Có nên làm một công việc mình không thích nhưng lương thưởng và đãi ngộ tốt không?

  1. Hướng nghiệp

Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh này chưa? Nếu có chia sẻ cùng mình nhé!

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Hồi sinh viên, anh hàng xóm của mình làm về kỹ thuật có chia sẻ đam mê thực sự của anh là thích đàn hát mà ổng hát hay thật cơ. Ổng bảo, làm việc mình giỏi để nuôi điều mình thích :) không ai bắt bạn chọn này bỏ kia, nhưng nên cố gắng cân đối cả hai đến khi nào việc bạn yêu thích có thể cho bạn một cuộc sống thoải mái 🥲 thoải mái về điều gì vật chất hay tinh thần thì là lựa chọn ở bạn ròi 🥲 
Trả lời
Hồi sinh viên, anh hàng xóm của mình làm về kỹ thuật có chia sẻ đam mê thực sự của anh là thích đàn hát mà ổng hát hay thật cơ. Ổng bảo, làm việc mình giỏi để nuôi điều mình thích :) không ai bắt bạn chọn này bỏ kia, nhưng nên cố gắng cân đối cả hai đến khi nào việc bạn yêu thích có thể cho bạn một cuộc sống thoải mái 🥲 thoải mái về điều gì vật chất hay tinh thần thì là lựa chọn ở bạn ròi 🥲 

Mình nghĩ chỉ có bản thân mới tự mình trả lời được câu hỏi này thôi vì mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau.

Thứ nhất, "Có nên làm một công việc mình không thích nhưng lương thưởng và đãi ngộ tốt không?" là câu hỏi khi bạn có thể lựa chọn giữa nó và một công việc khác, ví dụ một công việc bạn thích nhưng nó mang lại thu nhập thấp. Lúc này, cái ảnh hưởng đến quyết định của bạn nhiều nhất chính là "thu nhập thấp" kia liệu có đủ để thỏa mãn nhu cầu của bạn không (bao gồm chi tiêu cơ bản và khoản tích lũy dư ra). Nếu thu nhập đó thậm chí không đủ để chi tiêu cơ bản, tôi đoán chắc câu trả lời của tất cả mọi người hầu như sẽ là nên lựa chọn công việc thứ nhất. Còn nếu bạn không có lựa chọn công việc nào khác ngay từ đầu, hãy kiếm cho mình một lựa chọn thứ 2 trước.

Thứ hai, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bạn. Khi bạn còn trẻ, bạn có thể dành hết nỗ lực cho đam mê hay công việc, và không có quá nhiều sự quan tâm nào khác, ngoại trừ cuộc sống của bạn, khoản tích lũy cho tương lai,... Lúc này bạn hoàn toàn có thể trả lời "không" và đi tìm đam mê của bạn. Mặt khác, khi bạn đã có tuổi và lập gia đình, ba mẹ bắt đầu già đi, bạn sẽ chịu áp lực về kinh tế và gia đình rất nhiều, đòi hỏi bạn cần dành tài chính và thời gian của mình cho họ. Do đó, nếu đam mê của bạn tốn quá nhiều thời gian nhưng không tạo ra nhiều thu nhập, hãy cân nhắc.

https://cdn.noron.vn/2022/01/10/careerbiulder-1641811860.png

Vài suy nghĩ của mình gửi đến bạn, ý kiến cá nhân mình hãy lựa chọn công việc bạn giỏi nhất, chỉ cần làm tốt công việc của mình, bạn sẽ nhận lại được những điều xứng đáng

Lúc gặp khó khăn về tài chính và không có gia đình hậu thuẫn thì nên quá cứng nhắc. Bạn cần tiền để chi tiêu cuộc sống thì cứ làm và trong thời gian rảnh thì học hỏi những kỹ năng cần thiết để có được công việc ưa thích. Nhưng mà coi đó như một công việc tạm thời thôi
Còn nếu không đi làm mà vẫn có thể sống thoải mái thì cứ thoải mái ở nhà và tìm cơ hội phù hợp.
Không phải ai cũng có thể tìm được hoàn toàn với mong muốn. Vì vậy, “chán việc” là nỗi lòng không phải của riêng ai. Ban đầu, bạn nhận công việc với những hy vọng, hào hứng nhưng chỉ vào làm một hay năm hay thậm chí là vài tháng bạn đã cảm thấy chán ngán và muốn nghỉ việc. Tuy vậy, câu chuyện có nên nghỉ việc hay không cần phải được xem xét từ rất nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số câu hỏi cần trả lời khi bạn băn khoăn nên làm gì khi chán công việc hiện tại.

1. Lợi ích của công việc này là gì?

Như đã nói, gắn bó với công việc giống như việc gắn bó với bạn đời, trên hành trình bên nhau sẽ có lúc mâu thuẫn, cãi vã. Bạn sẽ chỉ nhớ về những điểm xấu xa, những mặt tiêu cực. mặt Hãy bình tâm lại và nghĩ về những điểm tích cực, những lợi ích mà công việc đem lại. Lợi ích không chỉ là về mặt kinh tế, lương bổng mà nó còn nằm ở môi trường làm việc, ở việc bạn có tiếp tục học hỏi được điều gì không, nếu tiếp tục ở lại, bạn có cơ hội để phát triển bản thân về chuyên môn, về cơ hội thăng tiến hay không.

2. Những lý do bạn chán việc có lớn hơn những lợi ích mà công việc hiện tại đem lại không?

Hãy đặt lên bàn cân so sánh lí do bạn ghét công việc với những lợi ích nó đem lại. Bạn có thể chia tờ giấy thành 2 cột và lần lượt đưa ra những gạch đầu dòng về mặt tích cực và tiêu cực của công việc hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn tư duy rõ ràng và công bằng hơn khi ứng xử với công việc bạn đang có.

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/oip-1641354172.jpg
Hãy cân nhắc kĩ trước khi ra quyết định

3. Nếu nghỉ việc bạn có tìm được công việc tốt hơn không?

Ngay cả khi bạn cảm thấy rất chán nản và chỉ muốn viết đơn xin nghỉ việc ngay lập tức thì bạn cũng cần nghĩ tới viễn cảnh sau khi nghỉ việc. Có lẽ đây cũng là câu hỏi khiến bạn chần chừ khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên việc nghĩ đến tương lai sau khi nghỉ việc không phải là để bạn cảm thấy bi quan rồi tiếp tục làm việc với tinh thần uể oải mà là để bạn cảm thấy mức độ cần thiết của công việc này. Nếu bạn thực sự vẫn cần công việc hiện tại, hãy tìm cách để “chung sống” hạnh phúc với nó.

4. Làm sao để yêu thích công việc hiện tại?

Trong trường hợp bạn đã tìm thấy công việc mới tốt hơn thì hiển nhiên việc ra quyết định sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nhưng nếu như bạn chưa tìm được công việc, thay vì tự hỏi “có nên nghỉ việc khi có việc làm mới” thì hãy tìm cách khơi dậy hứng thú làm việc của bản thân. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất như trang hoàng lại bàn làm việc tạo không khí mới. Sau đó, hãy thử tìm giải pháp cho những vấn đề bạn đang gặp phải. Ví dụ, nếu vấn đề của bạn là về mức lương, hãy đàm phán lại với quản lí, hãy thuyết phục họ rằng bạn xứng đáng với một mức lương cao hơn dựa vào cống hiến và năng lực của họ, chỉ ra cho họ thấy công ty sẽ mất thời gian và tiền bạc nhiều hơn để tìm được người thay thế bạn, hãy cùng nhau đàm phán để có lợi cho đôi bên.

https://cdn.noron.vn/2022/01/05/contentwriter1280x720-800-resize-1641354241.jpg
Hãy tìm cách “làm lành” với công việc của bạn

