Matcha, “văn hóa xanh” Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thức uống từ lá trà đã đi cùng lịch sử loài người từ xưa đến nay. Cách thức để tạo nên món trà xanh thật sự là không ít, nhưng ngày nay, nhiều người lại lựa chọn bột trà xanh, trở thành hình thức được ưa chuộng nhất. Ai cũng nghĩ rằng bột lá trà xanh được xuất phát từ Trung Quốc, nhưng thực tế thì phương pháp nghiền bột lá trà để chế biến đồ uống được hình thành từ thời nhà Đường, nhà Tống của Trung Quốc dùng trong các nghi lễ Phật giáo là phần lớn. Đến mãi sau này, năm 1191, cách chế biến này mới lan truyền rộng rãi tới Nhật Bản bởi các nhà sư Eisai. Từ sau đó cho đến nay, bột trà xanh dần dần bị mờ nhạt ở Trung Quốc nhưng lại vô cùng nổi tiếng và phổ biến tại Nhật Bản. Đặc biệt là ở các thiền viện. Bột trà xanh hay matcha trở thành hương vị trà xanh tinh tế mang đậm phong vị Nhật. Việc chuẩn bị làm matcha sẽ được bắt đầu vài tuần trước khi thu hoạch lá trà, có thể kéo dài tới 20 ngày. Thời gian đó, cây chè được che chắn tuyệt đối để ngăn chặn ánh sáng mặt trời, giúp cây chậm phát triển, kích thích tăng trưởng nồng độ chất diệp lục, tạo nên các amino acid đem tới vị ngọt nhiều hơn cho trà. Trà được sấy khô thông thường gọi là gyokuro - trà ngọc sương. Lá trà vụn vì một lí do nào đó sẽ là tencha. Tencha có thể được rút sợi cắt cuống và nghiền nhỏ thành thứ bột mịn xanh tươi, ấy là matcha. Hương vị matcha được quyết định bởi hàm lượng amino acid từ lá trà. Matcha chất lượng cao sẽ có độ ngọt thanh, hương thơm dễ chịu và màu xanh đậm nét, rõ ràng hơn các loại bột matcha được thu hái muộn hoặc loại có chất lượng thông thường. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản cũng đề cao việc chuẩn bị, phục vụ và uống matcha. Nhưng ngày nay, matcha còn là nguyên liệu phổ biến làm tăng hương vị và là chất nhuộm màu cho bánh nếp mochi, mì soba, kem trà xanh và một loạt các loại bánh kẹo Nhật Bản wasaghi khác. Hình ảnh thưởng thức trà đạo gắn với hình ảnh “một trái tim thuần khiết” và “kiểm soát những ham muốn” là một phần của tinh thần Zen, nó thúc đẩy tinh thần con người đến lối sống lạc quan, thanh cao... Câu 2: Hoa anh đào – biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Mùa hoa Anh Đào, Hanami là một từ của người dân Nhật và chỉ được dùng vào tiết mùa xuân , vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 lúc mà hoa Anh Đào nở rộ trên khắp mọi nơi của xứ Phù Tang (nhất là trên đảo Honshu, đảo lớn nhất của Nhật Bản). HANA có nghĩa là hoa, MI có nghĩa là nhìn, là xem. Hanami được viết bằng 2 từ Hán-Việt là "Hoa Kiến" tức là thấy hoa, xem hoa, ngắm hoa...Thời gian của Hanami được kéo dài bằng thời gian của mùa hoa Anh Đào nở. Đây là khoảng thời gian mà người dân Nhật tụ tập gia đình, bạn bè tổ chức những buổi picnic ca hát ăn uống vui đùa tại những công viên, dưới những gốc Anh Đào, bên trên hoa nở rộ trắng xóa trên những cành cây. Nhật Bản không phải là xứ chỉ có hoa Anh Đào nở, họ cũng có những loại hoa khác cũng nở rộ vào tiết mùa xuân, cũng có những bản nhạc ca ngợi "hoa hồng đã nở" (bara ga saita), thế nhưng hanami vẫn mang một ý nghĩa riêng ám chỉ về mùa Anh Đào nở. Phải chăng hoa Anh Đào có một ý nghĩa sâu xa nào đó