Làm thế nào để cân bằng bài toán giữa lao động tay chân và lao động trí óc?

  1. Hướng nghiệp

Xã hội phát triển, đời sống tài chính đi lên thì chúng ta càng muốn con cháu được học hành đầy đủ, làm chủ cả các kiểu. Tuy nhiên trong một xã hội mà tất cả đều muốn làm "thầy" thì đương nhiên chúng ta sẽ thiếu "thợ". Như bài báo sáng nay mình đọc có rất nhiều cử nhân loại giỏi Hàn Quốc sang nước ngoài tìm việc.

Cụ thể, một nhân viên tên Cho Min-kyong sở hữu tấm bằng kỹ sư từ một trong những trường đại học danh giá nhất của Hàn Quốc, một giải thưởng thiết kế thời sinh viên, và điểm tiếng Anh trình độ cao gần đạt tuyệt đối đã từ bỏ hy vọng tìm việc ở Hàn Quốc sau 10 lần bị nhà tuyển dụng từ chối trong năm 2016.

Làm thế nào để chúng ta cân bằng được yếu tố lao động tay chân và trí óc, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám?

Từ khóa: 

lao động

,

trí óc

,

tay chân

,

hướng nghiệp

Đầu tiên mình nghĩ tình trạng "không tuyển người giỏi" vào công ty có thể vì một số lý do:

  • Công ty/DN e ngại vì sẽ phải trả với mức lương "đắt"
  • Các nhà tuyển dụng cũng lo ngại người có năng lực cao thường hay bất mãn và không hài lòng với công việc của mình, có thể nảy sinh nhiều vấn đề nội bộ.

Trong trường hợp này mình nghĩ các ứng viên nên:

1. Hướng mục tiêu đến các công việc phù hợp

Hãy phỏng vấn xin việc những công việc thích hợp nhất với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn biết đấy, nhận được một công việc mà yêu cầu lại dưới tầm khả năng của bạn không hề dễ dàng hơn việc giành được một vị trí phù hợp và xứng đáng. Đừng lãng phí thời gian đi ứng tuyển những công việc nằm dưới/trên năng lực của mình vì HR sẽ có nhiều lý do để loại bỏ bạn!

Nếu cơ hội để có một công việc tốt như ý quá ít ỏi và xa vời, hãy xem xét tìm hiểu các ngành công nghiệp khác đòi hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng tương tự. Chuẩn bị một bản CV chỉn chu minh chứng cho các kỹ năng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng để thích ứng khi chuyển sang lĩnh vực mới. (Bạn có thể gặp chút khó khăn, nhưng cách làm này khả thi hơn mà không làm bạn tốn thời gian vô ích khi ứng tuyển vào các công việc dưới trình độ của mình).

2. Thỏa thuận rõ ràng về vấn đề lương lậu

Hãy đề nghị một mức lương bạn cảm thấy phù hợp với năng lực của mình, nhưng cũng nên chú ý đừng ba hoa chích chòe về khả năng của mình rồi deal lương lên cao vút, làm vậy thì dĩ nhiên, bạn sẽ không có cơ hội nào cả.

3. Có cam kết về thời gian

Một trong những vấn đề mà cả DN và HR lo ngại với các ứng viên xuất sắc và vì sợ họ gặp được một cơ hội mới thì sẽ ra đi. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu đối với cả đôi bên. Nếu là một người có bằng cấp, kinh nghiệm tốt thì khi có job ngon hơn hẳn sẽ rất muốn thử và trải nghiệm. Còn đối với DN thì lại sợ không đủ tốt để giữ chân người tài.

Khi bạn có dịp nói chuyện với ai đó về một cơ hội việc làm, bạn hãy nói rõ kế hoạch sẽ ổn định với công việc đó trong khoảng thời gian nhất định. Hãy cam kết để cho thấy cơ hội việc làm đó là một điểm đến, chứ không phải là nơi ghé chân cho công cuộc nhảy việc của bạn.

