Khởi nghiệp từ vỏ trái cây

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  2. Nông nghiệp

  3. Khởi nghiệp

Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán, Đồng Nai) cho hay đã chế biến vỏ trái ca cao ra chất pectin, một loại chất xơ sử dụng trong sản xuất,

chế biến thực phẩm
. Ngoài ra, công ty này cũng có 2 dòng sản phẩm rượu được chế biến từ vỏ và từ thịt trái ca cao, đang được thị trường ưa chuộng.Ông Đặng Tường Khanh - Giám đốc Công ty Ca cao Trọng Đức - cho biết trên Dân Việt, nếu chỉ trồng ca cao lấy hạt rồi xuất khẩu thô, doanh thu của sẽ không đáng kể. Do đó, Công ty phải mày mò, tìm cách tận dụng để tạo ra nhiều sản phẩm từ trái ca cao, tăng thêm tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mỗi năm, công ty có khoảng 5.000 tấn vỏ thải ra từ quy trình sản xuất ca cao. Đây cũng là
nguồn nguyên liệu
để sản xuất rượu vang và nhiều sản phẩm có giá trị khác.

Vỏ thanh long làm màng bọc thực phẩmTS. Phạm Văn Hùng, đại diện nhóm nguyên cứu của Trường Đại học Quốc tế TP.HCM, chia sẻ, phần lớn trái thanh long lâu nay xuất khẩu thô. Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản nhập trái thanh long về rồi chế biến được rất nhiều thứ khác. Và họ cũng bán giá cao gấp 5-7 lần so với việc bán thô của

Việt Nam
.Hiện, có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thanh long thành rượu vang, nước ép, thanh long sấy khô... Những phụ phẩm như vỏ, hạt thanh long chính là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác, như chiết xuất tinh dầu, nước ép, thực phẩm chức năng..."Sau khi hoàn thành dự án từ quả ca cao với Công ty Trọng Đức, nhóm đang nghiên cứu sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm,... từ vỏ và hạt quả thanh long", TS. Hùng chia sẻ trên Dân Việt.Cũng liên quan đến chế phẩm từ vỏ thanh long, Khoa học và Đời sống thông tin, TS. Trương Thị Cẩm Trang, Khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM đã tìm cách để tạo màng pectin sinh học sử dụng bọc thực phẩm từ vỏ thanh long. Trong vỏ thanh long chứa lượng lớn pectin (chiếm 19-33%) cao hơn vỏ cam, quýt. Để thu triệt để lượng pectin sau tách chiết, nhóm cắt nhỏ từng vỏ thanh long và sấy khô trong 36 giờ ở mức nhiệt 60 độ C.Nhóm nghiên cứu cho biết màng pectin từ vỏ thanh long không thấm nước, không bị oxy hóa nhanh. Sau 7 ngày chôn trong môi trường đất, màng pectin có khả năng phân hủy tới 62,5%. Ngoài ứng dụng làm màng bọc thực phẩm thay thế túi nilon, màng nhựa PPE, nhóm tiếp tục nghiên cứu để chế tạo loại chỉ y học tự tiêu trên chuột thí nghiệm từ màng pectin này.

Tận dụng vỏ tôm thu về tỷ USDTạp chí Môi trường thông tin, các phụ phẩm từ quy trình chế biến tôm là những phần bỏ đi trong quá trình chế biến tôm, gồm đầu, vỏ, gan, tụy,... chiếm 35-45% khối lượng tôm, tùy loại tôm sú hay tôm thẻ. Trong quá trình sản xuất, do công nghệ xử lý thủy, hải sản còn hạn chế nên phần lớn phụ phẩm bị thải trực tiếp vào môi trường (chỉ khoảng 33% được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như phân bón, thức ăn chăn nuôi, và khoảng 7% được tận thu để phát triển các dòng có giá trị gia tăng cao như thực phẩm, dược phẩm).Trong khi đó, phụ phẩm tôm có nhiều chất dinh dưỡng như đạm (55%), chitin (9%), khoáng (22%), béo (12%)... Nếu các dưỡng chất được chiết xuất tối ưu và bảo toàn hoạt tính, sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau.Nhận thấy tiềm năng của việc xử lý phụ phẩm tôm trong chuỗi công nghiệp sản xuất chế biến tôm của Việt Nam, Công ty CP Việt Nam Food (VNF) đã tận dụng vỏ tôm, đầu tôm để chế biến chất chitosan (nguyên liệu để thay thế plastic). Mô hình thu gom vỏ tôm, đầu tôm để sản xuất chitosan có tiềm năng thu lại giá trị từ 4-5 tỷ USD/năm.'

