Khái niệm “chuyển mã” trong Ngôn ngữ học Xã hội ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Chuyển mã” (code switching) có thể được định nghĩa là sự chuyển đổi ngôn ngữ xảy ra giữa một hoặc nhiều ngôn ngữ với nhau trong bối cảnh của xã hội song ngữ và đa ngữ (Wardhaugh, 2010). Poplack (1980) đã chỉ ra hai loại chính của hiện tượng chuyển mã là “chuyển mã ngoài câu” (intersentential switching) và “chuyển mã trong câu” (intrasentential switching). Myers – Scotton (1989) và Meara (2001) phân tích các đặc điểm của mỗi kiểu chuyển mã, đặc biệt là kiểu “chuyển mã ngoài câu” xảy ra bên ngoài phạm vi của một câu hoặc một mệnh đề, kiểu “chuyển mã trong câu” xảy ra bên trong phạm vi của một câu hoặc một mệnh đề, kiểu “chuyển mã từ khóa” là sự chuyển đổi hoặc thay thế một từ hoặc cụm từ khóa (có chức năng nhấn mạnh) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và cuối cùng là kiểu “chuyển mã trong từ” xảy ra trong phạm vi ranh giới của một từ cụ thể chẳng hạn như ranh giới của một hình vị. Nguyễn Văn Khang (1999) định nghĩa “Chuyển mã là việc sử dụng hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ trong một lần đối thoại”. Theo Gal (1988), chuyển mã “là một chiến lược hội thoại dùng để xây dựng, vạch ra hoặc phá vỡ các hàng rào chắn, sáng lập, hủy bỏ hoặc thay đổi các quan hệ tương tác với quyền lợi và nghĩa vụ”. Chuyển mã được chia ra làm hai loại: chuyển mã tình huống (situational codes switching) và chuyển mã ẩn dụ (metaphorical codes switching).
Trả lời
“Chuyển mã” (code switching) có thể được định nghĩa là sự chuyển đổi ngôn ngữ xảy ra giữa một hoặc nhiều ngôn ngữ với nhau trong bối cảnh của xã hội song ngữ và đa ngữ (Wardhaugh, 2010). Poplack (1980) đã chỉ ra hai loại chính của hiện tượng chuyển mã là “chuyển mã ngoài câu” (intersentential switching) và “chuyển mã trong câu” (intrasentential switching). Myers – Scotton (1989) và Meara (2001) phân tích các đặc điểm của mỗi kiểu chuyển mã, đặc biệt là kiểu “chuyển mã ngoài câu” xảy ra bên ngoài phạm vi của một câu hoặc một mệnh đề, kiểu “chuyển mã trong câu” xảy ra bên trong phạm vi của một câu hoặc một mệnh đề, kiểu “chuyển mã từ khóa” là sự chuyển đổi hoặc thay thế một từ hoặc cụm từ khóa (có chức năng nhấn mạnh) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và cuối cùng là kiểu “chuyển mã trong từ” xảy ra trong phạm vi ranh giới của một từ cụ thể chẳng hạn như ranh giới của một hình vị. Nguyễn Văn Khang (1999) định nghĩa “Chuyển mã là việc sử dụng hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ trong một lần đối thoại”. Theo Gal (1988), chuyển mã “là một chiến lược hội thoại dùng để xây dựng, vạch ra hoặc phá vỡ các hàng rào chắn, sáng lập, hủy bỏ hoặc thay đổi các quan hệ tương tác với quyền lợi và nghĩa vụ”. Chuyển mã được chia ra làm hai loại: chuyển mã tình huống (situational codes switching) và chuyển mã ẩn dụ (metaphorical codes switching).