Không biết biểu lộ cảm xúc như thế nào khi bạn bè hoặc người thân kể chuyện buồn?

  1. Tâm lý học

Không biết có ai giống mình không, mình sợ mình gặp về vấn đề tâm lý nên đăng lên để hỏi ý kiến nhờ mọi người tư vấn giúp ạ

Mình là nam, hiện tại tròn 30t, mình vốn dĩ là người sống nội tâm nên hầu hết thích ở 1 mình, nhưng vì đi làm ra ngoài xã hội nên mình diễn rất tốt với vai " lạc quan, vui vẻ, hài hước, hay cười"

Mình rất ghen tị với các bạn có thể khóc được, vì từ khi có nhận thức là mình không biết khóc dù gặp chuyện buồn, tang sự..v.v.....lấy ví dụ vài bộ phim buồn nổi tiếng như: 1 lít nước mắt, điều kì diệu phòng giam số 7........sau khi xem thì mình chỉ tới mức buồn chứ muốn lắm mà cũng khóc được

Hầu hết mình không tâm sự chuyện buồn bản thân cho người khác nghe kể cả gia đình !! vì mình không muốn quăng tiêu cực cho người khác, tâm sự cũng chẳng thể làm mình khá hơn và cũng không giúp ích gì vì đó là cảm xúc của riêng mình tự mình phát ra ( được cái mỗi khi có nảy sinh cảm xúc tiêu cực or hi vọng là mình quán chiếu rất tốt, mình có thể dập tắt ngay từ lúc khởi tâm xấu và quay về trạng thái cân bằng)

Hình như mình không có cảm xúc tự nhiên của 1 con người !!

Mỗi lần nghe tâm sự buồn từ bạn bè, người thân (kể cả bạn thân hơn chục năm ) thì mình lại diễn với bộ mặt rất đồng cảm, buồn bã rồi đưa ra lời khuyên ! chứ thực ra mình không hề cảm nhận dược gì, mà trong lúc lắng nghe tâm sự mình rất phân vân suy nghĩ không biết nên làm bộ mặt như thế nào là ok, nhiều lúc mình còn cố nhịn cười vì không biết mình diễn có tự nhiên không, có lố không nữa:((

Mong nhận câu trả lời từ mọi người

Từ khóa: 

tâm lý học

Qua những gì bạn chia sẻ, mình xin phép được gợi ý 3 trường hợp sau, bạn đọc và cảm nhận xem mình đang ở trường hợp nào.
Lưu ý là bạn có thể có 1 trường hợp, 2 trường hợp hoặc cũng có thể có cả 3 trường hợp. Và bao nhiêu trường hợp không quan trọng bạn nhé:
1 là bạn từng trải qua nỗi đau sâu đến mức bản thân không còn biết buồn dẫn đến chai cảm xúc trước nỗi đau của người khác -> Cái này là bạn đang gặp vấn đề tâm lý.
2 là bạn thuộc tuýp hướng nội, não trái phát triển mạnh nên có xu hướng thiên về lý trí và hay phân tích đúng sai. Điều bạn hướng tới là “Sự thật là gì?”, bạn hướng tới công bằng ở mỗi tình huống cần phân xử. bạn không có nhu cầu giao tiếp với nhiều người, bạn thích dành nhiều thời gian tự ngồi với chính mình để độc thoại nội tâm nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất mỗi khi gặp chuyện buồn. Trường hợp bạn thường hay tìm ra được giải pháp khi ở trạng thái như vậy, thì có thể bạn là người có xu hướng có khả năng giải quyết được vấn đề -> bạn có đủ lý trí và thông minh để giữ được sự bình tĩnh khi đứng trước những chuyên buồn, chỉ là người khác chưa hiểu bạn hoặc bạn chưa hiểu/đã hiểu mình mà thôi.
3 là bạn từng trải qua hoặc chưa trải qua nỗi đau sâu nhưng sau tất cả bạn thấu hiểu được triết lý nhân sinh của vòng luân hồi: Sinh - Trụ - Hoại - Diệt. Bạn hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, hiểu rằng bản chất của cuộc sống mỗi người là để trải nghiệm và học bài học để phát triển tâm linh ngày càng được cao hơn. Bạn hiểu về luật nhân quả, nhìn được bản chất của mọi sự việc hiện tượng đang xảy ra cũng đều là có nguyên nhân tích luỹ trước đó… Chính vì hiểu về những điều như thế, bạn học được cách chấp nhận và buông bỏ để tâm mình được an. Tuy nhiên, người ngoài thì không phải ai cũng có thể hiểu được như bạn để họ chấp nhận và buông bỏ, nên họ đau khổ. Với bạn, chuyện chấp nhận và buông bỏ khá dễ còn với người khác lại rất khó, vậy nên bạn cũng không biết phải khuyên hay phải bộc lộ cảm xúc với họ như thế nào khi nghe họ tâm sự buồn -> bạn có một đời sống tâm linh đang phát triển, và những điều bạn chia sẻ với người khác cần có một chữ “DUYÊN”, với những ai TIN TƯỞNG và MUỐN nghe bạn chia sẻ thì bạn hãy nói, còn không thì bạn chỉ cần cầu chúc cho họ có đủ sức mạnh để vượt qua chuyện buồn bạn nha!
Trả lời
Qua những gì bạn chia sẻ, mình xin phép được gợi ý 3 trường hợp sau, bạn đọc và cảm nhận xem mình đang ở trường hợp nào.
Lưu ý là bạn có thể có 1 trường hợp, 2 trường hợp hoặc cũng có thể có cả 3 trường hợp. Và bao nhiêu trường hợp không quan trọng bạn nhé:
1 là bạn từng trải qua nỗi đau sâu đến mức bản thân không còn biết buồn dẫn đến chai cảm xúc trước nỗi đau của người khác -> Cái này là bạn đang gặp vấn đề tâm lý.
2 là bạn thuộc tuýp hướng nội, não trái phát triển mạnh nên có xu hướng thiên về lý trí và hay phân tích đúng sai. Điều bạn hướng tới là “Sự thật là gì?”, bạn hướng tới công bằng ở mỗi tình huống cần phân xử. bạn không có nhu cầu giao tiếp với nhiều người, bạn thích dành nhiều thời gian tự ngồi với chính mình để độc thoại nội tâm nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất mỗi khi gặp chuyện buồn. Trường hợp bạn thường hay tìm ra được giải pháp khi ở trạng thái như vậy, thì có thể bạn là người có xu hướng có khả năng giải quyết được vấn đề -> bạn có đủ lý trí và thông minh để giữ được sự bình tĩnh khi đứng trước những chuyên buồn, chỉ là người khác chưa hiểu bạn hoặc bạn chưa hiểu/đã hiểu mình mà thôi.
3 là bạn từng trải qua hoặc chưa trải qua nỗi đau sâu nhưng sau tất cả bạn thấu hiểu được triết lý nhân sinh của vòng luân hồi: Sinh - Trụ - Hoại - Diệt. Bạn hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, hiểu rằng bản chất của cuộc sống mỗi người là để trải nghiệm và học bài học để phát triển tâm linh ngày càng được cao hơn. Bạn hiểu về luật nhân quả, nhìn được bản chất của mọi sự việc hiện tượng đang xảy ra cũng đều là có nguyên nhân tích luỹ trước đó… Chính vì hiểu về những điều như thế, bạn học được cách chấp nhận và buông bỏ để tâm mình được an. Tuy nhiên, người ngoài thì không phải ai cũng có thể hiểu được như bạn để họ chấp nhận và buông bỏ, nên họ đau khổ. Với bạn, chuyện chấp nhận và buông bỏ khá dễ còn với người khác lại rất khó, vậy nên bạn cũng không biết phải khuyên hay phải bộc lộ cảm xúc với họ như thế nào khi nghe họ tâm sự buồn -> bạn có một đời sống tâm linh đang phát triển, và những điều bạn chia sẻ với người khác cần có một chữ “DUYÊN”, với những ai TIN TƯỞNG và MUỐN nghe bạn chia sẻ thì bạn hãy nói, còn không thì bạn chỉ cần cầu chúc cho họ có đủ sức mạnh để vượt qua chuyện buồn bạn nha!