Hô biến' vỏ trái cây thành nước tẩy rửaChị Bùi Thị Bích Ngọc (TP. Thanh Hóa) cho hay, năm 2016, tình cờ biết đến nghiên cứu của TS. Rosuko, người Thái Lan, về Eco Enzyme. Nghiên cứu này chủ yếu dùng phương pháp ngâm ủ và lên men thủ công những phế phẩm nông sản và vỏ trái cây để tạo ra những sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, không độc hại.Chị Ngọc nhận thấy, đây là sản phẩm rất hữu ích lại phù hợp với những điều kiện sẵn có ở Thanh Hóa. Từ đó, chị quyết tâm khởi nghiệp với việc nghiên cứu ra một loại nước tẩy rửa sinh học từ rác thải nông nghiệp là vỏ dứa, kết hợp thêm với các loại vỏ trái cây giàu vitamin, tinh dầu. Nhiều người còn bảo đó là ý tưởng điên rồ, viển vông.Đầu năm 2019, chị Ngọc đã chính thức đưa đứa con tinh thần của mình ra thị trường, với 4 dòng sản phẩm nước lau sàn, nước rửa chén bát, nước rửa tay và enzyme.Theo báo Dân Việt, các sản phẩm của công ty chị Ngọc được bày bán ở nhiều cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị ở 63 tỉnh, thành. Trung bình mỗi tháng, công ty đưa ra thị trường trên 10.000 sản phẩm, với doanh thu hơn 200 triệu đồng.

Biến vỏ trấu thành hàng xuất khẩuTừng là phế phẩm bỏ đi nhưng hiện nhiều doanh nghiệp ở Đồng Tháp và An Giang đã mày mò, chế biến vỏ trấu (vỏ của hạt lúa) thành củi để xuất khẩu.Một công ty ở Đồng Tháp đã ép vỏ trấu thành viên và bán với giá trên 1.000 đồng/kg. Mỗi tháng cơ sở này xuất khẩu 10.000 tấn củi trấu viên sang thị trường Hàn Quốc và châu Âu. Củi trấu được nhiều quốc gia ưa chuộng bởi khi đốt không gây ô nhiễm môi trường.Còn tại An Giang, giá trấu tươi được bán với giá khoảng 700 đồng/kg, còn giá củi trấu thành phẩm bán sỉ 1.300-1.400 đồng/kg. Ở đây, trấu trở nên đắt đỏ bởi sản lượng xay xát ra bao nhiêu đều được đưa vào máy ép củi trấu.

https://cdn.noron.vn/2021/09/09/enzyme-1631152313.jpg

Enzyme tẩy rửa là một phân lớp của enzyme, chúng cũng là chất xúc tác sinh học có cấu trúc đa phân tử. Chúng thường tồn tại dưới dạng các hạt màu xanh nhỏ hoặc các vệt trong cả chất tẩy rửa dạng lỏng và bột và sau khi tiếp xúc với nước, chúng sẽ hòa tan nhanh chóng, bằng cách hoạt động như một chất xúc tác, các enzyme tăng tốc độ phản ứng giữa vết bẩn và dung dịch nước. Do đó, enzyme tẩy rửa là tốt trong việc loại bỏ vết bẩn. Việc bổ sung enzyme trong các sản phẩm tẩy rửa giúp cải thiện hiệu quả và cũng làm cho quy trình trở nên thân thiện với môi trường hơn, và do đó các nhà sản xuất chất tẩy rửa sẵn sàng cập nhật các sản phẩm có thêm công thức enzyme. Với sự quan tâm cao độ của người tiêu dùng đối với kỹ thuật sinh học mới đang dần phát triển, chất tẩy rửa enzyme ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu, điều này cho thấy sự thành công của ứng dụng enzyme trong ngành công nghiệp tẩy rửa.

