Học thuyết Nhân của Khổng Tử?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhân là phạm trù trung tâm của đạo đức Nho giáo, thể hiện sáng tạo của Khổng Tử (trước ông có khái niệm Nhân nghĩa, đến Khổng Tử, ông xây dựng thành phạm trù có ý nghĩa triết học). Theo ông, triều đình muốn thái bình thịnh trị thì người cầm quyền phải có đức Nhân. Một xã hội muốn yên ổn thì phải có nhiều điều Nhân. Vậy Nhân là gì? - Trước hết, Nhân là yêu người, thương người, hết lòng với người khác. Cốt lõi của nó là trung thứ. Ở đây quan niệm trung thứ biểu hiện tính nhân văn sâu sắc, một lẽ sống, sống sao cho ra người. Đó là đạo làm người mà cốt lõi là vừa yêu thương, vừa phải giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng cuộc sống cộng đồng, hòa bình, hạnh phúc. - Thứ hai, Nhân là cái gốc. Nhân sinh ra các đức khác, các đức khác hội tụ cả ở Nhân. Theo Khổng Tử, Nhân là cái gốc của sự sinh hóa trong trời đất: Nhân là yêu người, yêu vật, lòng yêu thương ấy đều xuất phát một cách tự nhiên chứ không miễn cưỡng chút nào. Như vậy, theo Nho giáo, Nhân gồm cả đức lễ, nghĩa, trí tín... - Nhân đối lập với bất Nhân. Theo Khổng Tử, người bất Nhân như người bị bệnh tê, ai đau đớn khổ sở thế nào, vẫn dửng dưng không cảm động, không thương xót, thờ ơ lạnh nhạt. (Quay lưng lại với nỗi đau đồng loại không khác gì là loài cầm thú). - Thứ tư, Nhân còn bao gồm nhiều tiêu chuẩn đạo đức khác nữa như: trung, hiếu, cung, kính, khoa hòa, cần mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, học gắn với hành, tự trách mình hơn là trách người, thận trọng, biết yêu người đáng yêu, biết ghét người đáng ghét (giết một người cứu muôn người là Nhân)... Như vậy, đức Nhân trong Nho giáo không chỉ là yêu thương người mà thực chất là đạo làm người. Nhân bao quát nhiều tiêu chuẩn đạo đức như vậy nên một người chỉ có một số tiêu chuẩn thì chưa thể coi là người có Nhân.
Trả lời
Nhân là phạm trù trung tâm của đạo đức Nho giáo, thể hiện sáng tạo của Khổng Tử (trước ông có khái niệm Nhân nghĩa, đến Khổng Tử, ông xây dựng thành phạm trù có ý nghĩa triết học). Theo ông, triều đình muốn thái bình thịnh trị thì người cầm quyền phải có đức Nhân. Một xã hội muốn yên ổn thì phải có nhiều điều Nhân. Vậy Nhân là gì? - Trước hết, Nhân là yêu người, thương người, hết lòng với người khác. Cốt lõi của nó là trung thứ. Ở đây quan niệm trung thứ biểu hiện tính nhân văn sâu sắc, một lẽ sống, sống sao cho ra người. Đó là đạo làm người mà cốt lõi là vừa yêu thương, vừa phải giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng cuộc sống cộng đồng, hòa bình, hạnh phúc. - Thứ hai, Nhân là cái gốc. Nhân sinh ra các đức khác, các đức khác hội tụ cả ở Nhân. Theo Khổng Tử, Nhân là cái gốc của sự sinh hóa trong trời đất: Nhân là yêu người, yêu vật, lòng yêu thương ấy đều xuất phát một cách tự nhiên chứ không miễn cưỡng chút nào. Như vậy, theo Nho giáo, Nhân gồm cả đức lễ, nghĩa, trí tín... - Nhân đối lập với bất Nhân. Theo Khổng Tử, người bất Nhân như người bị bệnh tê, ai đau đớn khổ sở thế nào, vẫn dửng dưng không cảm động, không thương xót, thờ ơ lạnh nhạt. (Quay lưng lại với nỗi đau đồng loại không khác gì là loài cầm thú). - Thứ tư, Nhân còn bao gồm nhiều tiêu chuẩn đạo đức khác nữa như: trung, hiếu, cung, kính, khoa hòa, cần mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, học gắn với hành, tự trách mình hơn là trách người, thận trọng, biết yêu người đáng yêu, biết ghét người đáng ghét (giết một người cứu muôn người là Nhân)... Như vậy, đức Nhân trong Nho giáo không chỉ là yêu thương người mà thực chất là đạo làm người. Nhân bao quát nhiều tiêu chuẩn đạo đức như vậy nên một người chỉ có một số tiêu chuẩn thì chưa thể coi là người có Nhân.