Kinh Xuân Thu là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong đạo Thầy hay nói tới kinh Xuân Thu. Kinh Xuân Thu 春秋 là một trong sáu kinh của Nho Gia (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu). - Thiên Thiên Hạ trong sách Trang Tử Nam Hoa Kinh chép: “Thi để dẫn dắt ý chí, Thư để dẫn dắt công việc, Lễ để dẫn dắt hành vi, Nhạc để hòa, Dịch để hiểu âm dương, Xuân Thu để nói về danh phận. Sáu thứ này là sáu môn học mà Nho Gia đem ra giảng dạy cho người ta.” - Đời Hán, sử gia Tư Mã Thiên 司馬遷 (145-86 trước Công Nguyên) cho rằng Đức Khổng Tử soạn bộ kinh này: “Khổng Tử dựa vào sử ký mà soạn bộ Xuân Thu, chép từ đời vua Ẩn Công (722-712) đến năm 14 đời vua Ai Công (tức năm 481 trước Công Nguyên) của nước Lỗ 魯, gồm mười hai đời vua.” - Thế nhưng, hiện nay các học giả đều cho rằng sáu kinh này không phải Đức Khổng Tử trứ tác, ngài chỉ sửa sang tu bổ sáu kinh có sẵn từ trước mà thôi. Sáu kinh ấy vốn là các môn học của giới quý tộc. Đức Khổng Tử là người đầu tiên đem sáu kinh ấy ra giảng dạy cho thường dân. - Kinh Xuân Thu thực chất là sách sử của nước Lỗ, cũng như các sách sử nước khác trong thời Xuân Thu (770-476 trước Công Nguyên). Các vua nước Lỗ là dòng dõi của Chu Công và Lỗ là nước có lễ nghĩa, có lẽ thế mà kinh Xuân Thu của nước Lỗ chân thực hơn các bộ sử của các nước khác. - Đến đời Hán, Nho học độc tôn, địa vị Đức Khổng Tử và giá trị kinh điển Nho Gia càng được nâng cao. Khoảng năm 136 trước Công Nguyên, Đổng Trọng Thư 董仲舒 (179?-104?) dâng đối sách lên vua: “Xuân Thu là bộ sách thâu tóm tất cả. Nó là lẽ thường của trời đất, là nghị luận thông suốt xưa nay. Nay các thầy có đạo khác nhau, mọi người ngôn luận khác nhau, trăm nhà khác nẻo, ý chỉ bất đồng. Vì vậy trên không có người giữ mối thống nhất, pháp chế thay đổi mấy lần, kẻ dưới không biết đâu mà theo. Cứ ý của ngu thần thì bất cứ khoa gì không thuộc lục kinh, không phải học thuật của Đức Khổng Tử thì cứ diệt chúng đi, không cho bành trướng. Những thuyết tà vạy mà dứt rồi thì mới có thống nhất, pháp độ mới rõ ràng, dân mới biết nên theo về đâu.” (Tiền Hán Thư, quyển 56, Đổng Trọng Thư Truyện).
Trả lời
Trong đạo Thầy hay nói tới kinh Xuân Thu. Kinh Xuân Thu 春秋 là một trong sáu kinh của Nho Gia (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu). - Thiên Thiên Hạ trong sách Trang Tử Nam Hoa Kinh chép: “Thi để dẫn dắt ý chí, Thư để dẫn dắt công việc, Lễ để dẫn dắt hành vi, Nhạc để hòa, Dịch để hiểu âm dương, Xuân Thu để nói về danh phận. Sáu thứ này là sáu môn học mà Nho Gia đem ra giảng dạy cho người ta.” - Đời Hán, sử gia Tư Mã Thiên 司馬遷 (145-86 trước Công Nguyên) cho rằng Đức Khổng Tử soạn bộ kinh này: “Khổng Tử dựa vào sử ký mà soạn bộ Xuân Thu, chép từ đời vua Ẩn Công (722-712) đến năm 14 đời vua Ai Công (tức năm 481 trước Công Nguyên) của nước Lỗ 魯, gồm mười hai đời vua.” - Thế nhưng, hiện nay các học giả đều cho rằng sáu kinh này không phải Đức Khổng Tử trứ tác, ngài chỉ sửa sang tu bổ sáu kinh có sẵn từ trước mà thôi. Sáu kinh ấy vốn là các môn học của giới quý tộc. Đức Khổng Tử là người đầu tiên đem sáu kinh ấy ra giảng dạy cho thường dân. - Kinh Xuân Thu thực chất là sách sử của nước Lỗ, cũng như các sách sử nước khác trong thời Xuân Thu (770-476 trước Công Nguyên). Các vua nước Lỗ là dòng dõi của Chu Công và Lỗ là nước có lễ nghĩa, có lẽ thế mà kinh Xuân Thu của nước Lỗ chân thực hơn các bộ sử của các nước khác. - Đến đời Hán, Nho học độc tôn, địa vị Đức Khổng Tử và giá trị kinh điển Nho Gia càng được nâng cao. Khoảng năm 136 trước Công Nguyên, Đổng Trọng Thư 董仲舒 (179?-104?) dâng đối sách lên vua: “Xuân Thu là bộ sách thâu tóm tất cả. Nó là lẽ thường của trời đất, là nghị luận thông suốt xưa nay. Nay các thầy có đạo khác nhau, mọi người ngôn luận khác nhau, trăm nhà khác nẻo, ý chỉ bất đồng. Vì vậy trên không có người giữ mối thống nhất, pháp chế thay đổi mấy lần, kẻ dưới không biết đâu mà theo. Cứ ý của ngu thần thì bất cứ khoa gì không thuộc lục kinh, không phải học thuật của Đức Khổng Tử thì cứ diệt chúng đi, không cho bành trướng. Những thuyết tà vạy mà dứt rồi thì mới có thống nhất, pháp độ mới rõ ràng, dân mới biết nên theo về đâu.” (Tiền Hán Thư, quyển 56, Đổng Trọng Thư Truyện).