Hình ảnh xấu xí của cư dân mạng Việt Nam sau trận đấu Việt Nam - Hàn Quốc ở ASIAD

  1. Tin Tức

Gần đây, trên Facebook có chia sẻ dòng trạng thái được cho là đến từ trang Facebook của HLV Đội tuyển Olympic Việt Nam, Park Hang-seo trong ngày hôm qua viết: I apologize to all the Vietnamese fans we have not been able to win the match today, the players fought to last minute final, I take responsibility for this match (tạm dịch: Tôi xin lỗi toàn thể người hâm mộ Việt Nam vì đã không thể giúp đội tuyển chiến thắng trận đấu ngày hôm nay [trận đấu ASIAD giữa đội tuyển Olympic Việt Nam và Olypmic Hàn Quốc diễn ra ngày 29/8/2018], các chiến binh của tôi đã chiến đấu hết mình tới giây phút cuối cùng, tôi xin nhận trách nhiệm cho trận đấu này.)

Nhưng có điều đáng chú ý là hình ảnh được chụp lại cho thấy có một bộ phận cư dân mạng đã nhắn tin ác ý lên, thoái mạ HLV Park bằng tiếng Việt.

Rất nhiều người bày tỏ bức xúc và phẫn nộ vì hành động của một bộ phận cư dân mạng trên và viết bình luận xoa dịu, xin lỗi tới HLV Park Hang-seo vì hành động thiếu ý thức của một bộ phận cư dân mạng Việt.

Các bạn ở cộng đồng Erkea! có suy nghĩ gì về sự việc này?

Từ khóa: 

park hang-seo

,

cư dân mạng

,

ứng xử xấu

,

tin tức

Đây là một vấn đề đã được mình dự đoán từ trước, ngay sau khi U23 dành ngôi Á Quân tại vòng chung kết U23 châu Á tại thường châu hồi đầu năm (xem tại đây).

Vấn đề là trong thể thao, đặc biệt là bóng đá, mọi người (kể cả khán giả và cầu thủ) đều rất dễ mắc phải một hiện tượng mà mình tạm gọi là "bẫy cảm xúc". Cái bẫy này được hình thành khi chúng ta có những kết quả tốt trong giai đoạn đầu, và chúng ta tin rằng mình sẽ giữ được "phong độ" trong suốt chặng đường còn lại và hoàn thành mục tiêu (trong tường hợp này đúng hơn phải gọi là 'mơ ước') đề ra.

Trên thực tế, khán giả thường nhầm lẫn rằng mong muốn (mơ ước) của họ cũng chính là mục tiêu của đội bóng, và theo như mình quan sát xung quanh thì đa số mọi người xem bóng đá bằng cảm xúc hơn nhiều hơn là bằng lý trí. Vì sự tự hào, tinh thần dân tộc thì ai cũng có, nhưng về bản chất kiến thức bóng đá thì đa số đều khá mơ hồ, đây chính là nguyên nhân chúng ta dễ rơi vào cái "bẫy cảm xúc".

Còn về những lời khiếm nhã ở trên thì mình cũng đã đọc qua, như mình nói ở trên thôi, những người người này có lẽ đã bị lún quá sâu vào bẫy cảm xúc. Nhưng mình tin số lượng những người như thế này không nhiều (so với phần còn lại), và cũng không thể đại diện cho bất cứ cái gì được.

Trả lời

Đây là một vấn đề đã được mình dự đoán từ trước, ngay sau khi U23 dành ngôi Á Quân tại vòng chung kết U23 châu Á tại thường châu hồi đầu năm (xem tại đây).

Vấn đề là trong thể thao, đặc biệt là bóng đá, mọi người (kể cả khán giả và cầu thủ) đều rất dễ mắc phải một hiện tượng mà mình tạm gọi là "bẫy cảm xúc". Cái bẫy này được hình thành khi chúng ta có những kết quả tốt trong giai đoạn đầu, và chúng ta tin rằng mình sẽ giữ được "phong độ" trong suốt chặng đường còn lại và hoàn thành mục tiêu (trong tường hợp này đúng hơn phải gọi là 'mơ ước') đề ra.

Trên thực tế, khán giả thường nhầm lẫn rằng mong muốn (mơ ước) của họ cũng chính là mục tiêu của đội bóng, và theo như mình quan sát xung quanh thì đa số mọi người xem bóng đá bằng cảm xúc hơn nhiều hơn là bằng lý trí. Vì sự tự hào, tinh thần dân tộc thì ai cũng có, nhưng về bản chất kiến thức bóng đá thì đa số đều khá mơ hồ, đây chính là nguyên nhân chúng ta dễ rơi vào cái "bẫy cảm xúc".

Còn về những lời khiếm nhã ở trên thì mình cũng đã đọc qua, như mình nói ở trên thôi, những người người này có lẽ đã bị lún quá sâu vào bẫy cảm xúc. Nhưng mình tin số lượng những người như thế này không nhiều (so với phần còn lại), và cũng không thể đại diện cho bất cứ cái gì được.