Làm sao để cầm được nước mắt một cách dễ dàng?

  1. Tâm lý học

Mình là một người rất dễ khóc, khi ai đó to tiếng hoặc hiểu lầm mình thì mình lại càng dễ rơi nước mắt hơn. Đôi khi mình rất khó để kìm nén lại :((

Từ khóa: 

tâm lý học

Khóc thì sẽ giải tỏa được mọi ấm ức chứ. Nếu bạn cứ kìm nén, sự tủi thân đó sẽ lớn dần lớn dần và chỉ càng khiến bạn tổn thương. Mình cũng dễ khóc như bạn vậy, ai đó hét to với mình là nước mắt cứ trào xuống không thôi. Khóc sẽ nhẹ đi biết bao nhiêu. Nhưng mà, đôi khi không phải cứ khóc là giải quyết được mọi vấn đề, chúng ta lớn rồi chứ không phải trẻ con cho kẹo là nín. Mình hay nhắm mắt hoặc hít một hơi dài, nhiều lúc sẽ quay phắt đi rời khỏi cuộc trò chuyện làm mình tổn thương - cách này hơi trẻ con nên khuyên bạn đừng làm theo, hãy giải quyết vấn đề gây hiểu nhầm trước đi rồi khóc sau vẫn chưa muộn, lúc này là khóc vì vui đóo

Trả lời

Khóc thì sẽ giải tỏa được mọi ấm ức chứ. Nếu bạn cứ kìm nén, sự tủi thân đó sẽ lớn dần lớn dần và chỉ càng khiến bạn tổn thương. Mình cũng dễ khóc như bạn vậy, ai đó hét to với mình là nước mắt cứ trào xuống không thôi. Khóc sẽ nhẹ đi biết bao nhiêu. Nhưng mà, đôi khi không phải cứ khóc là giải quyết được mọi vấn đề, chúng ta lớn rồi chứ không phải trẻ con cho kẹo là nín. Mình hay nhắm mắt hoặc hít một hơi dài, nhiều lúc sẽ quay phắt đi rời khỏi cuộc trò chuyện làm mình tổn thương - cách này hơi trẻ con nên khuyên bạn đừng làm theo, hãy giải quyết vấn đề gây hiểu nhầm trước đi rồi khóc sau vẫn chưa muộn, lúc này là khóc vì vui đóo

Thực ra mình lại rất trân trọng việc bạn mau nước mắt, vì thực sự cuộc sống này con người ngày càng vô cảm.

Nên mình nghĩ cũng không cần phải sửa chữa gì chuyện ấy, chỉ là mình kiềm chế khóc đúng lúc đúng chỗ thôi, lúc nào cần rơi nước mắt, nước mắt vẫn vô cùng giá trị.

Mình có đọc ở đâu đó một câu là mỗi khi bạn khóc hãy ngước mặt lên trời, nước mắt sẽ rơi vào trong mà không rơi ra ngoài nữa, đôi lần mình thử, mình thấy cũng hiệu quả. Lúc ấy mình tự nhủ rằng, thôi đừng, đừng tự làm mình buồn nữa, cuộc sống này đã quá tệ với mình mà mình còn tệ với mình nữa thì không được, sau đó nín khóc, mỉm cười và kiếm một thứ gì đó khiến mình vui vẻ hơn.

Sự tự xoa dịu, tự an ủi và tự yêu lấy chính mình là chìa khoá giúp ta vượt qua những cơn xúc cảm bất chợt ấy.

Mik dường như k thể kìm nén đc nước mắt á, dễ khóc lắm. Đọc hay nghe 1 câu chuyện buồn, stress quá, hay mất thú cưng là k thể ngừng khóc. Có một lần vào một buổi trưa, mik mất đi con thỏ mà mik yêu quý nhất. Và chiều hôm đó, dù đã đến trường, cố kìm nén nhưng trong lớp học nước mắt vẫn trào ra. Nhưng nghe nói, nếu khóc thì không nên kìm nén lại, vì khóc sẽ khiến chúng ta nhẹ lòng hơn, nước mắt sẽ mang đi phần nào nỗi đau, nỗi buồn của bạn. Bạn không cần phải tỏ ra mạnh mẽ, nếu buồn thì cứ khóc thôi. Nhưng nếu thật sự cần kìm nén, hãy nhắm mắt vào, hít thở sâu, hay nghĩ đến một vấn đề, 1 câu chuyện nào đó vui hơn.

