Khi người thân của bạn bè hoặc người trong gia đình mất, bạn chia buồn như thế nào?

  1. Phong cách sống

Mình thường rất bối rối không biết chia sẻ như thế nào khi nhắn tin, gọi điện.

Với người không quá thân thiết, xã giao thì nhắn tin chia buồn rất dễ, với người thân mình rất bối rối Ko biết an ủi như thế nào

Bạn thường chia sẻ như thế nào trong tình huống này.

Từ khóa: 

cách chia buồn

,

phong cách sống

Bản thân mình cũng không biết cách chia buồn, thậm chí là rất dở :D Nhưng nói về việc này, ba chồng mình có chia sẻ với mình đại loại là, Ông nói mọi chuyện là tự nhiên. Và Chết cũng là điều tự nhiên, là lẽ thường tình. Ai rồi cũng sẽ chết, ai rồi cũng sẽ đi. Nhưng khi đi thì không việc gì phải vội, vì đằng nào thì cũng đi. Vội mà làm gì. Vã mà làm gì. Cứ từ từ mà đi. Và sống ở đời thì đừng cầu nguyện mà làm gì, khấn ước mà làm gì. Chuyện gì xảy ra sẽ xảy ra. Không việc gì phải căng thẳng. Người đã đi rồi, cũng không cần thiết phải buồn.

Mình biết, lúc chia sẻ thế, ông nói là nói thế thôi chứ luận về căng thẳng lúc đó, không ai là căng thẳng bằng ông. Nhìn cái cách ông đang cười rồi im bặt, hay cái vẻ đi ra đi vào, loanh quanh chỉ một chỗ đứng,… là mình biết. Chẳng phải chuyện vui hay buồn gì đâu, chỉ là chuyện đương nhiên. Những người có thể bình thản với nỗi đau, với nỗi buồn, với bất cứ chuyện gì lo lắng hoang mang, thường là những người rất đau, rất buồn, rất hoang mang lo lắng. Có thể che giấu được những điều đó, họ không hẳn là không buồn, mà chỉ là họ vẫn có thể vui. :)

Nên là khi ai đó mất đi, cũng đừng buồn. Chỉ đơn giản là đón nhận, và cần thiết thì "có mặt ở đó", thế là đủ rồi.

Trả lời

Bản thân mình cũng không biết cách chia buồn, thậm chí là rất dở :D Nhưng nói về việc này, ba chồng mình có chia sẻ với mình đại loại là, Ông nói mọi chuyện là tự nhiên. Và Chết cũng là điều tự nhiên, là lẽ thường tình. Ai rồi cũng sẽ chết, ai rồi cũng sẽ đi. Nhưng khi đi thì không việc gì phải vội, vì đằng nào thì cũng đi. Vội mà làm gì. Vã mà làm gì. Cứ từ từ mà đi. Và sống ở đời thì đừng cầu nguyện mà làm gì, khấn ước mà làm gì. Chuyện gì xảy ra sẽ xảy ra. Không việc gì phải căng thẳng. Người đã đi rồi, cũng không cần thiết phải buồn.

Mình biết, lúc chia sẻ thế, ông nói là nói thế thôi chứ luận về căng thẳng lúc đó, không ai là căng thẳng bằng ông. Nhìn cái cách ông đang cười rồi im bặt, hay cái vẻ đi ra đi vào, loanh quanh chỉ một chỗ đứng,… là mình biết. Chẳng phải chuyện vui hay buồn gì đâu, chỉ là chuyện đương nhiên. Những người có thể bình thản với nỗi đau, với nỗi buồn, với bất cứ chuyện gì lo lắng hoang mang, thường là những người rất đau, rất buồn, rất hoang mang lo lắng. Có thể che giấu được những điều đó, họ không hẳn là không buồn, mà chỉ là họ vẫn có thể vui. :)

Nên là khi ai đó mất đi, cũng đừng buồn. Chỉ đơn giản là đón nhận, và cần thiết thì "có mặt ở đó", thế là đủ rồi.

Có thể bạn cũng biết, trong Nam, người ta sẽ mời ca hát nhạc để đám tang không trở nên buồn thương và mọi người sẽ cố gắng không khóc. Mình nhất định sẽ không khóc hoặc khóc không ai nhìn thấy. Trong lúc mọi người đang bị cảm xúc bị chi phối thì rất cần ai đó đủ tỉnh táo để ứng phó tình hình. Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể đủ vững tâm và là người trụ cột hoặc đơn giản là người mà mọi người có thể tựa vào.

Mình rất nể ba mình. Trong đám tang của cô mình, cả nhà đều khóc ngoại trừ ba.  Không ai thấy ba khóc hết. Nhưng mình biết ba có. Và ba chính là người đủ bình tĩnh và thầm lặng lo hậu sự cho cô ở phía sau. 

Cậu có thể tìm hiểu cuốn này xem "Phút Cuối - Nhẹ Bước Lên Con Đường Mới"

Nếu bạn thân thì tốt nhất nên đến tận nhà. Vài câu an ủi thôi hoặc cũng ko cần nói gì nhiều, lúc đi điếu nói là đủ rồi. Chỉ cần đến bên bạn của bạn là một sự an ủi rồi. Nếu giúp gia đình họ lo hậu sự của ng đã khuất càng tốt. Đó mới là sự chia sẻ tốt nhất. Tang gia bối rối, gọi điện nhắn tin lúc ng ta đang cúng lễ lại thành vô duyên.

Còn ở xa thì có thể nhờ bạn bè đi điếu hộ và nói hộ vài lời chia buồn. Ở xa thì chẳng ai trách đc.