Làm thế nào để gợi sự hứng thú học môn toán của học sinh trên lớp học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong quá trình thực tập giảng dạy tại trường THPT, em nhận thấy rằng kết quả học tập môn toán của học sinh hầu hết là khá, giỏi nhưng thái độ của các em khi học tập môn toán trên lớp lại hời hợt và không hứng thú. Các em đều cảm thấy môn toán khó và có quá nhiều khái niệm, công thức và phương pháp phức tạp, không cần thiết (đặc biệt đối với học sinh ban D). Theo em, để khắc phục tình trạng này thì khi giảng dạy giáo viên cần chú ý như sau: - Soạn giáo án cẩn thận và chi tiết trước khi lên lớp. - Sử dụng đa dạng các kĩ thuật dạy học hoặc áp dụng một vài kĩ thuật đánh giá trong lớp học. - Tổ chức các hoạt động nhóm,trò chơi liên quan đến nội dung tiết học để thu hút sự chú ý và giảm tải sự áp lực, căng thẳng cho học sinh. - Trong tiết dạy lí thuyết nên sử dụng các hình ảnh, dẫn chứng minh họa dễ hiểu, và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Đặt nhiều các câu hỏi gợi mở phù hợp với năng lực của học sinh để các em tham gia vào tiết học. Ví dụ: Khi học về Prabol, giáo viên sử dụng các hình ảnh minh họa như đường bay của quả bóng, các vòm phun nước… - Trong tiết dạy bài tập nên sử dụng các bài toán ứng dụng thực tế, các dạng bài tập được phân chia rõ ràng và mức độ từ dễ đến khó. Như vậy học sinh sẽ thấy được lợi ích và ứng dụng của nội dung bài học và các em sẽ có hứng thú tìm hiểu về kiến thức đó hơn. - Đặc biệt, người dạy cần không ngừng học tập và rèn luyện các kĩ năng mềm để có thể làm chủ bài giảng, có phong cách dạy lôi cuốn người học.
Trả lời
Trong quá trình thực tập giảng dạy tại trường THPT, em nhận thấy rằng kết quả học tập môn toán của học sinh hầu hết là khá, giỏi nhưng thái độ của các em khi học tập môn toán trên lớp lại hời hợt và không hứng thú. Các em đều cảm thấy môn toán khó và có quá nhiều khái niệm, công thức và phương pháp phức tạp, không cần thiết (đặc biệt đối với học sinh ban D). Theo em, để khắc phục tình trạng này thì khi giảng dạy giáo viên cần chú ý như sau: - Soạn giáo án cẩn thận và chi tiết trước khi lên lớp. - Sử dụng đa dạng các kĩ thuật dạy học hoặc áp dụng một vài kĩ thuật đánh giá trong lớp học. - Tổ chức các hoạt động nhóm,trò chơi liên quan đến nội dung tiết học để thu hút sự chú ý và giảm tải sự áp lực, căng thẳng cho học sinh. - Trong tiết dạy lí thuyết nên sử dụng các hình ảnh, dẫn chứng minh họa dễ hiểu, và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Đặt nhiều các câu hỏi gợi mở phù hợp với năng lực của học sinh để các em tham gia vào tiết học. Ví dụ: Khi học về Prabol, giáo viên sử dụng các hình ảnh minh họa như đường bay của quả bóng, các vòm phun nước… - Trong tiết dạy bài tập nên sử dụng các bài toán ứng dụng thực tế, các dạng bài tập được phân chia rõ ràng và mức độ từ dễ đến khó. Như vậy học sinh sẽ thấy được lợi ích và ứng dụng của nội dung bài học và các em sẽ có hứng thú tìm hiểu về kiến thức đó hơn. - Đặc biệt, người dạy cần không ngừng học tập và rèn luyện các kĩ năng mềm để có thể làm chủ bài giảng, có phong cách dạy lôi cuốn người học.