Lĩnh vực Giáo dục Sáng tạo (Creative Art Education) có gì đặc biệt?

  1. Hướng nghiệp

Câu chuyện nghề sau đây đến từ bạn Nguyễn Thu Cúc - hiện là Giáo viên dạy Nghệ thuật (Creative Art Tutor) kiêm chuyên viên Content Marketing cho lĩnh vực giáo dục. Cúc hiện đang công tác tại Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon. Bạn đọc hãy cùng Noron! Talk tìm hiểu về lĩnh vực rất thú vị này nhé!

Cơ duyên đến với nghề

Việc học tập & làm việc trái ngành, cũng như thay đổi chuyên ngành trong quá trình học tập, có lẽ không còn là một điều quá xa lạ với nhiều bạn trẻ hiện nay. Cúc cũng đã trải qua một giai đoạn học đại học như vậy. Bạn cho biết, sau khi tốt nghiệp phổ thông, nghe theo lời bố mẹ, bạn đã quyết định theo học ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế TP.HCM.

giao-duc-sang-tao

(Chia sẻ của Cúc về lĩnh vực Giáo dục Sáng tạo)

Cũng bởi vì quyết định này phần lớn đến từ bố mẹ, nên sau 2 năm, Cúc quyết định rẽ hướng, chuyển sang học về kiến trúc tại Đại học Kiến trúc TP.HCM. Thế nhưng, sau khi đã chuyển ngành học được một thời gian, bạn tiếp tục cảm thấy môi trường giáo dục tại trường đại học này nói riêng, và các trường đại học tại Việt Nam nói chung không được ổn. Vì vậy bạn đã quyết định nghỉ học, và chuyển sang tự học ở nhà.

Cúc chia sẻ, đó là một trong những quyết định đúng đắn nhất của bạn, và cho đến ngày hôm nay, bạn vẫn chưa từng cảm thấy nuối tiếc vì quyết định bỏ học.

Và tuy cuối cùng vẫn quyết định quay trở lại Đại học Kinh tế & tốt nghiệp, Cúc cho biết: kể từ thời điểm quyết định nghỉ học, do sở hữu khả năng tự học tốt, nên bạn vẫn có thể ứng dụng rất nhiều kiến thức về kinh tế, kinh doanh mà bạn đã tự học vào công việc hiện nay.

Lộ trình nghề nghiệp

Khi được hỏi về những cơ duyên đã dẫn dắt bạn đến với nghề nghiệp hiện tại, Cúc đã chia sẻ như sau:

  • Sau khi vào học tại Đại học Kinh tế được 2 năm, chuyển sang Đại học Kiến trúc, và bỏ học, bạn đã quyết định tự học và tham gia giảng dạy tại các trường học tình thương & trung tâm chuyên biệt.
Lop hoc mang ten Toa Tau o Sai Gon: Khong can hoc sinh gioi hinh anh 2

(Lớp học Nghệ thuật Sáng tạo Toa Tàu tại Saigon)

  • Công tác giảng dạy được một thời gian, bạn quyết tâm quay lại Đại học Kinh tế, nhưng lần này vừa học vừa tham gia giảng dạy tại lớp học Toa Tàu (một lớp học dạy vẽ & nghệ thuật sáng tạo nói chung). Tại đây, Cúc vừa là Giáo viên dạy Nghệ thuật Sáng tạo, lại vừa chịu trách nhiệm phát triển giáo án cho lớp học.
  • Một thời gian ngắn sau đó, Cúc bắt đầu tham gia core team (các thành viên cốt lõi) để cùng định hướng & phát triển mọi hoạt động lớn nhỏ của lớp học.
  • Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Đại học Kinh tế, Cúc được mời về làm việc tại Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon. Công việc chính của Cúc tại đây là giảng dạy, nhưng bạn cũng tham gia phát triển mảng Content Marketing cho trường & cả các bên khác.

Những khó khăn & hiểu lầm về nghề

Cúc cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất bạn gặp phải chính là sự thiếu đào tạo về mặt chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Nhưng nhờ khả năng tự học, cuối cùng bạn vẫn có thể tự tích lũy kĩ năng cũng như kinh nghiệm giảng dạy cho mình.

Bên cạnh đó, có không ít người hiểu lầm rằng đã làm trong ngành sư phạm thì người đi làm cần phải sở hữu không ít thì nhiều bằng cấp, chứng chỉ giảng dạy. Đối với lĩnh vực giáo dục sáng tạo thì các bằng cấp này lại càng cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp của Cúc đã chứng minh rằng quan niệm này là hoàn toàn không chính xác.

chan-dung-nghe-nghiep

Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế Wellspring Saigon. Nguồn: Internet.

Lời khuyên cho những ai muốn tham gia lĩnh vực

Theo lời Cúc, một khi đã dấn thân vào lĩnh vực sư phạm, mà đặc biệt là giáo dục sáng tạo, thì một người sẽ cần phải dốc toàn bộ sức lực của mình cho công việc. Lý do là vì, đây là một lĩnh vực khá khắc nghiệt, thậm chí có phần...cực đoan! Cực đoan ở chỗ, nếu bạn là một giáo viên hết sức xuất chúng, bạn sẽ vô cùng được 'hâm mộ', tôn trọng, đề cao. Nhưng chỉ cần bạn làm việc nửa vời, trung bình, thì năng lực của bạn sẽ chảng bao giờ được công nhận. Cúc chia sẻ:

"Hãy nhìn cách xã hội trả lương cho giáo viên, cách mà học trò kể về giáo viên thì sẽ hiểu. Đã theo nghề này là phải dấn thân hết mình."

Như vậy, rõ ràng niềm đam mê, sự cống hiến hết mình vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Quan trọng hơn nhiều so với các bằng cấp, chứng chỉ và huấn luyện nghiệp vụ.

Bạn đọc có cảm thấy lĩnh vực giáo dục sáng tạo thú vị không? Các bạn có muốn thử sức mình với lĩnh vực nghề này? Hãy cùng chia sẻ với Noron! Talk nhé!

Từ khóa: 

chân dung nghề nghiệp

,

nghệ thuật sáng tạo

,

creative art

,

giáo viên

,

career challenge

,

hướng nghiệp

Hay.

Trả lời

Hay.