Im lặng hay lên tiếng trước cái ác?

  1. Tin Tức

Napoleon từng nói: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”. Nhưng vì sao người ta lại luôn chọn im lặng, làm lơ trước cái ác? Cũng chỉ vì không muốn chuốc họa vào thân.

Ngày hôm qua, 2 thành viên đội hiệp sĩ Tân Bình đã bị đâm tử vong khi đuổi cướp tại trung tâm Sài Gòn. Hai hiệp sĩ tử vong được xác định là Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Đăng Khôi. Khoảng 20h30 tối 13/5, nhóm hiệp sĩ Tân Bình gồm 8 thành viên đã phục kích bắt quả tang 1 nhóm gồm 4 đối tượng đang trộm xe máy SH tại 1 cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.10, Q.3. Ngay lập tức nhóm hiệp sĩ Tân Bình tổ chức vây bắt nhưng nhóm trộm tháo chạy thoát thân trên nhiều xe gắn máy. Rượt đuổi vài trăm mét, nhóm hiệp sĩ Tân Bình đã đuổi kịp. Tuy nhiêm nhóm đá xế đã rút hung khí tấn công khiến 4 hiệp sĩ bị thương tích, trong đó hiệp sĩ Khôi và Nam bị thương tích nặng. Gây án xong, nhóm đá xế đã nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường.

Có lẽ cũng từ vụ này, sẽ ít hơn những người anh hùng, hiệp sĩ dám mạo hiểm tính mạng mà ra tay dẹp loạn. Dù biết là đứng trước những việc bất bình, ai cũng chẳng yên lòng mà quay đầu bước đi, làm ngơ thế sự, nhưng trong giây phút nghĩ về sinh tử của bản thân, liệu ai còn dám lên tiếng?

Từ khóa: 

,

tin tức

Nhà nước mình nhiều năm gần đây dùng từ "xã hội hóa" rất nhiều. Đâu đó cũng có nhiều điểm tích cực, ví dụ như trường dân lập sẽ giảm gánh được cho các trường công. Nhưng cũng có nhiều điểm tiêu cực như chất lượng của một số nhà trẻ tư thục.

Trách nghiệm bảo vệ an ninh xã hội thuộc về lực lượng công an. Đâu đó thì cũng cần sự giúp sức từ xã hội, nhưng trách nghiệm chính vẫn là của Công an.

Các hiệp sĩ, có thể không qua đào tạo bài bản về săn bắt cướp, tâm lý tối phạm ... nhưng đã tự rèn luyện để đứng lên chống lại cái xấu. Tuyên dương họ nhưng cũng đồng nghĩa với việc ngành Công an đang thiếu hiệu quả tại một số bộ phận, khiến cho người dân phải tự đứng lên, rất nguy hiểm cho họ.

Trả lời

Nhà nước mình nhiều năm gần đây dùng từ "xã hội hóa" rất nhiều. Đâu đó cũng có nhiều điểm tích cực, ví dụ như trường dân lập sẽ giảm gánh được cho các trường công. Nhưng cũng có nhiều điểm tiêu cực như chất lượng của một số nhà trẻ tư thục.

Trách nghiệm bảo vệ an ninh xã hội thuộc về lực lượng công an. Đâu đó thì cũng cần sự giúp sức từ xã hội, nhưng trách nghiệm chính vẫn là của Công an.

Các hiệp sĩ, có thể không qua đào tạo bài bản về săn bắt cướp, tâm lý tối phạm ... nhưng đã tự rèn luyện để đứng lên chống lại cái xấu. Tuyên dương họ nhưng cũng đồng nghĩa với việc ngành Công an đang thiếu hiệu quả tại một số bộ phận, khiến cho người dân phải tự đứng lên, rất nguy hiểm cho họ.

Tôi đồng ý là phải lên tiếng trc cái ác. Rộng hơn là ta phải lên tiếng trc cái sai.

