Hệ thống Chính trị là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị. Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị. Nhưng không phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đều được gọi là các tổ chức chính trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động khác nhưng đó không phải nhiệm vụ cơ bản của nó. Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong các nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị.
Trả lời
Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị. Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị. Nhưng không phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đều được gọi là các tổ chức chính trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động khác nhưng đó không phải nhiệm vụ cơ bản của nó. Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong các nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị.