Lê Lợi ăn cháo đá bát, tàn sát công thần?

  1. Lịch sử

Lê Lợi là một trong những vị vua em rất ấn tượng trong lịch sử. Nhưng có một số tin đồn cho rằng Lê Lợi có liên quan đến cái chết của một số công thần đã vào sinh ra tử với ông như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, giáng chức Nguyễn Trãi...

Tin đồn vậy có thật không ạ?

Từ khóa: 

lê lợi

,

lịch sử

,

trần nguyên hãn

,

nguyễn trãi

,

phạm văn xảo

,

lịch sử

chỉ có 2 ông này chết thui bạn còn lại đâu bị sao đâu , 2 ông này cũng hơi oan nhưng đã bị tình nghi 1 ông con cháu nhà Trần giết để tránh binh đao cũng là hợp lý thui

Trả lời

chỉ có 2 ông này chết thui bạn còn lại đâu bị sao đâu , 2 ông này cũng hơi oan nhưng đã bị tình nghi 1 ông con cháu nhà Trần giết để tránh binh đao cũng là hợp lý thui

Lê Lợi không hẳn là tàn sát công thần, mà chính xác hơn là dọn dẹp tàn dư xã hội. Chính trường đại việt trước thời Lê là sự liên kết giữa các gia tộc lớn. Các gia tộc này đặt cược vào sự trỗi dậy của Hậu Trần, khi Hậu Trần bị tiêu diệt thì nhà Minh cũng xử lý gần hết các gia tộc này. Khi Lê Lợi nổi dậy chỉ còn các tàn dư - hậu nhân sót lại của các gia tộc lớn đi theo, những người này đều được đặt các vai trò vị trí lớn để lôi kéo lực lượng nhân dân. Sau khi hoàn thành đế nghiệp thì những người này lại trở thành đầu tàu của các tàn dư gia tộc đó ngo ngoe trở lại chính trường. Mà chính trị có các gia tộc tham gia thì chỉ đấu đá nhau là giỏi mà thôi, Hậu Trần thua cũng do vậy. thế nên gia tộc nào mà im im nghe lời theo chế độ thì yên. Ngo ngoe thì bị dọn dẹp. Mấy ông bị xử đều là họ to thời trước cả.

Nếu bạn từng đọc Bình Ngô đại cáo có đoạn "Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào". Từ đó, ta có thể thấy sự đồng lòng giữa chủ tướng và binh sĩ xem nhau như cha con, trong hoàn cảnh loạn lạc ấy thì tình nghĩa xem là quan trọng nhất. Nhưng khi đánh bại quân Minh thì những công thần đã vào sinh ra tử cùng với Lê Lợi ai ai cũng có công vô cùng lớn, điều này có thể sẽ dẫn đến sự tranh giành về quyền lợi ai cũng như ai. Lê Lợi có lẽ cũng nhận ra điều đó và ông đất nước một ngày nào đó sẽ loạn lạc giữa cuộc chiến của những công thần, giống như "Loạn 12 sứ quân" ngày xưa, nên có lẽ vì vậy mà Lê Lợi mới hành động như vậy, nhưng đây chỉ là những phỏng đoán khi mình xét thấy, còn sự kiện xưa theo trình tự thế nào thì chỉ có người xưa mới hiểu rõ.