Lý thuyết phát triển cộng đồng và phát triển xã hội ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo Liên Hợp Quốc (1956), phát triển cộng đồng là một tiến trình, qua đó, nỗ lực của dân chúng kết hợp với chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia. Theo Bilance (1977), phát triển xã hội là thúc đẩy một cách bền vững xã hội xứng đáng với phẩm giá con người bằng cách trao quyền cho các nhóm yếu thế, phụ nữ và nam giới, để họ có thể tìm được cách thức riêng cải thiện cộng đồng của họ về địa vị kinh tế và để họ có được vị trí xứng đáng trong xã hội… Nội dung lý thuyết phát triển cộng đồng gồm ba lĩnh vực có mối liên hệ mật thiết: Quản lý tài nguyên cộng đồng, giáo dục cộng đồng và tổ chức cộng đồng. Ba lĩnh vực này được dùng như điểm xuất phát trong một dự án. Các dự án phát triển cộng đồng được tiến hành tùy theo lĩnh vực chuyên môn của các tổ chức phát triển và nhu cầu của cộng đồng. Song song với đó, lý thuyết phát triển xã hội gồm nhiều nội dung như: Sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế; sự biến đổi về chất các thể chế xã hội; thiết lập sự công bằng, bình đẳng và bình đẳng giới trong đời sống xã hội; bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, thực hiện an sinh xã hội; ổn định xã hội, giữ vững an toàn, trật tự xã hội, bảo đảm quyền công dân, quyền con người… Áp dụng các thuyết này vào công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội có thể đi sâu vào địa bàn mà thân chủ hoặc cộng đồng sinh sống, tham gia tiếp cận cộng đồng xã hội, tìm ra vấn đề mà thân chủ hoặc cộng đồng gặp phải, từ đó đề ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề đó. Câu 2: Thuyết thân chủ trọng tâm và ứng dụng trong tham vấn tâm lý trong công tác xã hội? Thuyết thân chủ trọng tâm theo trường phái nhân văn ra đời vào những năm của thập kỉ 40. Điểm cốt lõi trong thuyết này là việc nhấn mạnh vào sức mạnh “ cái tôi “ tự khẳng định chính mình, dù trong mọi hoàn cảnh. Mọi can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để cái tôi tự bộc lộ khả năng của mình. Để làm được điều này cần có niềm tin tuyệt đối vào con người với khả năng thay đổi của họ, cùng với sự tôn trọng giá trị con người. Thuyết thân chủ trọng tâm được ứng dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và các ngành khoa học làm việc với con người. Trong tham vấn, thân chủ trọng tâm được coi như cơ sở của hành vi, thái độ và phương pháp làm việc của người nhân viên công tác xã hội đối với thân chủ. Mục đích của làm việc với cá nhân theo thân chủ trọng tâm ko phải là chữa trị cho thân chủ mà tập trung khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa những khả năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân chủ được xem như một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận vô điều kiện. Nhân viên công tác xã hội theo thuyết thân chủ trọng tâm cần tạo được mối tương giao chân thực, một sự nhiệt tình tôn trọng và chấp nhận thân chủ như một cá nhân riêng biệt. Áp dụng lý thuyết này, trong tiến trình tham vấn cho thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần tạo ra một môi trường thuận lợi, cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể tự giúp chính bản thân mình. Nhiệm vụ chính của nhân viên công tác xã hội là giúp thân chủ loại bỏ những rào cản tâm lý đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh của thân chủ. Rogers tin rằng thân chủ có thể tìm ra giải pháp của riêng mình trong một môi trường ở đó có mối quan hệ tham vấn nồng ấm và thấu cảm giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ. Ông xem chính mối quan hệ tham vấn như là một vật xúc tác cho sự thay đổi và tin rằng việc nhân viên công tác xã hội tìm cách đưa ra lời giải thích thay cho thân chủ là không thích hợp. Do đó ông hoàn toàn không chi phối quyết định của thân chủ mà sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực và tiến hành phản hồi lại cho thân chủ điều gì mà thân chủ đã nói. Lắng nghe tích cực là một kỹ năng nền tảng trong tham vấn theo phương pháp thân chủ trọng tâm nói riêng và tham vấn nói chung. Nó đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải lắng nghe bằng tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng trái tim; lắng nghe là dừng nói và dừng suy nghĩ. Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được cảm xúc của đối tác, không suy luận, đánh giá, không liên hệ với cái này cái kia. Lắng nghe tích cực như một sự ngầm ẩn trả lời: tôi tin tưởng và tôn trọng vào sự nồng nhiệt, sự giá trị của bản thân bạn, tin tưởng vào con người bạn vào những điều bạn đang có. Cùng lúc đó thân chủ cảm thấy như mình đã được nghe, được hiểu, được thông cảm. Lắng nghe tích cực làm cho thân chủ tự đi sâu vào mình, tự trải nghiệm cảm xúc của mình, lắng nghe trong sự khổ đau để từ đó hiểu mình hơn, hiểu vấn đề vướng mắc và có thể đi đến chấp nhận nó. Lắng nghe tích cực giúp thân chủ giải phóng được mình khỏi sự kiềm chế của người khác, giải toả được xung đột, uẩn ức trong nội tâm, động viên thân chủ tiếp tục nói nhiều hơn nữa đặc biệt chia sẻ hơn về cảm xúc đối với nhân viên công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội cũng rất cần phản hồi lại cho thân chủ những điều mà chính họ đã nói, đó là việc nhân viên công tác xã hội nói lại bằng ngôn ngữ của mình hay nhắc lại lời của thân chủ một cách cô đọng để làm rõ hơn cảm xúc, ý nghĩa cảm nhận của thân chủ. Sử dụng thuyết thân chủ trọng tâm sẽ đem lại những tác động tích cực đến thân chủ cũng như người nhà thân chủ: Kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây họ chưa khám phá ra, hoặc biết nhưng chưa phát huy được; thấy mình trở nên quan trọng hơn, thấy được giá trị bản thân, từ đó tự chủ và tự tin hơn vào bản thân mình; cảm thấy mạnh mẽ và nhiều khả năng hành động hữu hiệu hơn, từ đó thân chủ có thể đương đầu với những vấn đề của mình một cách thích đáng và dễ chịu hơn; Hiểu người khác và biết cách chấp nhận người khác hơn.
Trả lời
Theo Liên Hợp Quốc (1956), phát triển cộng đồng là một tiến trình, qua đó, nỗ lực của dân chúng kết hợp với chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia. Theo Bilance (1977), phát triển xã hội là thúc đẩy một cách bền vững xã hội xứng đáng với phẩm giá con người bằng cách trao quyền cho các nhóm yếu thế, phụ nữ và nam giới, để họ có thể tìm được cách thức riêng cải thiện cộng đồng của họ về địa vị kinh tế và để họ có được vị trí xứng đáng trong xã hội… Nội dung lý thuyết phát triển cộng đồng gồm ba lĩnh vực có mối liên hệ mật thiết: Quản lý tài nguyên cộng đồng, giáo dục cộng đồng và tổ chức cộng đồng. Ba lĩnh vực này được dùng như điểm xuất phát trong một dự án. Các dự án phát triển cộng đồng được tiến hành tùy theo lĩnh vực chuyên môn của các tổ chức phát triển và nhu cầu của cộng đồng. Song song với đó, lý thuyết phát triển xã hội gồm nhiều nội dung như: Sự biến đổi về chất trên lĩnh vực kinh tế; sự biến đổi về chất các thể chế xã hội; thiết lập sự công bằng, bình đẳng và bình đẳng giới trong đời sống xã hội; bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, thực hiện an sinh xã hội; ổn định xã hội, giữ vững an toàn, trật tự xã hội, bảo đảm quyền công dân, quyền con người… Áp dụng các thuyết này vào công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội có thể đi sâu vào địa bàn mà thân chủ hoặc cộng đồng sinh sống, tham gia tiếp cận cộng đồng xã hội, tìm ra vấn đề mà thân chủ hoặc cộng đồng gặp phải, từ đó đề ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề đó. Câu 2: Thuyết thân chủ trọng tâm và ứng dụng trong tham vấn tâm lý trong công tác xã hội? Thuyết thân chủ trọng tâm theo trường phái nhân văn ra đời vào những năm của thập kỉ 40. Điểm cốt lõi trong thuyết này là việc nhấn mạnh vào sức mạnh “ cái tôi “ tự khẳng định chính mình, dù trong mọi hoàn cảnh. Mọi can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để