Làm sao để dân du lịch bớt xả rác?

  1. Kiến thức chung

Bức ảnh mới đây gây xôn xao mạng xã hội vì không ai còn nhận ra đây là đảo Bình Ba. Vài bình luận cho rằng đây chỉ là một góc nhỏ, vẫn còn nhiều nơi khác đẹp và sạch hơn. Tuy nhiên nhìn lại vẫn thấy đây là một khu vực ô nhiễm rộng lớn mà khách du lịch để lại.

Còn nhớ hồi tết dương lịch khoảng 2h sáng, mình chạy ngang đường Nguyễn Huệ và cảm thấy kinh hoàng vì khung cảnh tan hoang chẳng khác gì có bão vừa đi qua. Cả đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Huệ bấy giờ toàn rác là rác, rất nhiều rác nữa là đằng khác.

Làm sao để dân mình ý thức hơn nhỉ? Mỗi người chỉ việc tự vứt rác của mình mang bỏ vào thùng mà khó đến vậy sao?

49614578_2346463155638032_8668101253030477824_n
Từ khóa: 

môi trường

,

ô nhiễm môi trường

,

du lịch bền vững

,

xả rác

,

kiến thức chung

Bố chí thật nhiều thùng rác tại những địa điểm đông người. Thường xuyên bố chí nhân viên vệ sinh theo ca.

Nước ngoài người ta cũng chỉ làm đến thế. Nói về ý thức cũng cần nói về hoàn cảnh.

Trả lời

Bố chí thật nhiều thùng rác tại những địa điểm đông người. Thường xuyên bố chí nhân viên vệ sinh theo ca.

Nước ngoài người ta cũng chỉ làm đến thế. Nói về ý thức cũng cần nói về hoàn cảnh.

Kêu gọi ý thức gần như tuyệt vọng.

Theo mình nên có chế tài đủ mạnh với các khung phạt hành chính. 

Góc độ quản lý cần quyết tâm chỉ đạo và thực hiện đến cùng, có tiêu chí đánh giá hiệu quả dài hạn thay vì ra quân rầm rộ, làm hình ảnh ngắn hạn.

Kết hợp các ý tưởng từ các bình luận phía dưới với cái này nhé:

Cái gì chứ đừng nói ý thức với dân mình. Cái tư tưởng tiểu nông, khôn lỏi, chỉ thấy cái lợi trước mắt của mình nó ăn sâu vào máu rồi. Và cái đáng sợ hơn là rất nhiều thành phần kể cả trẻ lẫn già vẫn cho rằng thế là hay, là thông minh và tự hào về nó.

Muốn cải thiện tình hình thì đừng có dựa vào ý thức hay vận động cái gì cả, chỉ có phạt, phạt thật nặng thì mới có tác dụng. Như ở Sing ném rác bừa bãi bắt được phạt mấy k trump, chúng ta nghèo thì cứ phạt 1, 2 củ gì đấy 1 lần cũng được. Ko có tiền nộp thì cho đi dọn rác thay cho tiền phạt. Đảm bảo tình trạng cải thiện đáng kể. 

Có ai nghĩ đến cách đặt thùng rác ở khắp mọi nơi với tần suất dày thật dày không? Dày đến mức mà muốn vứt ra ngoài còn khó hơn là vứt vào trong thùng rác luôn ấy :))))

Đùa thôi, chứ thật ra mình nói... thật đấy chứ. Kêu gào ý thức bằng miệng như tất cả các cách đang làm thì không ăn thua đâu. Vì bản chất là bây giờ người ta muốn vứt rác thì cũng làm gì có thùng rác mà vứt (mình đang zoom to hình ra để tìm xem trong tấm ảnh ở trên thì cái thùng rác nằm ở đâu đấy? Làm gì có đúng không?)

À, hoặc là có ai đó "đốt tiền" đứng ra thu mua rác với giá thật cao, như vậy là tự ắt sẽ có "đội nhóm" tự động nhặt hết rác thôi. Cái này thì mình nói.........đùa đấy.

Nhưng chung quy là đang có ít thùng rác hơn số rác, nên cách đầu tiên phải là tăng số lượng thùng rác lên. Sau đó mình nghĩ là nên chuyển hướng kêu gọi hô hào đơn thuần, sang một cơ chế win-win nào đó.

Một lần đến Bình Ba, bãi biển như bãi rác. Ko biết du khách mấy phần và ng dân mấy phần. Nhưng chính quyền nên có các biện pháp cả rắn cả mềm.

Vận động kêu gọi, giáo dục ý thức ko xả rác. Việc hầu như lúc nào cũng đc nhắc tới, cái này cần thiết và ko cần phải nói nhiều.

Trang bị thùng rác, ko có thùng rác thì đừng nói đến chuyện bỏ rác vào thùng.

Dọn dẹp. Bạn vứt rác xuống 1 nền nhà sạch bóng với 1 nền nhà đầy rác thì cái nào chùn tay hơn? Và ko phải dọn dẹp 1 lần mà phải thường xuyên có ng dọn hằng ngày hằng giờ.

Vận động ng dân, nhất là các hộ kinh doanh mà có thể tạo ra nhiều rác như dịch vụ ăn uống, nhắc nhở du khách và tự động dọn dẹp sạch sẽ khu vực buôn bán của mình.

Có chế tài xử lý mạnh tay. Đối với du khách thì có thể nhắc nhở hoặc từ chối dịch vụ, đối với ng dân thì cảnh cáo nhắc nhở, đối với các hộ kinh doanh ko cần biết, để rác tràn lan thì cảnh cáo, phạt, hoặc "cho nghỉ bán" luôn là xong.

Và cuối cùng, phải có ng thường xuyên kiểm tra, và - khó nhất - xử lý sai phạm. 

Tất nhiên là phải quyết liệt, lâu dài. Làm tốt thì vài tháng là cải thiện ngay thôi.