Mạng xã hội có đang khiến con người trở nên mất lý trí & đạo đức?

  1. Văn hóa

Cộng đồng mạng, cư dân mạng là ai?

Chính là đám đông, thích chém gió, thích hùa theo, thích nói chuyện đạo lý, chính trị; thích chia sẻ những thứ so deep nhưng cũng dễ dàng bị dắt mũi hoặc trở thành những anh hùng bàn phím, nói những thứ không biết nghĩ, nói ra những lời ác ý làm tổn thương người khác mà không cần suy nghĩ?

Từ khóa: 

mạng xã hội

,

anh hùng bàn phím

,

cộng đồng mạng

,

văn hóa

Con người vốn là như thế rồi, tìm cách đạp người khác xuống để chứng tỏ mình thượng đẳng.

Ở bên ngoài xã hội thì "cơm có thể ăn bậy, nhưng nói ko thể nói bậy được", bạn phải chịu trách nhiệm cho những gì mình phát ngôn. Đứng trước mặt chửi người ta khả năng cao là sẽ bị vả vỡ alo, hoặc sẽ được mời lên phường uống nước.

Còn ở trên mạng, hiện tại hầu như bạn chẳng phải chịu trách nhiệm gì cho những gì mình nói, bạn thích chửi ai thì chửi, thích nhục mạ ai thì cứ làm, tắt máy đi và chẳng có ai phán xét gì bạn cả. Thế nên nó tạo điều kiện cho những thành phần trên thể hiện bản chất ra ngoài thôi.

Trả lời

Con người vốn là như thế rồi, tìm cách đạp người khác xuống để chứng tỏ mình thượng đẳng.

Ở bên ngoài xã hội thì "cơm có thể ăn bậy, nhưng nói ko thể nói bậy được", bạn phải chịu trách nhiệm cho những gì mình phát ngôn. Đứng trước mặt chửi người ta khả năng cao là sẽ bị vả vỡ alo, hoặc sẽ được mời lên phường uống nước.

Còn ở trên mạng, hiện tại hầu như bạn chẳng phải chịu trách nhiệm gì cho những gì mình nói, bạn thích chửi ai thì chửi, thích nhục mạ ai thì cứ làm, tắt máy đi và chẳng có ai phán xét gì bạn cả. Thế nên nó tạo điều kiện cho những thành phần trên thể hiện bản chất ra ngoài thôi.

Vấn đề này làm mình nhớ tới câu đùa "đái dầm đổ tại chim" quá.

Người ném đá (chửi bới, miệt thị) thì nghĩ đơn giản đó chỉ là một viên đá. Còn người bị chửi thì hứng chịu một cơn mưa đá.

Cụm từ "cư dân mạng" ra đời từ những năm 2000 với khởi đầu là một danh từ tích cực, chỉ một cộng đồng kết nối, chia sẻ với nhau trên mạng Internet, nhưng mà giờ thì nó biến chất và thực sự trở thành một khái niệm gần như "vi khuẩn". Vi khuẩn tụ ở đâu có thể khiến vị trí đó viêm nhiễm, mưng mủ đau đớn, nhưng không có vi khuẩn thì ta cũng chẳng thể sống được. Vi khuẩn chỉ trực chờ chúng ta bị thương ở đâu liền tấn công vào đó. Nếu không dùng kháng sinh, vi khuẩn sẽ mãi ở đó, bám ở đó, cho đến khi vết thương hoại tử, tức là chết.

Không phải do internet hay facebook làm con người trở nên như vậy mà. Internet hay facebook tạo điều kiện để cho những thói xấu thích miệt thị hạ thấp người khác, thích hùa theo đám đông thể hiện ra và nhiều người thấy hơn. Vì bản thân những thói xấu đó đã có trong những con người đó rồi.

Người ta nói cái lưỡi không xương hay lời đã nói như mũi tên đã bay đi ko thể lấy lại được. Vậy nên lựa lời nói kẻo làm tổn thương nhau, mà mạng xã hội là "thế giới phẳng" làm cho khoảng cách người nói và nghe (tiếp nhận thông tin) nhanh hơn. Thời công nghệ 4.0, người ta ko dùng tên bắn nữa mà là súng bắn,...nên tỷ lệ trúng cao hơn nhỉ?

Vậy, vấn đề mấu chốt vẫn là cần có văn hóa hay tư tưởng lành mạnh, văn minh. 

Mình chỉ nghĩ đơn giản là đời người sống được bao lâu? Liệu 100 tuổi không? Vậy cần sống với nhau sao cho hòa thuận, tốt đẹp, cùng động viên nhau phát triển.

Ý nghĩa cuộc sống của bạn là gì? Bạn sống trên đời này để làm gì?

Mượn lời bài hát của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhé: Sống trên đời cần có 1 tấm lòng, để làm gì? Để gió cuốn đi!

Thật sự vốn dĩ không phải MXH làm họ như vậy. Mà vốn dĩ đã như vậy từ lâu rồi, MXH chỉ là công cụ để họ thực hiện mà thôi