5. Nếu “chia tay” công việc hiện tại, tôi cần làm gì?

Nếu như bạn tìm mọi cách để yêu thích công việc hiện tại nhưng vẫn không có cách nào dung hòa, giải quyết được các vấn đề và quyết định “dứt áo ra đi” thì hãy dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn nếu chưa có công việc mới ngay. Sau đó, hãy nghĩ lại về việc bản thân mình thực sự yêu thích gì, bạn có muốn tiếp tục theo đuổi ngành nghề của mình không, bạn đã sẵn sàng để chuẩn bị cho một bước chuyển trong định hướng nghề nghiệp chưa.

------------

Tài liệu tham khảo:

Bạn có thể tham khảo thêm tại link: https ://timviec365.vn/blog/khi-phai-lam-cong-viec-khong-thich-ban-se-lam-gi-new2099.html [dấu cách xoá bớt chỗ https là truy cập được]

Mình cũng đã từng không hài lòng lắm khi làm ở công ty cũ vì 3 điều: đồng nghiệp, văn hóa công ty và công việc chưa thật sự quá thách thức với mình. Nhưng cũng như bạn, công việc mình làm lương khá cao. Áp lực thì thật ra cũng có nhưng đây không phải "kiểu áp lực" mà mình kỳ vọng.

Mình cũng đã lưỡng lự, phân vân trong một thời gian dài (3 tháng), đi hỏi bạn bè nhưng đa số khi nghe đến mức lương của mình mọi người đều khuyên ở lại =)))) Và mình lại cố thêm 1 tháng nữa. Kết quả chẳng đi đến đâu, mình không còn hứng thú trong công việc, tiền cũng không đủ để mình lấy làm động lực.

Và mình quyết định xin nghỉ việc ^^ Tính đến nay đã hơn nửa năm rồi và mình chợt nhận ra rằng: vừa làm công việc mình thích, vừa có lương cao vẫn sướng hơn chứ :))))) Ở ngoài kia có vô vàn công việc với mức lương hấp dẫn, sao phải cứ cố chấp ép buộc bản thân ở vị trí mà mình không thể tiếp tục cố gắng?

Chúc bạn sớm tìm ra giải pháp phù hợp!

Nếu là mình thì mình sẽ lãm công việc mình thích thôi vì đó là động lục giúp mình làm việc hiểu quả hơn. Còn những công việc mình không thích thì mình sẽ không làm.

Tùy vào plan nghề nghiệp của mỗi người.

Có plan từng chặng cuộc đời sẽ giúp chọn được công việc.

Do đó, người chọn việc sẽ tốt hơn việc chọn người.

Các chị em khi yêu thì bao giờ cũng muốn tìm kiếm những anh chàng đẹp trai. Thế nhưng các em gái ngành có được chọn trai đẹp, bỏ qua trai xấu đâu bạn? Đó là vì kinh tế khó khăn thì phải chấp nhận đánh đổi.

Người ta thường nói là không nên, nhưng mà tuỳ theo trường hợp bạn ạ. Không phải lúc nào quyết định làm việc mà mình không thích là thất bại một đời người mà là trong những lúc khẩn cấp, ví dụ như cần tiền để chi trả cho cuộc sống một cách gấp gáp chẳng hạn thì người ta có thể cố gắng làm công việc mà mình không hài lòng. Qua giai đoạn này thôi, khi đã có tiền chi trả cho cuộc sống thường ngày hoặc đam mê của mình thì bạn có quyền theo đuổi những thứ mà mình muốn

Vấn đề là công việc mà bạn không thích có thể giúp bạn có một thu nhập ổn định, nhưng bạn sẽ hiếm có cơ hội thăng tiến, bởi vì theo ý kiến cá nhân mình thì khi bạn đủ thích một công việc khiến bạn có động lực để dốc tâm dốc lực vào nó thì bạn mới có khả năng tiến xa được