Huyền thoại 300 năm Sài Gòn - Gia Định (phần 2)

  1. Lịch sử

Nhà hát thành phố

Bởi vì Nam Kỳ theo lý thuyết được “bứng” khỏi lãnh thổ Đại Nam, gắn vào lãnh thổ Pháp, nên dĩ nhiên Sài Gòn là một mô phỏng hoàn hảo của pháp ở vùng Viễn Đông. Quá trình xây dựng nhà hát thành phố cũng khá khoai mì, khi thực dân Pháp cũng… không đủ tiền để xây. Do những cải tiến kỹ thuật và vật liệu thi công, kinh phí tăng cao hơn mức ước tính ban đầu. Để có đủ tiền, Hội đồng thành phố Sài Gòn thậm chí còn kiến nghị chính quyền cho dân chúng… quay xổ số kiến thiết ích nước lợi nhà =)).

Trải qua 17 năm ròng rã chí chóe, delay lên xuống thì nhà hát cũng xong, có chỗ cho dân Pháp coi văn nghệ, thay vì phải thuê tạm rạp hát của đại gia người Hoa tên Wang Tai với giá 100 đồng mỗi tháng. Nhà hát lớn thành phố hoàn thành đúng năm 1990, là một trong những kiến trúc sang trọng và tuyệt mỹ nhất Sài Gòn xưa để phục vụ cho nhu cầu văn nghệ văn gừng của Pháp. Tới thời Việt Nam Cộng hòa thì nó đổi chức năng thành Hạ nghị viện, nhưng sau 1975 thì quay trở lại chức năng cũ.

“Nhà hát cất giữa châu thành

Họa đồ lấy kiểu bên thành Ba-ri

Nửa năm hát tại Nam Kỳ

Nửa năm về xứ Ba-ri của mình”

Khách sạn Continental

Nếu các bạn biết khách sạn Continental của Sài Gòn chính là nơi quay bộ phim Indochina (Đông Dương) đoạt 2 giải Oscar và Quả Cầu Vàng, có lẽ bạn cũng muốn có một đêm trợ tại đó. Nằm ngay trên đường Catinat (Đồng Khởi), Continental được hoàn thành đúng 88 năm sau ngày mất của vua Quang Trung. Kiến trúc và nội thất của nó đích thị là cầu kỳ như khách sạng xịn ở thủ đô Paris. Cán bộ cao cấp Pháp khi ghé Sài Gòn ăn nằm ở đây.

Tuy bây giờ Continental đặt đối diện thế hệ hậu sinh như khách sạn Caravelle nhìn có hơi lép vế thật, nhưng chắc chắn rằng đây là một trong những landmark, biểu tượng định hình nên Sài Gòn, có lẽ chỉ kém nổi tiếng hơn Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà và Dinh Độc Lập mà thôi. Phong độ chỉ là nhất thời, nhưng đẳng cấp là mãi mãi.

Bệnh viện Chợ Quán

Chỉ khoảng vài năm sau khi Sài Gòn – Gia Định thất thủ trước Pháp, các nhà hảo tâm đã đóng góp xây nên bệnh viện Chợ Quán nằm giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn (lúc này 2 đứa chưa về 1 nhà với nhau).

Giờ bạn nào xuống quận 1 chơi rồi chạy theo đại lộ Đông Tây về quận 5 mà thấy bệnh viện Nhiệt Đới thì chính là nó đấy. Từng là một nhà thương điên, sau đó là viện lao, cuối cùng lại trở thành bệnh viện chữa đủ bệnh.

Bưu điện Thành phố

Ngay khi chiếm xong Sài Gòn, ưu tiên của thực dân Pháp là phải có cảng và bưu điện trước để nối liên lạc với mẫu quốc. Sở dây thép Sài Gòn, và sau đó là con tem đầu tiên của Việt Nam ra đời như vậy đó. Người dân cũng bắt đầu tập làm quen với hệ thống thư tín mới mẻ này. Từ ngày 1/7/1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.

Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Mà các bạn cần lưu ý, kiến trúc Đông Dương không phải là kiến trúc thuần Pháp. Bản thân giới trí thức Pháp ở thuộc địa cũng thấy được sự áp đặt những giá trị văn hoá từ chính quốc vào một đất nước cũng vốn có truyền thống văn hoá lâu đời là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, sau một thời gian khai thác các công trình mang phong cách chuẩn châu Âu cho thấy nó hoàn toàn không phù hợp về mặt khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Cố chấp mà xây sẽ rất nhanh hư. Do đó họ đã nghiên cứu để tìm cách dung hợp Pháp – VCL lại với nhau tạo thành phong cách Đông Dương.

Nhà thờ Chợ Quán

Nhà thờ Chợ Quán (20 Trần Bình Trọng, quận 5) xây lần đầu vào năm 1700 - được xem là nhà thờ có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn. Nói chung là cả chục năm sau cặp đôi huyền thoại Ánh – Huệ mới sinh ra đời và tới đất Gia Định "biểu diễn". Nói chung, nhà thờ Chợ Quán liên quan mật thiết gắn liền với quá trình Nam tiến của người Việt, bởi trong số những người vào Nam có rất nhiều giáo dân.

Thánh đường Chợ Quán ban đầu chỉ là ngôi nhà thờ đơn sơ. Sau nhiều lần xây dựng rồi bị tàn phá vì thời cuộc, phải đến… 7 lần. Mãi đến năm 1882 (lần thứ 8), cha Nicolas Hamm về kế nhiệm đã đặt nền móng cho ngôi nhà thờ mới còn tồn tại đến ngày nay. Thánh đường Chợ Quán được khánh thành năm 1896 mang kiến trúc phương Tây và lợp ngói đỏ, sức chứa 1000 giáo dân.

Từ khóa: 

sài gòn

,

gia định

,

chợ lớn

,

pháp thuộc

,

lịch sử

nhà hát thành phố xong năm 1900 nha anh :D. a ghi sai rồi kìa. hehe

Trả lời

nhà hát thành phố xong năm 1900 nha anh :D. a ghi sai rồi kìa. hehe

Cho em hỏi một câu ngoài lề xíu là em thường nghe ba mẹ em (và cũng có vài người lớn tuổi khác) gọi việc chạy lên Quận 1 là lên Saigon. Không biết việc đó có lí do gì hông hay chỉ là do một vài người quen miệng gọi vậy ạ? 

Checklist sau 2 phần đọc Huyền thoại SG Gia định của Lộc những việc mình cần làm khi sống ở SG:

  • Thăm nhà cổ nhất SG - nhà Bá Đa Lộc (Nguyễn Đình Chiểu - Q3 thì phải)
  • Xem show (chắc mình chọn À Ố show) ở Nhà Hát thành phố
  • Ngủ một đêm ở Khách sạn Continental

Chờ thêm những địa điểm khác để bổ sung checklist :D