn chế trong việc xã hội hóa Hán Nôm đã được đặt ra. Song những hạn chế đó chưa được khắc phục, nói đúng hơn là chưa có những giải pháp cụ thể khắc phục, lỗ hổng mà lâu nay chưa khỏa lấp được. Xã hội hóa Hán Nôm trước hết phải bắt đầu chính từ Hán Nôm. Sự vận động tự thân của Hán Nôm trong môi trường văn hóa chung là tiền đề để Hán Nôm từng bước nâng cao vị thế của mình, xứng đáng với ngàn năm ông cha ta dùng chữ Hán, chữ Nôm để viết. Mặt khác, tính định hướng cho qui mô phát triển Hán Nôm lại là kim chỉ nam, để Hán Nôm phát huy những tiềm năng chưa được khơi dậy, nhằm phục vụ một cách tốt nhất sự nghiệp chấn hưng văn hóa của dân tộc. Xã hội hóa Hán Nôm, đồng nghĩa với việc phổ cập những tri thức về Hán Nôm đối với đông đảo mọi người. Vấn đề ở chỗ, phạm vi kiến thức cần có ở mức độ nào? đối tượng nào là chủ yếu ? Lập trình cho từng loại đối tượng như thế nào là phù hợp và mang tính khoa học. Mặt bằng tri thức về Hán Nôm và văn hóa Hán Nôm cho mọi đối tượng ở trình độ nào là hợp lý. Xã hội hóa Hán Nôm được thực hiện bằng hai con đường là giáo dục và quảng bá thông tin. Giáo dục ở các bậc học với thời lượng khác nhau, phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức ở từng bậc học cụ thể. Quảng bá thông tin bằng các phương tiện thông tin đại chúng, qua tài liệu sách vở, internet v.v.. Từ đó, mọi người ở những lứa tuổi khác nhau có thể lĩnh hội được, thấm nhuần qua quá trình nhận thức. Xã hội hóa Hán Nôm thực sự là mục đích nhằm khẳng định nét đẹp, bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc.
Trả lời
Vấn đề Hán Nôm trong giáo dục nhà trường đang là tiêu điểm cho mọi sự chú ý của xã hội. Vậy định hướng cho vấn đề này và cách tiếp cận như thế nào, còn đang là câu hỏi, chưa có lời giải cụ thể, còn nằm trong ý tưởng. Từ lâu, những hạn chế trong việc xã hội hóa Hán Nôm đã được đặt ra. Song những hạn chế đó chưa được khắc phục, nói đúng hơn là chưa có những giải pháp cụ thể khắc phục, lỗ hổng mà lâu nay chưa khỏa lấp được. Xã hội hóa Hán Nôm trước hết phải bắt đầu chính từ Hán Nôm. Sự vận động tự thân của Hán Nôm trong môi trường văn hóa chung là tiền đề để Hán Nôm từng bước nâng cao vị thế của mình, xứng đáng với ngàn năm ông cha ta dùng chữ Hán, chữ Nôm để viết. Mặt khác, tính định hướng cho qui mô phát triển Hán Nôm lại là kim chỉ nam, để Hán Nôm phát huy những tiềm năng chưa được khơi dậy, nhằm phục vụ một cách tốt nhất sự nghiệp chấn hưng văn hóa của dân tộc. Xã hội hóa Hán Nôm, đồng nghĩa với việc phổ cập những tri thức về Hán Nôm đối với đông đảo mọi người. Vấn đề ở chỗ, phạm vi kiến thức cần có ở mức độ nào? đối tượng nào là chủ yếu ? Lập trình cho từng loại đối tượng như thế nào là phù hợp và mang tính khoa học. Mặt bằng tri thức về Hán Nôm và văn hóa Hán Nôm cho mọi đối tượng ở trình độ nào là hợp lý. Xã hội hóa Hán Nôm được thực hiện bằng hai con đường là giáo dục và quảng bá thông tin. Giáo dục ở các bậc học với thời lượng khác nhau, phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức ở từng bậc học cụ thể. Quảng bá thông tin bằng các phương tiện thông tin đại chúng, qua tài liệu sách vở, internet v.v.. Từ đó, mọi người ở những lứa tuổi khác nhau có thể lĩnh hội được, thấm nhuần qua quá trình nhận thức. Xã hội hóa Hán Nôm thực sự là mục đích nhằm khẳng định nét đẹp, bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc.