Không hợp ngành Luật thì có nên học ngành thứ hai?

  1. Hướng nghiệp

Em đang là sinh viên năm 2 trường Luật, trước em thi vào đây 1 phần cũng do bố mẹ định hướng, em cũng có tìm hiểu trước, không quá thích nhưng cũng không phải là quá ghét.

Thế nhưng học gần xong năm 2 thì em mới cảm thấy Luật khô khan thật sự, còn nhiều chữ nữa chứ.

Liệu bây giờ em định học thêm một bằng Đại học nữa, hay học văn bằng 2 thì có thể sẽ giúp em chọn đúng ngành học mình yêu thích để ra làm công việc mà mình mong muốn không ạ?

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Bản thân mình là dân luật nên mình có một số chia sẻ, bạn có thể tham khảo nghen.

Mình đang hiểu vấn đề của bạn là: vẫn học luật nhưng học thêm 1 ngành nữa và bạn "đã tìm được" lĩnh vực mà mình hướng đến.

Nhưng, nếu bạn vẫn học luật + học thêm mà 2 bằng này không bổ trợ cho nhau. Mình nghĩ điều này khá là tiếc (tiếc cho thời gian học, tiếc về tài chính...).

Ví dụ: bạn vẫn học luật nhưng học thêm bằng về IT hoặc design thì có vẻ không liên quan lắm mà công việc sau này cũng là 2 lĩnh vực tách biệt nhau.

ví dụ, bạn muốn học về quản trị. Đây là lĩnh vực mà ngành luật có thể bổ trợ (ngoài ra còn có kinh tế, quản lý công,...). Hay là tâm lý học, mình đang rất thích nghiên cứu lĩnh vực này và nó bổ trợ rất nhiều cho mình khi hành nghề luật, chỉ là chia sẻ thôi.

Nên mình nghĩ vấn đề đầu tiên bạn cần tự trả lời là: bạn bỏ học luật đi học ngành khác? bạn có bắt buộc phải có một tấm bằng "cử nhân luật" hay vấn đề bạn vẫn tiếp tục học luật là gì? (gia đình, định hướng công việc của bố mẹ, hay muốn có 1 cái bằng đề đó...). Sau đó sẽ cần cân đo về lợi-hại. Bạn đã năm 2 nên mình tin bạn hiểu điều này.

Có thể 1 tấm bằng cử nhân luật sẽ là bảo hiểm cho bạn nếu sau này có suy nghĩ lại về 1 công việc tại cơ quan nhà nước. Theo mình biết thì đa số vị trí công chức yêu cầu bằng cử nhân luật.

Tiếp theo, nếu như bạn vẫn bắt buộc phải có 1 bằng cử nhân luật và chấp nhận thì cho dù năm 2 hay năm 4, mình nghĩ việc thay đổi định hướng đều không có gì là muộn. Bạn còn có mấy chục năm sự nghiệp sau này mà.

Tiếp nữa, và quan trọng, bạn đã tìm được lĩnh vực mình mong muốn chưa? Nếu chưa thì việc học thêm 1 bằng đại học, theo mình nghĩ, không phải là lựa chọn để tìm ra điều mình thích. Hiện nay có rất nhiều khóa học ngắn hạn, bạn có thể thử để có 1 cái nhìn tổng quan về lĩnh vực ấy.

Và cuối cùng, mình lại không nghĩ luật là khô khan. Bạn đang gần xong năm 2 chắc mới chỉ hoàn thành các môn đại cương, dân sự 1 (có thể cả dân sự 2), doanh nghiệp 1,... đây đều chỉ là các môn nền tảng để đi sâu hơn (mặc dù trong trường lớp thì kiến thức chủ yếu là nền). Còn nhiều chữ thì chắc chắn rồi =)) nhưng sự "không khô khan" của ngành luật (không hẳn là học luật nhé) là các case study. Một vấn đề của học luật có cả đống case study khác nhau. Bạn có thể thử tìm những thứ "không khô khan" bằng cách: bóc 1 vấn đề trong môn học và search các trường hợp có liên quan đến vấn đề đấy. Nó như là 1 cái cây vậy (kiểu mindmap) hay là kiểu "chuyện bé xé ra to".

Mình chắc chắn rất thú vị ấy.

Trả lời

Bản thân mình là dân luật nên mình có một số chia sẻ, bạn có thể tham khảo nghen.

Mình đang hiểu vấn đề của bạn là: vẫn học luật nhưng học thêm 1 ngành nữa và bạn "đã tìm được" lĩnh vực mà mình hướng đến.

Nhưng, nếu bạn vẫn học luật + học thêm mà 2 bằng này không bổ trợ cho nhau. Mình nghĩ điều này khá là tiếc (tiếc cho thời gian học, tiếc về tài chính...).

Ví dụ: bạn vẫn học luật nhưng học thêm bằng về IT hoặc design thì có vẻ không liên quan lắm mà công việc sau này cũng là 2 lĩnh vực tách biệt nhau.

ví dụ, bạn muốn học về quản trị. Đây là lĩnh vực mà ngành luật có thể bổ trợ (ngoài ra còn có kinh tế, quản lý công,...). Hay là tâm lý học, mình đang rất thích nghiên cứu lĩnh vực này và nó bổ trợ rất nhiều cho mình khi hành nghề luật, chỉ là chia sẻ thôi.