Tiện ích của chất tẩy rửa Enzyme

  • Tiết kiệm năng lượng hộ gia đình Thông thường, để giặt đồ và rửa chén đĩa trong gia đình sẽ dùng nước nóng hoặc làm nóng nước máy để cung cấp điều kiện tẩy rửa tốt hơn cho vết bẩn trên vải để hòa tan. Điều này là do hầu hết các vết bẩn cứng đầu có độ hòa tan tốt hơn trong dung môi nóng. Tuy nhiên, năng lượng được sử dụng trong quá trình này là đáng kể và do đó gây lãng phí. Sau khi enzyme được đưa vào thị trường, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Để tiết kiệm năng lượng, không còn sử dụng thêm nhiệt độ cao trong gia đình. Người ta đã đề cập rằng các enzyme tẩy rửa vẫn có hiệu suất cao nhất ngay cả trong nước máy lạnh, và do đó, đối với hầu hết các đồ vật cần tẩy rửa trong gia đình, không cần phải sử dụng nước nóng để hỗ trợ tẩy rửa. Từ quan điểm này, enzyme tẩy rửa là được coi là không thể thiếu trong việc giúp tiết kiệm hóa đơn gia đình.

  • Riêng đối với nước giặt có chứa Enzyme Có thể giặt nhiều loại quần áo cùng một lúc, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn một loạt quần áo các vật liệu đa dạng. Điều kiện giặt ở nhiệt độ thấp hơn cho phép các vật liệu mỏng hơn như len và lụa ít bị ảnh hưởng như khi đặt vào môi trường nhiệt độ cao. Hơn nữa, nhiệt độ thấp hơn cũng tránh làm phai màu quần jean và denim thường được nhuộm bằng màu tối, do đó sẽ có ít chuyển màu.

  • Minh chứng tác dụng Enzyme trong ngành ngành da: Quy trình giặt tốt hơn cho sản xuất da. Đầu tiên, da động vật được ngâm với hỗn hợp nước tiểu và vôi đã được ngâm hoàn toàn để loại bỏ những sợi lông, thịt và mỡ không mong muốn. Sau đó, da được làm mềm bằng cách nhào chúng trong phân chó hoặc bồ câu, thường được thực hiện bằng chân trần. Chúng gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng và cả vấn đề đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái môi trường vì lượng nước thải khổng lồ với sunfua và crôm đậm đặc. Do đó, làm da được coi là một quá trình độc hại. Sau khi enzyme giặt được đưa vào quy trình tiền xử lý da, ngành công nghiệp da đã loại bỏ phương pháp hôi để xử lý trước da và tình hình đã thay đổi rõ ràng hơn. Việc sử dụng natri sunfua, một hợp chất mang tính biểu tượng nguy hiểm để loại bỏ lông khỏi da động vật, đã giảm 60%, lượng nước sử dụng để ngâm và cắt lông giảm 25%, đáng chú ý nhất là ô nhiễm độc hại và phát thải đã giảm đáng kể 30%. Các enzyme giặt này chưa bao giờ thay thế hoàn toàn các hợp chất hóa học công nghiệp, tuy nhiên điều kiện làm việc, nước thải và thời gian xử lý đã được cải thiện rất nhiều

  • Enzyme Thay thế photphat và chất hoạt động bề mặt tổng hợp Các chất hoạt động bề mặt tổng hợp không thân thiện với môi trường và muối photphat không còn được phép sử dụng mà không kiểm soát. Thay vào đó, các chất hoạt động bề mặt tổng hợp được sử dụng với nồng độ thấp hơn kết hợp với enzyme. Hiện nay, các nhà sản xuất đã nhận ra tầm quan trọng của việc sản xuất các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường và để đạt được thành tựu này, các enzyme đã được thêm vào để cải tổ chất tẩy rửa và thay thế các chất hoạt động bề mặt hóa học và phốt phát trước đó. Enzyme tẩy rửa gồm các yếu tố hoạt động sinh học như vi khuẩn, nấm men … do đó sẽ ít ô nhiễm hóa học từ các enzyme và chúng phân hủy một số chất độc.

  • Sử dụng Enzyme đang là 1 xu hướng

    • Sản phẩm lành tính và an toàn cho người sử dụng: các chế phẩm Enzyme đem lại sự an toàn khi sử dụng mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu về tính tẩy rửa cần thiết

    • Sản phẩm đa chức năng: Chế phẩm Enzyme hiệu quả cho nhiều mục đích sử dụng. Ví dụ: các loại rửa chén Hữu cơ hoàn toàn có thể dùng để rửa tay vì gần như không hại da tay. Hay các loại bình xịt khử mùi cũng có thể dùng để thay xịt kháng khuẩn làm sạch da mặt một cách an toàn,…

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

,

nông nghiệp

,

khởi nghiệp