Mình cũng là người khá đơ trong việc thể hiện cảm xúc, nhưng mình biết mình không vô cảm và mình tin bạn cũng giống mình. Khi xem mấy bộ phim kia, mình cũng không khóc. Khi người thân mất, mình thực sự rất đau lòng nhưng cũng không thể khóc. Khi bạn thân tâm sự, mình càng không thể rơi nước mắt dù mình biết câu chuyện rất đáng buồn. 

Mình tin là cảm xúc của con người không thật sự phụ thuộc vào tất cả những gì ta thể hiện trên nét mặt, cảm xúc chính là sự đồng cảm, phản đối hoặc trung lập trong những câu chuyện mình đã nghe. Có thể quan điểm này của mình hơi chủ quan, nhưng đó là cách giải thích hợp lý duy nhất vì chúng ta khó có thể biểu hiện ra trạng thái cảm xúc của mình.

Với mình, việc thể hiện cảm xúc không thật sự quan trọng, quan trọng nhất là cách mình hành động và suy nghĩ như thế nào. 

Hãy lắng nghe nhiều hơn nữa bạn ạ. Khi nghe đừng chỉ nghe, mà còn phân tích tư duy 1 tí, đặt mình vào vị trí của họ, khi họ gặp phải những chuyện buồn đó, họ thấy thế nào, họ mong muốn gì từ bạn (sự lắng nghe, sự an ủi, lời khuyên, sự cảm thông hay 1 thứ gì khác) và nếu được thì hãy cho họ thứ họ cần mà bạn đang có.
Mình cũng gần giống như bạn, nghe chuyện cười không cười, nghe chuyện buồn không khóc nhưng mình ''be ok'' với cái điều đấy và nó cũng chả sao cả.
Biểu lộ các cung bậc cảm xúc thoải mái đúng ra là ko có gì phải bàn vì nó thuộc cơ chế sinh học tự nhiên của con người. Tuy nhiên, trong quá trình lớn lên, trong quá trình cảm nhận và chịu sự tác động của thế giới xung quanh, hoặc một sự kiện nào đó đã khiến cơ thể chúng ta lựa chọn cơ chế kìm hãm, ngắt thông tin tới cái dây thần kinh biểu lộ cảm xúc, cảm giác đặc biệt là trong khi tương tác trực tiếp với người khác. Điều này về cơ bản ko phải là một điều lành mạnh đối với sức khoẻ tinh thần của một con người. Cảm nhận được thì các hormone nội sinh mới được sinh ra, đó là điều quan trọng nhất chứ ko phải che dấu được tình cảm thì tốt, cho dù điều này đôi khi mang lại lợi ích nhất định nhưng bản chất là có hại cho chính mình về lâu dài. Và ngoài ra, một người có đặc tính hướng nội ko liên quan đến việc né tránh, thu mình hay đơ cứng như vậy đâu.