Nên mình nghĩ vấn đề đầu tiên bạn cần tự trả lời là: bạn bỏ học luật đi học ngành khác? bạn có bắt buộc phải có một tấm bằng "cử nhân luật" hay vấn đề bạn vẫn tiếp tục học luật là gì? (gia đình, định hướng công việc của bố mẹ, hay muốn có 1 cái bằng đề đó...). Sau đó sẽ cần cân đo về lợi-hại. Bạn đã năm 2 nên mình tin bạn hiểu điều này.

Có thể 1 tấm bằng cử nhân luật sẽ là bảo hiểm cho bạn nếu sau này có suy nghĩ lại về 1 công việc tại cơ quan nhà nước. Theo mình biết thì đa số vị trí công chức yêu cầu bằng cử nhân luật.

Tiếp theo, nếu như bạn vẫn bắt buộc phải có 1 bằng cử nhân luật và chấp nhận thì cho dù năm 2 hay năm 4, mình nghĩ việc thay đổi định hướng đều không có gì là muộn. Bạn còn có mấy chục năm sự nghiệp sau này mà.

Tiếp nữa, và quan trọng, bạn đã tìm được lĩnh vực mình mong muốn chưa? Nếu chưa thì việc học thêm 1 bằng đại học, theo mình nghĩ, không phải là lựa chọn để tìm ra điều mình thích. Hiện nay có rất nhiều khóa học ngắn hạn, bạn có thể thử để có 1 cái nhìn tổng quan về lĩnh vực ấy.

Và cuối cùng, mình lại không nghĩ luật là khô khan. Bạn đang gần xong năm 2 chắc mới chỉ hoàn thành các môn đại cương, dân sự 1 (có thể cả dân sự 2), doanh nghiệp 1,... đây đều chỉ là các môn nền tảng để đi sâu hơn (mặc dù trong trường lớp thì kiến thức chủ yếu là nền). Còn nhiều chữ thì chắc chắn rồi =)) nhưng sự "không khô khan" của ngành luật (không hẳn là học luật nhé) là các case study. Một vấn đề của học luật có cả đống case study khác nhau. Bạn có thể thử tìm những thứ "không khô khan" bằng cách: bóc 1 vấn đề trong môn học và search các trường hợp có liên quan đến vấn đề đấy. Nó như là 1 cái cây vậy (kiểu mindmap) hay là kiểu "chuyện bé xé ra to".

Mình chắc chắn rất thú vị ấy.

Học hai ngành thì sẽ có nhiều lợi thế hơn là học một ngành rồi. Thứ nhất, học hai ngành thì bạn sẽ biết nhiều hơn thay vì chỉ mỗi ngành Luật. Việc học cùng lúc hai lĩnh vực khác nhau sẽ giúp bạn gia tăng kiến thức chuyên ngành, mở rộng góc nhìn khi giải quyết vấn đề, học được cả cách tư duy và định hướng của ngành kia. Thậm chí, kiến thức của hai ngành còn có thể hỗ trợ cho nhau cho công việc sau này.

Thứ hai, học xong hai ngành thì sẽ được hai bằng Đại học (oai phải biết). Bên cạnh việc biết nhiều kiến thức hơn thì việc có hai chiếc bằng Đại học trong tay cũng giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn so với những ứng viên khác. Bạn có thể làm công viêc theo chuyên ngành một, hoặc chuyên ngành hai hoặc công việc đòi hỏi kiến thức của cả hai ngành.

Thứ ba, kết thêm bạn mới, mở rộng các mối quan hệ. Khi học song ngành hay văn bằng 2 ở trường Đại học, theo cơ chế tín chỉ thì bạn sẽ được vào học ở một lớp mà “bạn không quen một ai”. Cũng hơi khó khăn và ngại ngùng lúc đầu khi mới học, nhưng bạn sẽ quen với môi trường mới này nhanh thôi. Và những mối quan hệ phát sinh từ trong môi trường Đại học sẽ có ích rất nhiều cho các bạn sau này. Có rất nhiều tình bạn được hình thành nên từ quá trình học Đại học, và sau khi ra trường họ trở thành những người bạn thân, những người đồng nghiệp, những người bạn làm ăn,… và có thể là cả “bạn đời”.

Thế nhưng như hai mặt của một đồng xu, bên cạnh những lợi ích ở trên thì việc học hai ngành cũng mang nhiều rủi ro mà các bạn cần cân nhắc thật kỹ. Thứ nhất. đó chính là rủi ro về thời gian.

Thứ hai, rủi ro về công sức cần bỏ ra. Bạn sẽ phải chịu áp lực về việc học nhiều hơn.

Thứ ba, rủi ro về chi phí. Khi học song ngành, bạn sẽ không cần phải học lại những môn trùng nhau của hai ngành mà chỉ cần học những học phần kia. Trừ phi hai ngành quá khác biệt và không có nhiều môn chung thì bạn có thể phải trả học phí từ gấp rưỡi trở lên. Dù trong trường hợp nào, đây cũng là một gánh nặng về tiền khá là lớn, do vậy bạn cần cân nhắc kỹ về tình hình tài chính cho khoản đầu tư này.

Vì vậy bạn nên cân nhắc thật kỹ nhé!

Mình thấy Luật sư cũng có nhiều cái hay mà. Bạn thử đọc bài chia sẻ này và suy nghĩ lại xem nhé.