Hướng dẫn mẹ cách "thổi bay" mụn kê cho bé đơn giản

  1. Sức khoẻ

Mụn kê ở trẻ nhỏ (hay còn gọi là mụn trứng cá sơ sinh) hình thành do sự ứ đọng chất bã nhờn trong nang lông. Sự tích tụ chất bã nhờn này là do ảnh hưởng từ hormone của người mẹ từ khi bé sinh ra và trong quá trình cho con bú. Vậy, mụn kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và làm như thế nào để điều trị, bạn có thể theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.

https://cdn.noron.vn/2020/09/16/8704270297412259-1600246143.jpg

Nhận diện mụn kê

Mụn kê là những đốm mụn nhỏ màu trắng đôi khi hơi vàng có kích thước chỉ từ 1 - 2mm, chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể bé, nhưng chủ yếu nhất là vùng mặt. Không giống như rôm sảy hay chàm sữa, mụn kê không làm bé khó chịu, ngứa ngáy hay đau đớn, trông chúng chỉ hơi mất thẩm mỹ.

Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ dưới 12 tháng tuổi phát triển mụn kê, chúng hình thành từ tuần thứ 2 - 4, và nhanh chóng biến mất sau đó vài tuần. Hiếm khi mụn kê tồn tại lâu dài. Một số trẻ > 2 tuổi hoặc người lớn cũng có thể bị loại mụn này. Mụn kê là dạng mụn sinh lý, vì thế bạn sẽ không thể ngăn chặn nó xuất hiện, cũng không có cách nào để điều trị mụn kê.

Như đã nói ở trên, mụn kê hình thành do hormone của người mẹ vẫn còn sót lại trong cơ thể của trẻ sau khi sinh ra. Lượng nội tiết tố gia tăng khiến các tuyến bã nhờn trên da tăng tiết chất nhờn. Do hệ thống lỗ chân lông của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên dễ bị bít tắc lại, dẫn tới sự xuất hiện của các nốt mụn. Ngoài ra, do sức đề kháng trên da ở trẻ nhỏ còn non yếu, nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại và làm nổi mụn.

Làm sao để mụn kê nhanh biến mất?

Mặc dù mụn kê sẽ tự khỏi sau vài tuần, nhưng hầu như bà mẹ nào cũng đều nôn nóng, sốt ruột muốn tìm cách trị khỏi mụn kê cho bé nhanh nhất. Thế nhưng, mẹ đừng tùy tiện mua thuốc và bôi thuốc cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sai lầm này có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Thay vì vậy, mẹ hãy lưu ý hơn tới cách chăm sóc da cho bé mỗi ngày để mụn kê nhanh bay đi mất.

Sau đây là những lưu ý quan trọng mẹ nên biết:

  1. Hằng ngày, mẹ nên lau rửa mặt cho bé thật nhẹ nhàng với nước sạch, có nhiệt độ vừa phải, tránh cào gãi, nặn các nốt mụn trên da mặt của con.
  2. Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi chạm lên vùng da mặt của bé, không nên để bé dùng móng tay cào gãi lên mặt
  3. Không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ một cách tùy tiện, nhất là thuốc có chứa steroid
  4. Không sử dụng sữa tắm, xà phòng của người lớn cho trẻ nhỏ vì các sản phầm này có tính kiềm mạnh nên sẽ làm khô da và kích ứng da của bé.
  5. Mẹ nên tắm cho con bằng nước sạch hoặc sử dụng sữa tắm thuần thiên nhiên, được bộ Y tế kiểm định.
  6. Để bé vui chơi trong môi trường mát mẻ, tránh để các vật dụng, đồ chơi tiếp xúc lên da mặt của trẻ.
  7. Nếu sữa mẹ dính lên da mặt của con, hãy nhẹ nhàng rửa sạch.

Theo dân gian, một số loại lá tắm thường được dùng để trị kê, trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu 3 mẹo dân gian trị kê mà nhiều mẹ áp dụng nhất.

Thứ nhất: Tắm nước lá riềng

  • Chuẩn bị 1 nắm lá riêng tươi
  • Cạo sạch mặt sau lá để loại bỏ lông tơ
  • Ngâm rửa sạch nhiều lần với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
  • Bó lá thành bó nhỏ rồi đặt trong nồi lớn với 2 lít nước sạch
  • Đun sôi từ 5 - 10 phút rồi tắt bếp
  • Gạn lấy nước lá riềng, để nước nguội trong chậu rồi tắm cho bé.
  • Tắm trắng lại với nước sạch để loại bỏ cặn lá dính trên da bé.
  • Dùng khăn mềm thấm khô da nhẹ nhàng.

Thứ 2: Tắm nước lá chè xanh

https://cdn.noron.vn/2020/09/16/8704270297412263-1600246185.jpg

  • Chuẩn bị 200g lá chè xanh tươi (không chọn lá quá già)
  • Rửa sạch lá rồi ngâm với nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa tráng lại lần nữa bằng nước sạch.
  • Vò nát lá chè xanh rồi cho vào nồi, đổ lượng nước vừa phải và đun đến khi sôi, sau khi sôi được 10 phút thì tắt bếp.
  • Pha nước chè xanh vào chậu với nước lạnh theo tỉ lệ vừa phải để nhiệt độ nước tắm dao động từ 35 - 38 độ C.
  • Tắm cho bé nhẹ nhàng, tránh cào gãi mạnh

Thứ ba: Tắm hạt kê

  • Rang một bát nhỏ hạt kê trên chảo với lửa nhỏ, chơ tới khi hạt kê chuyển màu vàng sậm thì tắt bếp
  • Đun sôi hạt kê với lượng nước vừa đủ, khi nước chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, ủ trong 10 - 15 phút.
  • Chắt lấy nước hạt kê, bỏ phần hạt bã. Mẹ có thể chêm thêm nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải để tắm cho bé
  • Tắm rửa nhẹ nhàng với khăn xô sạch, sau đó tắm tráng lại bằng nước ấm cho bé.
  • Lau khô người trước khi mặc quần áo.

Trên đây là những thông tin được tổng hợp về mụn kê ở trẻ nhỏ và cách để "xua đuổi" chúng nhanh hơn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích tới mọi bà mẹ bỉm sữa, để giúp các chị em tự tin hơn, chủ động hơn khi chăm sóc bé trong những năm tháng đầu đời.

Tham khảo từ:

  • Trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa tắm lá gì?

  • Hướng dẫn cách trị mụn kê cho bé sơ sinh bằng hạt kê - Fonscare.vn

Từ khóa: 

trẻ bị kê tắm gì

,

sức khoẻ