Bạn bỏ nước mắt vào tủ đông cho đông cứng lại rồi cầm thôi :))))

Đùa chứ, bạn nhạy cảm thì muốn cầm nước mắt thì phải biết kiềm chế bản thân thôi. Kiềm chế thế nào thì đơn giản là "gồng" lên thôi, cái này bạn phải tự tập lấy. Có rất nhiều cách nhưng cái nào cũng đòi hỏi bạn phải kiềm chế được cảm xúc chính mình thôi. Giữ được cảm xúc là đc.

Ngoài ra bạn có thể thử Yoga hoặc Thiền, nó giữ tâm hồn thư thái sẽ dễ dàng hơn cho việc điều khiển bản thân.

Bạn có thể xem thêm quyển Cái Dũng của Thánh Nhân của cụ Nguyễn Duy Cần, có vẻ cũng khá khù hợp.

Mình lại mong mình có thể mau nước mắt lại như bạn. Hồi nhỏ mình cũng ước được trở nên mạnh mẽ hơn, mà trong suy nghĩ của mình mạnh mẽ là không được khóc. Vì thế bất cứ khi nào mình sắp khóc là mình cứ nín. Và đó cũng là một trong những nguyên do đưa đẩy mình đến bệnh tâm lý trọn đời, và một quãng đường dài để thật sự cảm thấy ổn với bản thân. Vậy nên đừng vì người khác chê cười mà nghĩ xấu về sự mít ướt của mình nha bạn! Bạn cũng không cần gạt đi nước mắt để tỏ ra là mình mạnh mẽ, chỉ cần khóc xong, lau đi và vui vẻ sống tiếp cuộc đời mình, ấy là điều tuyệt vời nhất và kiên cường nhất trong cuộc đời này rồi!

Khi nào bạn cảm thấy quá xấu hổ, bạn sẽ tự biết cách để lần sau kìm 1 cách dễ dàng hơn nha! 

Bạn hãy thử được huấn luyện trong môi trường nghiêm khắc và địa ngục như ra chiến trường, bị đánh đập tổn thương đến ko còn cảm thấy đau đớn nữa tự khắc nước mắt ko trào ra nữa đâu. Nhưng rồi trái tim cũng sẽ lạnh tanh vì những gì đã được huấn luyện và trãi qua.
Đó là những trường hợp của những người bị ám ảnh tâm lý vì một tình huống nào đó hoặc có tuổi thơ ko có tình thương. Đương nhiên áp dụng cách này thì nó rất tiêu cực nhưng lại hiệu quả nhanh chóng. 
Nói chứ, bạn luyện suy nghĩ nhiều lên, lí trí hơn trong các tình huống thì lúc đó cảm xúc cân bằng thì sẽ ko còn xúc động thái quá nữa. 

Nếu bạn là phụ nữ thì đàn ông lại theo đuổi rất nhiều đó. Bởi vì những người phụ nữ hay khóc vì sự yếu đuối khiến đàn ông thể hiện được chất nam tính, được sống trong cảm giác che chở người khác giới. Bởi vậy mà dễ khóc cũng là một thế mạnh của phụ nữ. Tuy nhiên khi có gia đình con cái thì bớt bớt lại hộ vì tính cách này dễ lây.

Để cầm được nước mắt một cách dễ dàng, bạn cần có những tác động về mặt thể chất.

- Chuyển động mắt để ngăn nước mắt. Nếu bạn đang ở trong tình huống khiến bạn muốn khóc nhưng bạn lại không muốn thể hiện cảm xúc trước mặt người khác, chuyển động mắt có thể giúp bạn ngăn nước mắt lại. Một vài nghiên cứu đã cho thấy việc chớp mắt có thể ngăn được dòng nước mắt.Chớp mắt vài lần để đôi mắt không còn ngấn nước mắt.

  • Đưa mắt qua lại hoặc đảo mắt vài lần. Tất nhiên, có thể bạn chỉ muốn làm vậy khi không bị ai nhìn. Bên cạnh việc đánh lạc hướng bản thân mình (vì bạn đang phải tập trung vào việc chuyển động đôi mắt), việc này cũng khiến mắt bạn không ngấn nước mắt nữa.
  • Hãy nhắm mắt vào. Nhắm mắt khiến bạn có thời gian định hình xem chuyện gì đang xảy ra. Vừa nhắm mắt vừa hít thở sâu sẽ giúp bạn bình tâm lại và tập trung nín khóc

- Tập trung hít thở. Khóc là một phản ứng của cơ thể khi cảm xúc bị đẩy lên cao trào. Hiệu quả của việc hít thở sẽ giúp bạn ngăn bản thân mình bật khóc.Có thể bạn vừa nhớ lại một kỉ niệm buồn, bạn vừa chia tay người yêu hoặc có chuyện kinh khủng vừa xảy ra với bạn. Khiến bản thân bình tĩnh là một bước quan trọng trong việc ngăn nước mắt trào ra. Tập trung vào việc hít thở như khi ngồi thiền sẽ giúp bạn điều khiển được cảm xúc và cảm thấy thanh thản trong lòng.