cái tôi tự bộc lộ khả năng của mình. Để làm được điều này cần có niềm tin tuyệt đối vào con người với khả năng thay đổi của họ, cùng với sự tôn trọng giá trị con người. Thuyết thân chủ trọng tâm được ứng dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và các ngành khoa học làm việc với con người. Trong tham vấn, thân chủ trọng tâm được coi như cơ sở của hành vi, thái độ và phương pháp làm việc của người nhân viên công tác xã hội đối với thân chủ. Mục đích của làm việc với cá nhân theo thân chủ trọng tâm ko phải là chữa trị cho thân chủ mà tập trung khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa những khả năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân chủ được xem như một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận vô điều kiện. Nhân viên công tác xã hội theo thuyết thân chủ trọng tâm cần tạo được mối tương giao chân thực, một sự nhiệt tình tôn trọng và chấp nhận thân chủ như một cá nhân riêng biệt. Áp dụng lý thuyết này, trong tiến trình tham vấn cho thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần tạo ra một môi trường thuận lợi, cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể tự giúp chính bản thân mình. Nhiệm vụ chính của nhân viên công tác xã hội là giúp thân chủ loại bỏ những rào cản tâm lý đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh của thân chủ. Rogers tin rằng thân chủ có thể tìm ra giải pháp của riêng mình trong một môi trường ở đó có mối quan hệ tham vấn nồng ấm và thấu cảm giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ. Ông xem chính mối quan hệ tham vấn như là một vật xúc tác cho sự thay đổi và tin rằng việc nhân viên công tác xã hội tìm cách đưa ra lời giải thích thay cho thân chủ là không thích hợp. Do đó ông hoàn toàn không chi phối quyết định của thân chủ mà sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực và tiến hành phản hồi lại cho thân chủ điều gì mà thân chủ đã nói. Lắng nghe tích cực là một kỹ năng nền tảng trong tham vấn theo phương pháp thân chủ trọng tâm nói riêng và tham vấn nói chung. Nó đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải lắng nghe bằng tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng trái tim; lắng nghe là dừng nói và dừng suy nghĩ. Lắng nghe tích cực thể hiện ở việc nghe và nhận hết được cảm xúc của đối tác, không suy luận, đánh giá, không liên hệ với cái này cái kia. Lắng nghe tích cực như một sự ngầm ẩn trả lời: tôi tin tưởng và tôn trọng vào sự nồng nhiệt, sự giá trị của bản thân bạn, tin tưởng vào con người bạn vào những điều bạn đang có. Cùng lúc đó thân chủ cảm thấy như mình đã được nghe, được hiểu, được thông cảm. Lắng nghe tích cực làm cho thân chủ tự đi sâu vào mình, tự trải nghiệm cảm xúc của mình, lắng nghe trong sự khổ đau để từ đó hiểu mình hơn, hiểu vấn đề vướng mắc và có thể đi đến chấp nhận nó. Lắng nghe tích cực giúp thân chủ giải phóng được mình khỏi sự kiềm chế của người khác, giải toả được xung đột, uẩn ức trong nội tâm, động viên thân chủ tiếp tục nói nhiều hơn nữa đặc biệt chia sẻ hơn về cảm xúc đối với nhân viên công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội cũng rất cần phản hồi lại cho thân chủ những điều mà chính họ đã nói, đó là việc nhân viên công tác xã hội nói lại bằng ngôn ngữ của mình hay nhắc lại lời của thân chủ một cách cô đọng để làm rõ hơn cảm xúc, ý nghĩa cảm nhận của thân chủ. Sử dụng thuyết thân chủ trọng tâm sẽ đem lại những tác động tích cực đến thân chủ cũng như người nhà thân chủ: Kinh nghiệm và hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây họ chưa khám phá ra, hoặc biết nhưng chưa phát huy được; thấy mình trở nên quan trọng hơn, thấy được giá trị bản thân, từ đó tự chủ và tự tin hơn vào bản thân mình; cảm thấy mạnh mẽ và nhiều khả năng hành động hữu hiệu hơn, từ đó thân chủ có thể đương đầu với những vấn đề của mình một cách thích đáng và dễ chịu hơn; Hiểu người khác và biết cách chấp nhận người khác hơn.