Kẹo ú Bà Năm (kẹo kéo)

  1. Văn hóa

  2. Ẩm thực

https://cdn.noron.vn/2021/08/10/2-1628579122.jpg

Nếu tuổi thơ người miền Nam gắn liền với những cây kẹo kéo thì người dân miền Trung sinh ra vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20 lại chẳng thể nào quên được hương vị kẹo ú. Kẹo ú hay còn gọi là kẹo củi, kẹo bột thường bị nhầm là kẹo kéo nhưng so với

kẹo kéo
thì kẹo ú có độ giòn nhiều hơn.

Kẹo ú được làm từ đường nấu sôi, thắng cho keo lại rồi để nguội thành khối. Sau khi nguội, người bán bắt đầu cầm khối đường quất nhiều lần vào một cây cột gỗ lớn để tạo ra khối kẹo màu vàng nâu dẻo quánh. Khối kẹo sau đó sẽ được kéo dài và dùng kéo cắt thành từng cục nhỏ chừng một đốt ngón tay, lăn trong bột sắn cho khô để không dính lại với nhau.

Ðể làm ra những viên kẹo ú, người thợ cần phải chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu như đường chén vàng- cũng giống như đường tán vàng làm từ mật mía, nhưng khuôn đổ là chén ăn cơm nên gọi là đường chén, có nơi còn đổ ra tô, tĩn để dành ăn được lâu! Còn phải có bột gạo hoặc bột mì, gừng tươi giã nhuyễn, bột sắn... và một cây cột lớn, thường là cột nhà trên có đóng cây đinh lớn để móc bột! Nước đường được nấu trong một cái chảo lớn, đường sôi bỏ gừng đã được giã nhuyễn vào, khi đường và gừng đã dậy mùi thơm lừng, phải chờ chúng nguội, sau đó cho bột gạo vào trộn đến khi đặc sánh lại, có thể cầm nắm và vắt thành khối trên tay, sau đó, đến công đoạn móc và đánh vào cái cột nhà bóng lưỡng như người ta đánh dây thừng trên cột, phải là người có sức khoẻ và mạnh tay mới có thể làm được công việc này, đến khi miếng bột quện lại, kéo dài thành sợi như sợi dây thừng mới đem lên mặt bàn lăn vào bột sắn để không dính vào nhau, dùng kéo hay dao lớn, xắn từng viên một lớn khoảng ngón tay cái của người lớn. Có lẽ viên kẹo cắt ra có hình như chiếc bánh ú nên người ta gọi là kẹo ú

Kẹo ú làm thủ công, khi ăи không cần cắn nhai mà cứ để tan dần trong miệng. Sẽ nghe đủ vị cay, thơm, ngọt trong vòm họng, đôi khi có lẫn chút cát. Song vẫn là một món quà quê mà tất cả chúng tôi khi ấy đều mê đắm, vì rẻ tiền và vì cái vị ngọt ngào mê hoặc nên thường trong cặp đứa nào cũng có gói lá chuối đựng vài viên kẹo. Nhiều khi quên, kẹo bị chảy nước, dính vào sách vở, có khi vì vậy mà bị lũ chuột, gián gặm nhấm đến lủng cả cặp, làm nên những kỷ niệm thật buồn cười.

ở một thị xã nhỏ thuộc thủ phủ cà phê vẫn còn một người phụ nữ dành trọn tình yêu với món kẹo tuổi thơ này, đó là cụ Tèo. Cụ Tèo tên thật là Nguyễn Thị Tèo, năm nay 87 tuổi, hiện đang sinh sống ở thị xã Buôn Hồ tỉnh Daklak. Người dân Buôn Hồ không ai không biết đến cụ Tèo bởi cụ là người làm nên tuổi thơ của rất nhiều thế hệ tại đây với món kẹo ú huyền thoại.

Bà vui vì khi con người ta lớn lên vẫn không quên đi những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Bà kể: “Tự bà, bà làm cái cũng tự bà hết. Cái lương tâm bà làm cho sạch sẽ. Mà đứa mà không có tiền bà vẫn đưa cho ăn thôi. Không có hề chi đâu con”.

https://cdn.noron.vn/2021/08/10/cu-teo-di-ban-keo-2-1628579147.jpg

Gắn bó với thúng kẹo ú hơn nửa thế kỷ, cụ chưa từng nghĩ mình sẽ ngưng công việc này để sống an dưỡng tuổi già bên con cháu. Cụ chia sẻ: “Không có kẹo của bà thì lũ trẻ con buồn thiu. Có kẹo nó ăn nó mới vui đó”.

https://cdn.noron.vn/2021/08/10/871321915916761394-1628579244.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/10/u1c-1616815421740789538468-1628579088.jpg
Từ khóa: 

văn hóa

,

ẩm thực