Lực gì đã làm các vật thể rơi vào nhau?

  1. Khoa học

Trong thuyết tương đối của Einstein có nói rằng khối lượng và năng lượng làm cong không - thời gian làm các vật thể rơi vào nhau. Đó là hiệu ứng hấp dẫn mà ta biết. Vậy lý thuyết đã bác bỏ lực hấp dẫn hay chưa? Nếu chưa thì lực nào đã làm các vật thể rơi vào nhau?

Từ khóa: 

thuyết tương đối

,

khoa học

Trong tự nhiên có 4 lực cơ bản :

Tương tác mạnh ( lực hạt nhân mạnh )

Tương tác yếu ( lực hạt nhân yếu )

Tương tác điện từ ( lực điện từ )

Tương tác hấp dẫn ( lực hấp dẫn ?! )

3 tương tác đầu tiên đều có những hạt cơ bản truyền tương tác ( boson - bô dông ), duy nhất tương tác hấp dẫn là không có, hiện nay các nhà khoa học vẫn mải miết đi tìm hạt graviton được cho là hạt truyền tương tác hấp dẫn, nhưng mọi thứ vẫn đi vào bế tắc.

Ví dụ: Muốn nhìn thấy mọi vật, mắt chúng ta cần hấp thụ các sóng điện từ ( ánh sáng ), và photon chính là hạt truyền tương tác từ vật đến mắt.

Hay nói cách khác photon là boson của tương tác điện từ.

Chính vì vậy, về lý thuyết chúng ta có thể "chặn" 3 lực cơ bản ( lực mạnh, lực yếu, lực điện từ) bằng cách tác động vào boson, một vật liệu chặn sóng điện từ có thể ngắt quãng tương tác điện từ.

Tuy nhiên với tương tác hấp dẫn, vì không có boson nên không có vật chất gì có thể cản nó lại.

Và trong thuyết tương đối rộng Einstein đã chứng minh tương tác hấp dẫn không phải là một "LỰC", điều này đã làm choáng váng cả thế giới 100 năm trước, đồng thời lật đổ ngai vàng của Newton.

Theo Einstein bản chất của lực hấp dẫn chỉ là hệ quả của hiệu ứng hình học mà thôi.

Nghĩa là chúng ta rơi vào một chiếc hố không phải vì dưới hố có lực hút,mà vì chiếc hố đó là một không gian cong.

Chính lực hấp dẫn là "cái gai" trong mô hình tổng quát giúp giải đáp toàn bộ vũ trụ. Lực hấp dẫn làm cho thuyết lượng tử không thể kết hợp hoàn hảo được với thuyết tương đối.

Ngày nay các nhà KH vẫn sử dụng công thức lực hấp dẫn của newton vì nó vẫn có đủ độ chính xác trong khuôn khổ nhất định và dễ sử dụng. Nhưng không ai còn công nhận bản chất của lực hấp dẫn như Newton từng đưa ra nữa / trừ khi boson Graviton được tìm ra.

Trả lời

Trong tự nhiên có 4 lực cơ bản :

Tương tác mạnh ( lực hạt nhân mạnh )

Tương tác yếu ( lực hạt nhân yếu )

Tương tác điện từ ( lực điện từ )

Tương tác hấp dẫn ( lực hấp dẫn ?! )

3 tương tác đầu tiên đều có những hạt cơ bản truyền tương tác ( boson - bô dông ), duy nhất tương tác hấp dẫn là không có, hiện nay các nhà khoa học vẫn mải miết đi tìm hạt graviton được cho là hạt truyền tương tác hấp dẫn, nhưng mọi thứ vẫn đi vào bế tắc.

Ví dụ: Muốn nhìn thấy mọi vật, mắt chúng ta cần hấp thụ các sóng điện từ ( ánh sáng ), và photon chính là hạt truyền tương tác từ vật đến mắt.

Hay nói cách khác photon là boson của tương tác điện từ.

Chính vì vậy, về lý thuyết chúng ta có thể "chặn" 3 lực cơ bản ( lực mạnh, lực yếu, lực điện từ) bằng cách tác động vào boson, một vật liệu chặn sóng điện từ có thể ngắt quãng tương tác điện từ.

Tuy nhiên với tương tác hấp dẫn, vì không có boson nên không có vật chất gì có thể cản nó lại.

Và trong thuyết tương đối rộng Einstein đã chứng minh tương tác hấp dẫn không phải là một "LỰC", điều này đã làm choáng váng cả thế giới 100 năm trước, đồng thời lật đổ ngai vàng của Newton.

Theo Einstein bản chất của lực hấp dẫn chỉ là hệ quả của hiệu ứng hình học mà thôi.

Nghĩa là chúng ta rơi vào một chiếc hố không phải vì dưới hố có lực hút,mà vì chiếc hố đó là một không gian cong.

Chính lực hấp dẫn là "cái gai" trong mô hình tổng quát giúp giải đáp toàn bộ vũ trụ. Lực hấp dẫn làm cho thuyết lượng tử không thể kết hợp hoàn hảo được với thuyết tương đối.

Ngày nay các nhà KH vẫn sử dụng công thức lực hấp dẫn của newton vì nó vẫn có đủ độ chính xác trong khuôn khổ nhất định và dễ sử dụng. Nhưng không ai còn công nhận bản chất của lực hấp dẫn như Newton từng đưa ra nữa / trừ khi boson Graviton được tìm ra.