trong lòng con cháu Thái Dương Thần Nữ. Chúng ta hay nói đến các loại cây Đào, hoa Đào nhưng nhiều khi chúng ta không để ý đến sự khác nhau giữa các chủng loại Đào (*). Sakura được viết chữ Hán Việt gọi là cây Anh (** theo tự điển Hán Việt của Thiều Chửu) . Chữ Hán vốn dĩ là một loại chữ tượng hình để ám chỉ mọi sự vật, nên chúng ta cũng tìm hiểu đôi chút về cấu trúc của chữ Anh (đào) này. Chữ Anh trong tiếng Hán bao gồm chữ Mộc (cây) bên trái + 2 chữ Bối (quí giá) bên trên + chữ Nữ (thiếu nữ) ở dưới chữ Bối và ngồi dựa vào chữ Mộc. Chữ viết cũng cho ra một khái niệm về cây Anh Đào, cây được xem như là loại cây quí với hình ảnh nhẹ nhàng của người con gái đứng tựa bên cây. Sakura cũng là một chủng loại của Đào nên vì thế được gọi là Anh Đào để phân biệt với Sơn Đào, Thu Đào, Hàn Đào, Lý Đào ..v..v. Loại hoa này (sakura) còn có tên Nhật khác là Somei Yoshino hay còn được gọi tắt là Yoshino (trên internet thì các trang web thường viết là Yoshino) . Vào mùa đông cây Anh Đào trụi lá, không một chiếc lá nào có thể ngủ yên trên cành cây qua một mùa đông giá lạnh của Nhật Bản. Xứ Phù Tang có tháng 1 giá buốt, tháng 2 lạnh giá; tháng 3 là tháng giao thời giữa đông và xuân, giữa cái lạnh cuối đông và cái ấm áp đầu xuân, giữa cái ngủ yên và cái cựa mình thức giấc. Đây cũng là lúc cây Anh Đào cựa mình, dụi mắt để đón nàng xuân về khắp mọi nơi trên xứ sở của con cháu Thái Dương Thần Nữ . Vào tuần lễ cuối tháng 3, cây Anh Đào bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những mầm nụ đã bắt đầu ra nụ. Nụ nằm yên đó chờ cho tiết trời trở ấm thì bung nở ra hoa. Mỗi nụ hoa thường thì cho ra nhiều đóa hoa. Có nụ cho ra 2 đóa , có nụ cho ra đến 4 - 5 đóa Anh Đào. Cuống hoa Anh Đào màu hồng đậm và thân cuống có màu xanh lá. Mỗi đóa hoa chỉ lớn độ 2-3cm và nở sát vào nhau, nhưng điểm đặc biệt nhất của hoa Anh Đào là mỗi đóa Anh Đào chỉ có đúng 5 cánh hoa nằm cạnh nhau và tạo cho hoa một hình dáng cân đối. Các cánh hoa rất mỏng và mịn, cánh có màu trắng hồng phía ngoài và màu hồng của cánh hoa thường thì đậm hơn về phía nhụy hoa, làm nổi bật các đầu nhụy hoa vàng nằm ngay giữa đóa hoa. Một chút hồng nhạt trên các đầu cánh hoa hay một chút hồng đậm ở dưới cánh hoa cộng với những giọt sương sáng sớm long lanh còn đọng lại trên cánh hoa cũng là những hình ảnh tuyệt vời cho những người chụp ảnh tài tử. Thông thường hoa Anh Đào nở bung ra vào những ngày cuối tháng 3 .Hoa chỉ nở khi thời tiết bắt đầu ấm áp, trời trở lạnh thì sẽ hãm hoa lại, hoa không nở cho đến khi tiết trời ấm lên. Từ lúc hoa Anh Đào nở cho đến khi hoa rụng , thời gian chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày. Một thời gian thật ngắn ngủi và cũng vì thế , mà người Nhật đã ví đời sống họ cũng giống như đời sống ngắn ngủi của hoa Anh Đào. Khi hoa Anh Đào nở rộ, thì từ xa người ta chỉ thấy toàn một màu hoa trắng hồng che phủ cả toàn cây. Nếu Anh Đào chỉ là một cây đơn độc, đứng trơ vơ trên một khoảng đất nào đó thì có lẽ xem ra nó cũng chỉ bình thường như các loại cây khác, nhưng khi có dịp nhìn cả một rừng Anh Đào nở như ở Hamanako (Hamamatsu), Shinjuku-koen (Tokyo), Ginkakuji-Tetsugakudo, Tenryuji, Kiyomizu-Dera (Kyoto), Nara-koen (Nara)..v..v. Một hàng