Kĩ năng deal lương trong khi xin việc?

  1. Kỹ năng mềm

Đứng trước nhà tuyển dụng, khi được offer mức lương thấp hơn mong muốn, bạn sẽ từ chối thế nào cho hợp lý và đưa ra mức lương mong muốn của mình cho thuyết phục nhất? Mình là first-jobber, chưa có kinh nghiệm nên từng bị nhà tuyển dụng dồn và gài vào thế phải nhận lương "siêu" thấp so với mặt bằng chung. Lí do họ đưa ra là: "Em mới ra trường, đừng nên đòi hỏi lương vội, cái quan trọng là học hỏi."

Mình đưa ra câu hỏi này trong trường hợp bạn biết rõ năng lực của mình và tầm lương mình nên được nhận để xứng đáng với năng lực đó. Chứ kiểu làm được 1 mà đòi 10 thì không tính nha.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Với mình thì đơn giản, khi apply vị trí vào 1 cơ sở. Mình đã nghiên cứu cơ sở đó từ những dữ liệu online
- Phân tích khả năng, kinh nghiệm, năng lực mình phù hợp k, nếu oki get go
- Đến phỏng vấn, tự tin trao đổi với người tuyển dụng, và sau tất cả 1 câu hỏi đại loại : Yêu cầu của cơ sở/cty/hệ thống với vị trí mình đảm nhận ntn sau 1 tháng - 2,3 tháng...
- Xin 1 phút suy nghĩ, nhảy số (khả năng mình đảm bảo, phấn đấu nỗi k). Đàm phán lương + thu nhập luôn. Dù đã có khung lương.
Yes/No : in or out. Done

Trả lời

Với mình thì đơn giản, khi apply vị trí vào 1 cơ sở. Mình đã nghiên cứu cơ sở đó từ những dữ liệu online
- Phân tích khả năng, kinh nghiệm, năng lực mình phù hợp k, nếu oki get go
- Đến phỏng vấn, tự tin trao đổi với người tuyển dụng, và sau tất cả 1 câu hỏi đại loại : Yêu cầu của cơ sở/cty/hệ thống với vị trí mình đảm nhận ntn sau 1 tháng - 2,3 tháng...
- Xin 1 phút suy nghĩ, nhảy số (khả năng mình đảm bảo, phấn đấu nỗi k). Đàm phán lương + thu nhập luôn. Dù đã có khung lương.
Yes/No : in or out. Done

Dưới đây là kinh nghiệm của mình:
1. Hãy tìm hiểu thật kỹ công việc mà bạn ứng tuyển: thông tin công ty, môi trường làm việc, văn hóa…
2. Khai thác thông tin từ nhân viên trong công ty từ người quen hoặc trên các diễn đàn việc làm hoặc từ HR (nếu có thể): khối lượng công việc, vị trí này là thay thế hay mới, công việc có phải làm thêm giờ hay không. 
3. Tham khảo mức lương thị trường và tự đánh giá năng lực bản thân và định giá. Có câu: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. 
4. Trong lúc deal nên deal cao hơn mức lương mong muốn khoảng 10-20%. Ví dụ mong muốn mức lương 10 triệu hãy chia sẻ với NTD là tôi muốn 12 triệu. Lưu ý không đưa ra con số ngoài khung lương đã đề ra trong JD. Nếu JD ghi mức lương từ 8-12 triệu tuyệt đối ko deal >12 triệu. 
5. Lưu ý phân biệt rõ ràng lương gross và lương net. Nếu không thuộc các bộ phận như có chính sách tính lương dựa trên doanh thu thì nên deal theo lương net. 
Mình nghĩ nếu đi làm chưa lâu, chưa biết năng lực mình so với thị trường ra sao thì cách tốt nhất đi phỏng vấn cứ khoan share mức mong đợi đi. Đến vòng cuối sau khi hỏi đủ được mọi dữ kiện (khối lượng và tính chất công việc, văn hóa,...) từ các vòng trước thì cứ mạnh dạn deal max range thôi. Vì:
=> Đến vòng cuối thì chứng tỏ bạn có gì đó nhà tuyển dụng quan tâm
=> Nếu họ thực sự muốn mình thì dù mức bạn mong đợi over-budget họ vẫn sẵn sàng deal. Họ có thiện chí deal với mình thì đây có thể là dấu hiệu công ty thực sự cần người vào giải quyết vấn đề của họ
=> Nếu họ ép lương bạn (dù trong range) thì họ cũng chẳng cần người giỏi đến vậy. RED FLAG.
=> Tất nhiên đừng quên đề cập "Negotiable". Tránh việc NTD từ chối mình cho 1 người khác phù hợp không kém với mức expect thấp hơn.
Sau 1 vài lần cũng ngáo ngơ thì mình rút ra được vậy.

