Không làm nổi việc lớn, lòng tự trọng có đáng giá hay không? Sống ở đời, tự hạ mình xuống mới được tôn lên!?

  1. Phong cách sống

Không làm nổi việc lớn, lòng tự trọng có đáng giá hay không? Sống ở đời, tự hạ mình xuống mới được tôn lên!

Đừng để tự trọng biến thành tự kiêu, nếu bạn đủ giỏi thì người khác ắt tôn trọng mình.

Tự trọng là gì? Khái quát mà nói, nó giống như sĩ diện thế tục của mỗi người. Tỷ như khi tìm việc, có người ưu tiên tiền lương, có người cân nhắc chế độ thì có người chỉ quan tâm việc đó có đủ danh giá, đủ thể diện hay không. Lòng tự trọng cũng là cách chúng ta định vị chính mình trong xã hội.

Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa tự trọng và tự ái, tự tôn và tự kiêu. Khi ta cố gắng bảo vệ phẩm chất, tư cách và danh dự của mình để tránh khỏi bị kẻ khác khinh thường mới gọi là đức tính tự tôn tự trọng. Còn tự ái, tự kiêu là thói xấu do quá đề cao "cái tôi" của bản thân trong khi mình chưa đủ bản lĩnh nên nội tâm yếu đuối, dễ tức giận vì bị người khác coi thường và đánh giá thấp, ngay lập tức nảy sinh phản ứng chống lại kẻ đó. Tự ái thường gây ra hậu quả không tốt, làm cho bản thân không thể trưởng thành.

Không làm nổi việc lớn, lòng tự trọng có đáng giá hay không? Sống ở đời, tự hạ mình xuống mới được tôn lên!

Người tự trọng sẽ tiếp thu những lời phê bình để học hỏi, nỗ lực và khẳng định bản thân, còn người tự ái thì sẽ nổi giận đùng đùng, cố chấp bảo thủ và không thèm lắng nghe.

Không ai có thể phá vỡ các quy tắc sinh tồn trong xã hội mà điều cấm kỵ nhất trong số đó là sự tự kiêu núp dưới danh nghĩa tự trọng. Chúng đâu chỉ khiến bạn không trưởng thành nổi, mà còn có thể phá hủy tiền đồ và tương lai. Hiện nay, rất nhiều sinh viên mới ra trường quá xem trọng chính mình, không chịu làm những công việc khổ sở mệt nhọc mà chỉ muốn ngồi điều hòa hưởng lương cao. Nếu không bắt đầu xây từ móng, làm sao ngôi nhà của bạn đứng vững suốt mấy chục năm cuộc đời? Đừng để tư duy sai lầm trở thành chướng ngại vật lớn nhất cản trở bước đường phát triển trong tương lai.

Tự trọng vốn là khái niệm để người ta cân nhắc, biết cách tiến lùi, thấu hiểu về danh dự và sự ô nhục. Một người có lòng tự trọng cao ắt làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đạo đức xã hội, giữ trọn thể diện và tôn nghiêm của bản thân. Hiểu rõ bản thân mình là ai, vị trí của mình ở đâu sẽ giúp bạn có một sự "khiêm tốn" đúng mức và sẵn sàng tiếp thu ý kiến của đối phương để cải thiện bản thân, nâng cao giá trị. Làm được như vậy, cho dù bạn tự hạ mình xuống thì vẫn được mọi người tôn lên. Ngược lại, những người tự nâng mình lên, ắt sẽ bị kẻ khác hạ xuống.

Không làm nổi việc lớn, lòng tự trọng có đáng giá hay không? Sống ở đời, tự hạ mình xuống mới được tôn lên!

Nếu bạn muốn có được kết quả như mong muốn, hãy từ bỏ "lòng tự trọng vô dụng" ở phía sau và tự hạ cái tôi của mình xuống.

Trên thực tế, tự ái hay tự kiêu đa phần xuất phát từ "sự tự ti". Mọi người rất sợ bị người khác xem thường, vì vậy chỉ cần bản thân cảm thấy thấp kém hơn, liền đi chê bai hạ thấp người khác. Đó là một kiểu tâm lý "bồi thường". Khi mới bước chân vào xã hội, chúng ta phải lăn lộn trong đủ loại công việc như phục vụ, trợ lý... Cho dù tiếp xúc với rất nhiều thành phần tri thức, doanh nhân thành đạt giàu có mỗi ngày, công việc của chúng ta chỉ đơn thuần là đưa món ăn hoặc mở cửa xe cho họ. Chỉ cần phạm một sai lầm nhỏ, bạn có thể bị ông chủ mắng té tát cả ngày. Ở thời điểm đó, chúng ta mới nhận ra rằng, khi không làm nên việc lớn thì lòng tự trọng của mình cũng vô giá trị, chẳng ai quan tâm.

Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết để có lòng tự trọng là cải thiện giá trị bản thân. Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo. "Núi cao còn có núi cao hơn", đừng tự thỏa mãn chính mình với những hiểu biết của bản thân. Tất cả mới chỉ như "giọt nước" ở trong "đại dương" rộng lớn. Hãy học cách lắng nghe, học cách tiếp thu, và đôi khi, học cách nuốt vào những lời phê bình, những nhận xét nghiêm khắc để lấy đó làm động lực cho chính mình cố gắng hơn và giỏi giang hơn.

Không làm nổi việc lớn, lòng tự trọng có đáng giá hay không? Sống ở đời, tự hạ mình xuống mới được tôn lên!

Đủ bản lĩnh, người khác ắt phải tôn trọng mình.

Thay vì oán trách xã hội bất công, phân biệt đối xử với mình, chúng ta nên thừa nhận sự chênh lệch tồn tại giữa người với người. Có nhận thức được vị trí xác đáng của bản thân, cam chịu khổ sở nhọc nhằn, chúng ta mới có cơ hội mài giũa bản thân trở thành một viên kim cương giá trị!

Từ khóa: 

cuộc sống

,

kinh nghiệm

,

giáo dục

,

kinh doanh

,

tri thức

,

phong cách sống

Sai lầm lớn là việc không ước lượng được đúng tổng thể giá trị của bản thân hay đối thủ.

Mình thấy mình to khoẻ, thấy đối phương lẻo khẻo tưởng ngon ăn, ai ngờ nó có thủ sẵn đồ.

Mình thưởng mình giỏi, thông minh, thăng kia học dốt, ai ngờ bố nó thông minh hơn bố mình.

Mình tưởng mình tài năng, giỏi chuyên môn nên mọi người sẽ tin mình. Ai ngờ thằng sếp nó sai lè nhưng nó nói ai cũng nghe còn mình nói chả ai nghe.

Trả lời

Sai lầm lớn là việc không ước lượng được đúng tổng thể giá trị của bản thân hay đối thủ.

Mình thấy mình to khoẻ, thấy đối phương lẻo khẻo tưởng ngon ăn, ai ngờ nó có thủ sẵn đồ.

Mình thưởng mình giỏi, thông minh, thăng kia học dốt, ai ngờ bố nó thông minh hơn bố mình.

Mình tưởng mình tài năng, giỏi chuyên môn nên mọi người sẽ tin mình. Ai ngờ thằng sếp nó sai lè nhưng nó nói ai cũng nghe còn mình nói chả ai nghe.

Đây là một chia sẻ rất hữu ích,giá trị của con người chỉ bộc lộ qua tài năng, đạo đức và sự khiêm tốn, cảm ơn bạn