Khu rừng tự sát?

  1. Lịch sử




Nếu bạn cảm thấy cuộc sống bế tắc và muốn kết thúc nó.

Chào mừng đến Aokigahara.

Mình đọc tài liệu về thế chiến thứ hai thì thấy dân tộc Nhật lúc đó được vũ trang từ già tới trẻ, từ trai tới gái, và cộng với sự thần thánh, tôn sùng thiên hoàng được duy trì hàng trăm năm thì chỉ cần cái gật đầu của thiên hoàng Hirohito, cả nước Nhật sẽ chiến đấu tới người cuối cùng. Nhưng sau khi bị ăn 2 quả bom nguyên tử thì nước Nhật đầu hàng, người dân Nhật sững sờ, họ cảm thấy nhục nhã vì dân tộc Nhật không bao giờ biết đầu hàng là gì. Nhiều người chán nản đã tự sát. Đông đến nỗi chính phủ Nhật phải vội vã đem cây anh đào từ rừng về trồng khắp nơi trên nước Nhật để làm người dân lạc quan và yêu đời hơn. Đó là lý do vì sao anh đào là biểu tượng của quốc gia này.

Nhưng điều đó cũng không ngăn được những người chán đời muốn tìm nơi an nghỉ cuối cùng tại Aokigahara. Đây là một khu rừng nhỏ tối tăm dưới chân núi Phú Sĩ. Được nhắc đến với tên gọi "Nơi hoàn hảo để chết" trong cuốn sách "Những hướng dẫn đầy đủ để tự vẫn" của nhà văn Wataru Tsurumui. Thảm rừng ở Aokigahara dày đặc, vô số cây mọc chen che hết ánh nắng giữa ban ngày và chắn hết các ngọn gió…

Aokigahara là một địa điểm ám ảnh và đáng sợ nhất đối với người dân Nhật Bản. Người ta tin nó có liên quan đến quỷ dữ. Nhiều câu chuyện kể lại, rừng Aokigahara là nơi trú ngụ của những linh hồn người chết yểu hoặc bị đột tử. Gốc cây là nơi chứa những nguồn năng lượng tiêu cực, ma quỷ trong rừng đã “thúc” bất cứ ai tới đây cũng buồn chán và nghĩ đến chuyện tự sát, không cho họ thoát ra khỏi cánh rừng.




Ở một số nước, tự tử là điều không thể chấp nhận trên cơ sở tôn giáo hay đạo đức, nhưng ở Nhật Bản điều này chưa bao giờ bị cấm. Tự tử lại còn được tôn vinh, chẳng hạn như hình thức chiến binh Samurai mổ bụng tự sát để giữ gìn danh dự và sĩ khí.

Vì có quá nhiều người đến Aokigahara để tự vẫn, nên các nhà chức trách đã cho đặt những tấm biển thông báo có đề dòng chữ “Hãy suy nghĩ lại. Xin hãy tham khảo ý kiến các nhà tư vấn trước khi bạn có quyết định tìm đến cái chết” ngay trước cửa rừng và treo trên thân cây trong khắp khu rừng. Các thiết bị định vị và la bàn không thể hoạt động trong rừng Aokigahara. Những cư dân địa phương cho biết, họ vẫn thường xuyên nhắc nhở những ai đến đây đều phải cẩn thận khi đi vào rừng, kể cả từ những người thợ săn cho đến những người có ý định không bao giờ muốn quay trở lại.

Thật đáng tiếc là chúng không có hiệu lực mấy đối với những người đã đặt chân đến nơi này.
Từ khóa: 

aokigahara

,

nhật bản

,

lịch sử