Làm sao để viết hài hước mà không bị lố và kém duyên?

  1. Kỹ năng mềm

Mình là người làm sáng tạo nội dung, lại có sở thích chơi chữ và sử dụng văn phong hài hước. Việc dùng câu đùa trong bài viết dường như trở thành thói quen của mình khi viết bài. Yếu tố gây cười luôn dễ thu hút người đọc, đôi khi khiến họ “đã” trong cảm xúc khi lướt tới những dòng đó. Tuy nhiên, làm nhiều sai nhiều, cách viết của mình không ít lần bị ném đá, hoặc thậm chí bị cho là nhạt nhẽo, vớ vẩn. Đó là lúc mình bị rơi vào trạng thái: LỐ. Vậy làm sao để sự hài hước không trở thành lố và kém duyên?

https://cdn.noron.vn/2021/04/29/53981147315839633-1619687127.png

Đầu tiên, bạn cần hiểu đối tượng độc giả của bạn là ai. Đôi khi, có những thứ là “vi phạm” với người này nhưng chưa chắc đã “vi phạm” với người khác, hoặc “lành tính” với người này nhưng lại tiêu cực với người kia. Bạn cần nắm rõ người đọc nằm trong độ tuổi nào, trình độ học vấn, lối sống ra sao. “Hỏi em bận gì em lại bảo em bận đầm” sẽ phù hợp với người miền Nam hơn người Bắc (do người Bắc không dùng từ “bận” mà là “mặc”). Người vùng quê sẽ khoái những câu hài dân dã, đi thẳng vào vấn đề nhưng lại khiến người thành thị cảm thấy thô tục. Nhưng người thành phố có thể sẽ khác.

Thứ hai, mình nhận thấy có một vài chủ đề mà bạn cần cân nhắc kỹ để xây dựng nội dung hài hước, bao gồm: giới tính, chính trị, tôn giáo. Về giới tính, ví dụ câu đùa mình nhắc đến ở đầu bài viết có thể xem là sự xúc phạm phái đẹp. Ngoài ra, những ngôn từ như “bê đê, hai phai, xăng pha nhớt” khiến nhiều người thấy vui nhưng lại làm chạnh lòng các bạn trong cộng đồng LGBT. Chính trị thì luôn là đề tài nhạy cảm ở Việt Nam, đây là thứ có mức độ lành tính thấp nhất. Nếu vẫn muốn xây dựng ý tưởng hài hước trên chất liệu này, bạn cần phải vô cùng khéo léo và hiểu biết thật sâu rộng.  Tôn giáo là đức tin của mỗi người, nếu món hài không được thiết kế hợp lý, đủ để độc giả cảm nhận rằng không có sự ác tính ở đây thì sẽ giống như việc bạn đem niềm tin của người khác ra đùa cợt.

Thứ ba, bạn nên dành thời gian và thiết kế kỹ câu đùa của mình. Bản chất của ý tưởng hài hước là giải quyết sự căng thẳng. Câu đùa của bạn cần phải được kiểm soát nhằm đưa ra một vấn đề đủ căng để người đọc chú ý nhưng phải hạ cái căng đó ngay lập tức. “Ồ hoá ra nó như vậy thôi, chứ cứ tưởng...” là cảm xúc mà độc giả sẽ có được sau món hài của bạn, vừa tạo độ “lành tính”, không hại ai cả mà vẫn có yếu tố bất ngờ để “vi phạm”.

https://cdn.noron.vn/2021/04/29/53981147315839634-1619687147.png

Lấy ví dụ từ câu đùa bodyshaming kém duyên mà nhiều bạn nữ dễ gặp phải: 

“Nhiều đứa bảo mày 2 lưng?”

Bạn thử đảo 2 câu và sắp xếp lại câu từ để có thể khiến câu đùa trở thành một lời khen, kiểu như:

“Tao cũng nghĩ vậy, bởi vì ở góc độ nào chúng nó cũng chỉ đứng sau mày.”

Như vậy là bạn đã biến điểm yếu này thành điểm mạnh theo một góc nhìn mới và hài hước hơn, vô hình chung đã giải quyết được căng thẳng.

Hài hước nên là thứ giúp mọi người giãn cơ mặt và tăng sự tự tin, tích cực trong vấn đề được nhắc đến. Đừng biến những câu đùa của mình trở thành vũ khí công kích, đem đến tiêu cực cho chính độc giả của mình. Hãy bớt LỐ và KÉM DUYÊN!

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Hi Thi xinh đẹp,

Thi cho mình đọc những bài Thi viết hoặc Thi nhận định là "Hài hước, chơi chữ" được không? Mình thích đọc văn phong đấy lắm lắm. Thật sự luôn.

Cảm ơn Thi nhiều. Chúc Thi xinh đẹp rồi thì mạnh khỏe bình an nữa ^^

Trả lời

Hi Thi xinh đẹp,

Thi cho mình đọc những bài Thi viết hoặc Thi nhận định là "Hài hước, chơi chữ" được không? Mình thích đọc văn phong đấy lắm lắm. Thật sự luôn.

Cảm ơn Thi nhiều. Chúc Thi xinh đẹp rồi thì mạnh khỏe bình an nữa ^^