Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học

  1. Văn hóa

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam luôn là đề tài phổ biến trong văn học được các nhà văn, nhà thơ quan tâm và tìm hiểu. Dù có phải là hình tượng chính trong tác phẩm hay không thì câu chuyện của mỗi người phụ nữ trong tác phẩm cũng cho ta thấy được một phần nào về thân phận của người phụ nữ Việt Nam, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại. Cùng tìm hiểu thêm về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học, đặc biệt là truyện ngắn nổi bật và ý nghĩa sau mỗi câu chuyện ấy. 

Người phụ nữ Việt Nam trong Vợ nhặt

Trong tác phẩm Vợ nhặt của văn học hiện đại, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn những năm 1945 được thể hiện thông qua 2 nhân vật, đó là bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị "vợ nhặt". Về chị vợ nhặt, chị được miêu tả với ngoại hình áo quần tả tơi và khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Và khi gặp anh cu Tràng, vì quá đói mà ăn liền lúc 4 bát bánh đúc, rồi từ đó mà theo người ta về làm vợ, làm dâu. Người phụ nữ Việt Nam trong văn học hiện đại được Kim Lân mô tả thật khiến người ta thương xót. Vì nạn đói mà bỏ hết tự trọng để có miếng ăn, rồi chuyện lấy chồng là chuyện cả đời con gái nhưng lại được quyết định qua loa. 

Nguoi-phu-nu-viet-nam-trong-van-hoc- hien-dai

Qua nhân vật bà cụ Tứ là mẹ của anh Tràng, đại diện cho hình ảnh của một bà mẹ nghèo rất đỗi thương con và lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi nhìn thấy người con gái lạ mặt ngồi trong nhà mình, bà tủi phận làm cha làm mẹ vì nghèo mà không cưới nổi vợ cho con. Nhưng rồi cũng gạt đi điều đó mà thương lấy người con dâu xa lạ kia. Đây như một nhân vật bổ sung cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ở trên, dù nghèo đói nhưng vẫn dành tình thương cho mọi người xung quanh.

Người phụ nữ Việt Nam trong Chí phèo

nguoi-phu-nu-viet-nam-trong-van-hoc

Trong tác phẩm Chí Phèo, có thể thấy một nhân vật nữ nổi bật lên nhất đó chính là Thị Nở, dù là một phần về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa. Trong tác phẩm, Thị Nở được Nam Cao mô tả đến mức “một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”. Thị Nở đại diện cho nhóm người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa, bị cô lập và bỏ rơi bởi định kiến xã hội. Mặc dù kết truyện là kết cục của Chí Phèo nhưng có lẽ ai cũng sẽ hình dung được một cái kết khác không mấy hạnh phúc của Thị Nở, một người phụ nữ có ngoại hình không đẹp rồi lại “không chồng mà chửa”. Người phụ nữ Việt Nam khi xưa sinh ra đã không thể lựa chọn ngoại hình cho mình rồi nhưng khi lớn lên lại còn phải chịu những định kiến, xa lánh từ xã hội mặc dù có nhân cách tốt.

Người phụ nữ Việt Nam trong Vợ chồng A Phủ

nguoi-phu-nu-viet-nam-trong-van-hoc (2)

Nhân vật Mị trong tác phẩm này phản ánh một tục lệ của người xưa đó là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nhưng ở một mức độ xót xa hơn là bị gả đi trừ nợ. Lẽ ra một cô gái xinh đẹp như Mị sẽ được hạnh phúc trong tình yêu của chính mình nhưng lại phải đi gả cho người khác vì món nợ của cha mẹ. Đó cũng là hình ảnh đau thương, tủi nhục của người phụ nữ Việt Nam vùng cao thuở trước. Mang tiếng làm dâu nhưng thực chất là làm trâu làm ngựa khi phải ngày đêm làm việc, bị tước đi quyền tự do cơ bản nhất. Thậm chí đến khi chỉ muốn chết đi để giải thoát cuộc sống, Mị cũng không được lựa chọn vì người cha của mình.

Người phụ nữ Việt Nam trong Những ngày thơ ấu

nguoi-phu-nu-viet-nam-trong-van-hoc

Trong tác phẩm Những ngày thơ ấu, hình ảnh người mẹ, người phụ nữ Việt Nam được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, đó là một người phụ nữ bất hạnh, sống cuộc sống không có hạnh phúc và phải chịu những định kiến của xã hội. Một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp nhưng rồi lại chôn vùi hạnh phúc bản thân bên người chồng nghiện ngập và những đay nghiến của gia đình nhà chồng. Hình ảnh người phụ nữ này không chỉ xuất hiện ở trong xã hội xưa mà ở chính trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh ấy ở thế hệ bà hay mẹ chúng ta ở những vùng miền quê. Mặc dù phải chịu những tủi hờn, bất công nhưng những người phụ nữ ấy vẫn nhất mực yêu thương con cái và luôn cố gắng chịu đựng vì con của mình.

Trên đây là một số ý kiến của mình về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học. Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 sắp tới, mình muốn mượn Văn học Việt để bày tỏ cảm nhận của bản thân về người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Hi vọng bài viết hữu ích cho tất cả mọi người. 

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

văn học việt nam

,

phụ nữ việt nam

,

truyện ngắn

,

văn hóa