  • Khi cảm thấy nước mắt sắp trào ra, hãy hít vào thật sâu và chậm rãi bằng mũi, sau đó thở ra thật chậm bằng miệng. Động tác này sẽ làm trôi “cục nghẹn” ở cổ khi bạn sắp bật khóc và khiến suy nghĩ lẫn cảm xúc của bạn được ổn định.
  • Hãy đếm đến 10. Hít vào bằng mũi mỗi khi đếm một con số. Thở ra bằng miệng khi đếm xong một con số. Việc đếm số sẽ giúp bạn tập trung vào hít thở thay vì chuyện khiến bạn muốn khóc.
  • Thậm chí chỉ cần một lần hít thở sâu cũng sẽ làm bạn bình tâm lại khi bạn đang gặp chuyện không vui. Hít vào một hơi thật sâu, giữ hơi thở một lát, và thở ra. Lúc đó, hãy chỉ tập trung vào luồng khí ra vào lá phổi của mình. Hít thở sâu cũng sẽ giúp bạn có giây phút bình tĩnh lại trước khi đối mặt với nguyên nhân gây ra nỗi buồn.

- Đánh lạc hướng bản thân bằng cách thực hiện một vài động tác. Khi sắp khóc, bạn nên tập trung vào những việc khác. Thực hiện một số động tác nhỏ để đánh lạc hướng bản thân cũng là một cách để thôi khóc.

  • Bắt chéo chân hoặc nắm hai tay vào nhau. Bạn nên nắm đủ chặt để tạm quên đi lý do khiến bạn muốn khóc.
  • Cầm nắm một thứ gì đó, có thể là một món đồ chơi xả stress, một cái gối, vạt áo hoặc tay của người thân.
  • Ấn lưỡi lên phần vòm miệng hoặc lên răng.

- Thả lỏng cơ mặt. Nhíu lông mày và nhăn mặt sẽ khiến bạn dễ khóc hơn vì vẻ mặt thực sự có gây ảnh hưởng tới cảm xúc. Để khiến bản thân không khóc, hãy tạo ra một vẻ mặt bình thản trong mọi tình huống khiến bạn không vui. Hãy giãn lông mày ra và thả lỏng các cơ quanh miệng để trông bạn không có vẻ gì là đang buồn bực.

  • Nếu tình huống cho phép hoặc khi bạn có thể bỏ đi đâu đó một lúc, hãy thử mỉm cười. Vài nghiên cứu cho thấy mỉm cười có thể làm thay đổi tâm trạng theo chiều hướng tích cực ngay cả khi bạn cảm thấy không muốn cười

- Loại bỏ cảm giác nghẹn giọng. Một trong những việc khó nhất khi ngăn bản thân bật khóc chính là vượt qua cảm giác bị nghẹn trong cổ họng – cảm giác xảy ra khi bạn muốn khóc. Khi cơ thể nhận được tín hiệu căng thẳng, hệ thần kinh sẽ phản ứng lại bằng cách mở rộng khe thanh môn – phần cơ trong cổ họng có chức năng tạo ra âm thanh. Khi khe thanh môn mở, bạn sẽ có cảm giác nghẹn khi nuốt.

  • Uống một ngụm nước để làm dịu cảm giác nghẹn do khe thanh môn bị mở. Nước sẽ làm giãn các cơ ở cổ họng (và khiến bạn bình tĩnh lại.)
  • Nếu lúc đó không có nước, hãy hít thở đều đặn và nuốt nước bọt vài lần. Hít thở sẽ giúp bạn thư giãn, nuốt chậm sẽ thông báo cho cơ thể bạn biết rằng không cần phải mở khe thanh môn nữa.
  • Ngáp. Ngáp sẽ khiến các cơ trong họng được thả lỏng, như vậy, nó cũng giúp làm dịu cảm giác nghẹn ngào trong họng khi khe thanh môn bị mở.

Chào bạn, mình nghĩ đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể, mà đã là phản ứng tự nhiên thì kiểm soát nó một cách dễ dàng là điều tương đối khó.

Tuy nhiên, việc chúng ta rơi nước mắt trước đúng người, đúng việc sẽ khiến chúng ta đỡ lãng phí những giọt nước mắt ấy hơn.

Đó là lý thuyết còn mình tin khi thực hành dần dần bạn sẽ tìm ra được thêm các cách khác nhau.

Chúc bạn luôn có sự cân bằng giữa nước mắt và nụ cười.