Theo ý kiến của anh là như này:

Vậy em hãy hỏi lại mình: mình cống hiến ở đây, bao lâu nữa thì lên lương, cơ hội thăng tiến như thế nào? Có tình trạng 4E " hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ" và 5C " con cháu các cụ cả" không, từ đó em có thể biết mình sẽ làm gì tiếp,

Còn với suy nghĩ: " e chưa có kinh nghiệm" thì làm ở đây cho e thêm kinh nghiệm đi. Chọn lựa là do em, anh chỉ tham gia ý kiến như vậy.

Nếu bạn không thấy đề nghị của nhà tuyển dụng là hợp lý thì bạn có thể từ chối, đàm phán (deal) bản chất là như vậy. Chẳng ai có thề gài bạn cả. Giá trị của bạn không nằm ở việc các bạn của bạn đang có mức lương bao nhiêu, bằng cấp tốt như thế nào, sự tự tin của bạn cao hay thấp, cũng không nằm ở việc bạn kỳ kèo hay deal với nhà tuyển dụng khéo như thế nào? Nó nằm chính ở khả năng tạo ra giá trị, mức độ đóng góp của bạn cho tổ chức mà bạn đang tham gia.

Với first-jobber đúng là mức lương không quá quan trọng. Việc xuất phát với 1 mức lương thấp hơn, nhưng điều kiện học tập tốt hơn vẫn là điều nên làm. Tìm kiếm 1 môi trường vừa có thu nhập tốt, vừa có điều kiện học tập tốt (và phù hợp), có cơ hội thăng tiến tốt là không dễ dàng, và có thể bạn không được những nơi đó chọn lựa.

Người Việt mình có điểm dở là ít khi dám đấu tranh trực diện (Đã nghiện lại còn ngại). Nếu bạn thấy offer thấp hơn kỳ vọng thì có thể nói thẳng mức bạn muốn. Nếu đã thấy mình đã đóng góp tốt mà chưa được ghi nhận phù hợp thì hãy đề xuất tăng lương. Không nên nhận lời nếu mình chưa thoải mái. Càng không nên làm việc với quá nhiều sự ấm ức trong lòng.

Mình không muốn chia sẻ với bạn về kỹ năng deal lương, vì đây không nên là việc bạn phải làm nhiều lần, hãy hiểu đúng là làm đúng, sẵn sàng đối mặt thay vì vận dụng nhiều kỹ xảo.

Kinh nghiệm của chị từ trước tới h khi deal lương lun là:

  • Ko chỉ cân nhắc dựa trên lương, cân nhắc dựa trên cả môi trường làm việc, văn hóa + chính sách đãi ngộ; đặc biệt quan tâm nhất là sếp trực tiếp
  • Sau khi cần nhắc các vấn đề trên thì sẽ đặt ra câu hỏi:
  1. Benefit tối thiểu em cần phải nhận được là bao nhiêu?
  2. Nếu mức lương offer thấp hơn mức kỳ vọng, thì tiêu chí tiếp theo cân nhắc là gì? Sếp có giỏi ko - làm việc với sếp bạn có thể tích lũy kỹ năng, giúp con đường nghề nghiệp của bạn tiến lên ntn? Môi trường & văn hóa làm việc có trẻ, năng đông, có thử thách và tạo cho mình cơ hội phát triển k. Chính sách thăng tiến & promote như thế nào --> Tất nhiên thường chỉ cân nhắc thêm đc 1-2 tiêu chí thôy, vì mình ko đủ thông tin để trả lời hết được

Ở tình huống là 1st jobber, vấn đề lớn nhất là em clear được mục tiêu khi mình lựa chọn một công việc là gì:

  • Lương/ benefit ngay lập tức
  • Cơ hội trải nghiệm, học hỏi

Ai cũng muốn cả hai, nhưng tại mỗi thời điểm cần có việc ưu tiên cái gì là quan trọng nhất để lựa chọn.

Kinh nghiệm của chị là cứ cống hiến, khi em proven bằng giá trị em đem lại thì sếp cần em, doanh nghiệp cần em nên chắc chắn phải có chính sách tốt và hợp lý thôy.

Câu trả lời của mình từ xưa đến nay luôn là: "đây là mức em cần để duy trì cuộc sống, giúp em cống hiến tốt nhất và tập trung nhất cho công việc công ty. nếu anh chị cảm thấy không hợp lý, muốn giảm mức này, em vẫn có thể làm việc, tuy nhiên khi đó em sẽ cần các nguồn thu từ công việc bên ngoài để đảm bảo được điều kiện sống của mình."

Mình coi lương là để duy trì cuộc sống (ăn, mặc, chơi, đầu tư vào bản thân ví dụ như học, chăm sóc sức khỏe, y tế...) chứ không phải làm giàu. Nếu giá trị lao động của mình tăng dần (vất vả hơn, suy nghĩ nhiều hơn..), thì mình cũng cần tăng điều kiện duy trì (ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn), thì mình sẽ cần mức lương cao hơn.