Nhưng tôi xin nhận là mình nhiều lúc rất hèn, và điều đó cũng làm tôi dằn vặt rất nhiều

Khi những thông tin về Hai Hiệp sĩ bị đâm tử vong, lúc đầu mình cứ nghĩ là đùa. Sau đó tràn ngập các thông tin trên mxh về hàng loạt các vấn đề về Công an làm ngơ để cho Hiệp sĩ chịu trận, hàng loạt thứ tiêu cực được phát đi. Mình ko đọc nó và ko muốn đọc nó, vì truyền thông luôn là vậy; luôn muốn khai thác và phát đi những ngóc ngách tiêu cực , thời sự để thu hút sự quan tâm. Ngày hnay mình dành thời gian tìm hiểu về mô hình & hiệp sĩ Săn bắt cướp để cố gắng hiểu hơn về sự vất vả , sự hy sinh thầm lặng, sự chưa được công nhận của các Anh; cũng cố gắng hiểu thêm về vai trò của ngành công an với các Hiệp sĩ là gì.

  1. Hiệp sĩ bắt cướp hay hiệp sĩ đường phố là tên gọi phổ biến thường được báo chí và người dân sử dụng để nói về thành viên của các câu lạc bộ phòng chống tội phạm tại 1 số thành phố ở Việt Nam
  2. Được thành lập đầu tiên vào năm Năm 1997, câu lạc bộ Phòng chống tội phạm đầu tiên ở phường Phú Hòa với tên gọi đội Dân quân tự vệ vây bắt đối tượng cướp giật. Mục đích của việc thành lập đội là do phường Phú Hòa là nơi giáp ranh với nhiều xã, phường khác, là địa bàn khá phức tạp về tình hình an ninh trật tự, nhất là tình trạng tội phạm cướp giật tài sản, trộm xe máy của người dân thường xuyên xảy ra.
  3. Về vai trò: Hiệp sĩ xét cho cùng là những công dân tự nguyện tham gia trấn áp tội phạm. Nếu có thêm lực lượng “hiệp sĩ” tăng cường sức mạnh trấn áp tội phạm, nhất là trộm cắp, cướp, cướp giật thì nên thừa nhận và phát triển mạnh. Tuy nhiên việc tổ chức, phát triển lực lượng hiệp sĩ đặt ra nhiều vấn đề về tổ chức, quản lý, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục kiến thức pháp luật, đạo đức. Nhiều ý kiến cho rằng Tốt nhất, hoạt động của “hiệp sĩ đường phố” phải đặt dưới sự quản lý, tổ chức của ngành công an và công an phải chịu trách nhiệm chính về lực lượng này.
  4. Tại tỉnh Bình Dương (nơi khởi nguồn của mô hình này), CLBPCTP ở Bình Dương được giao về cho công an các phường quản lý. Trưởng công an phường có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát hoạt động của các “hiệp sĩ”. Nếu xảy ra sai phạm thì trưởng công an phường phải chịu trách nhiệm. Công an tỉnh cũng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế hoạt động của “hiệp sĩ”. Theo đó, “hiệp sĩ” phải hoạt động đúng địa bàn, tham gia bắt các tội phạm quả tang, khi bắt tội phạm phải có thông báo và phối hợp với công an... Hành lang pháp lý cho hoạt động của “hiệp sĩ” vì thế rõ ràng hơn 
  5. Tại TPHCM, cho tới nay mô hình hiệp sĩ chỉ mang tính tự phát. Các hiệp sĩ là những quần chúng tốt, tự giác, nhiệt tình tham gia phòng chống tội phạm trong phạm vi pháp luật cho phép.

Mình check qua thì mô hình này hoạt đông tương đối hiệu quả ở Bình Dương; còn tại TPHCM, khi câu chuyện thương tâm về hai Hiệp sĩ đã tử vong trong cuộc chiến săn bắt cướp ngày hôm qua cho thấy những hoạt động tự phát, dù với mục đích rất tốt đẹp nhưng nếu ko có sự phối hợp thì ko thực sự hiệu quả & tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho chính các Hiêp sĩ. Suy cho cùng Hiệp sỹ đường phố ko thể làm thay công việc, nhiệm vụ của Công an. Nên vấn để tổ chức, quản lý của TPHCM cần được đặt ra rõ ràng để TP có trách nhiệm và xây dựng mô hình này hiệu quả, tránh những tiêu cực & rủi ro của việc tự phát này.