Hãy khiến nhà tuyển dụng tin rằng, với bạn đây là công việc phù hợp nhất. Các ứng viên luôn luôn giải thích vì sao mình là người phù hợp nhất cho công việc, điều này thậm chí càng quan trọng hơn đối với các ứng viên có năng lực vượt trội.

Mình vẫn tin rằng gió tầng nào gặp mây tầng đó, nếu môi trường trong nước không đáp ứng được thì sang nước ngoài là một cơ hội tốt mà, mình không ủng hộ việc bị "chảy máu chất xám" nhưng cũng không vì thế mà muốn ghìm chân bất cứ ai ở lại.

Trả lời

Đầu tiên mình nghĩ tình trạng "không tuyển người giỏi" vào công ty có thể vì một số lý do:

  • Công ty/DN e ngại vì sẽ phải trả với mức lương "đắt"
  • Các nhà tuyển dụng cũng lo ngại người có năng lực cao thường hay bất mãn và không hài lòng với công việc của mình, có thể nảy sinh nhiều vấn đề nội bộ.

Trong trường hợp này mình nghĩ các ứng viên nên:

1. Hướng mục tiêu đến các công việc phù hợp

Hãy phỏng vấn xin việc những công việc thích hợp nhất với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn biết đấy, nhận được một công việc mà yêu cầu lại dưới tầm khả năng của bạn không hề dễ dàng hơn việc giành được một vị trí phù hợp và xứng đáng. Đừng lãng phí thời gian đi ứng tuyển những công việc nằm dưới/trên năng lực của mình vì HR sẽ có nhiều lý do để loại bỏ bạn!

Nếu cơ hội để có một công việc tốt như ý quá ít ỏi và xa vời, hãy xem xét tìm hiểu các ngành công nghiệp khác đòi hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng tương tự. Chuẩn bị một bản CV chỉn chu minh chứng cho các kỹ năng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng để thích ứng khi chuyển sang lĩnh vực mới. (Bạn có thể gặp chút khó khăn, nhưng cách làm này khả thi hơn mà không làm bạn tốn thời gian vô ích khi ứng tuyển vào các công việc dưới trình độ của mình).

2. Thỏa thuận rõ ràng về vấn đề lương lậu

Hãy đề nghị một mức lương bạn cảm thấy phù hợp với năng lực của mình, nhưng cũng nên chú ý đừng ba hoa chích chòe về khả năng của mình rồi deal lương lên cao vút, làm vậy thì dĩ nhiên, bạn sẽ không có cơ hội nào cả.

3. Có cam kết về thời gian

Một trong những vấn đề mà cả DN và HR lo ngại với các ứng viên xuất sắc và vì sợ họ gặp được một cơ hội mới thì sẽ ra đi. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu đối với cả đôi bên. Nếu là một người có bằng cấp, kinh nghiệm tốt thì khi có job ngon hơn hẳn sẽ rất muốn thử và trải nghiệm. Còn đối với DN thì lại sợ không đủ tốt để giữ chân người tài.

Khi bạn có dịp nói chuyện với ai đó về một cơ hội việc làm, bạn hãy nói rõ kế hoạch sẽ ổn định với công việc đó trong khoảng thời gian nhất định. Hãy cam kết để cho thấy cơ hội việc làm đó là một điểm đến, chứ không phải là nơi ghé chân cho công cuộc nhảy việc của bạn.

Hãy khiến nhà tuyển dụng tin rằng, với bạn đây là công việc phù hợp nhất. Các ứng viên luôn luôn giải thích vì sao mình là người phù hợp nhất cho công việc, điều này thậm chí càng quan trọng hơn đối với các ứng viên có năng lực vượt trội.

Mình vẫn tin rằng gió tầng nào gặp mây tầng đó, nếu môi trường trong nước không đáp ứng được thì sang nước ngoài là một cơ hội tốt mà, mình không ủng hộ việc bị "chảy máu chất xám" nhưng cũng không vì thế mà muốn ghìm chân bất cứ ai ở lại.