Anh Đào nở bên một con sông nhỏ, xa xa ẩn hiện mái đền Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa Anh Đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa Anh Đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa Anh Đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành vội, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa Anh Đào nở. Ngaỳ xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không. Những ai đã có dịp xem phim zchiến binh Samurai cuối cùng (The last Samurai) thì đều có dịp thấy hình ảnh này mà nhà đạo diễn phim đã cố tình cho người xem thấy được cái tinh thần samurai nở trong đóa hoa Anh Đào. Đời sống của hoa Anh Đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa Anh Đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh Anh Đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất. Samurai cũng thế, xem đời sống mình như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp như nhau. Ngày nay, giai cấp Samurai đã ra đi nhưng tinh thần Samurai trong lòng người dân Nhật hình như vẫn còn đó, khi những mùa xuân Anh Đào vẫn còn nguyên vẹn trên xứ Phù Tang. Ngoài ra, Anh Đào còn là đóa hoa được nhiều tôn giáo, đảng phái, tổ chức của Nhật chọn làm dấu biểu tượng (logo) cho mình. Như giáo hội Thiên Lý Tenrikyo, một giáo phái khá lớn của vùng Kansai lấy hoa Anh Đào làm biểu tượng cho giáo hội. Năm cánh hoa tượng trưng cho giáo thuyết của Thiên Lý. Mỗi tổ chức đều có những định nghĩa riêng về ý nghĩa biểu tượng của mình. Anh Đào còn biểu hiện cho sự đoàn kết, một cây anh đào dù có nở nhiều hoa đến như thế nào chăng nữa, nó vẫn không làm sao khoe được cái đẹp, cái rực rỡ như một vườn anh đào đang nở. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Câu ca dao dân gian của người Việt Nam lại hết sức phù hợp cho xứ Nhật. Đôi điều về hoa anh đào mùa xuân Nhật Bản, một chút điểm qua về tâm tư người Nhật, một thoáng qua về hoa anh đào nở. Bây giờ chúng ta hãy cùng bước vào một khu vườn anh đào đang nở, chúng ta có thể nằm im dưới gốc anh đào ngắm hoa hay chúng ta có thể lững thững dạo bộ xem hoa. Thấy hoa, xem hoa và ngắm hoa anh đào như thế, chúng ta sẽ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chữ "hanami" . Chưa có dịp nhìn hoa Anh Đào nở, chưa có dịp nhìn mùa thu lá vàng Nhật Bản thì thật là khó ai có thể cảm nhận được cái gọi là thần kỳ của Nhật Bản, cái thần kỳ đã đưa đất nước Phù Tang đi lên từ những điêu tàn đổ nát tan hoang sau cuộc đệ nhị thế chiến để họ có được như ngày nay.
Trả lời
Thức uống từ lá trà đã đi cùng lịch sử loài người từ xưa đến nay. Cách thức để tạo nên món trà xanh thật sự là không ít, nhưng ngày nay, nhiều người lại lựa chọn bột trà xanh, trở thành hình thức được ưa chuộng nhất. Ai cũng nghĩ rằng bột lá trà xanh được xuất phát từ Trung Quốc, nhưng thực tế thì phương pháp nghiền bột lá trà để chế biến đồ uống được hình thành từ thời nhà Đường, nhà Tống của Trung Quốc dùng trong các nghi lễ Phật giáo là phần lớn. Đến mãi sau này, năm 1191, cách chế biến này mới lan truyền rộng rãi tới Nhật Bản bởi các nhà sư Eisai. Từ sau đó cho đến nay, bột trà xanh dần dần bị mờ nhạt ở Trung Quốc nhưng lại vô cùng nổi tiếng và phổ biến tại Nhật Bản. Đặc biệt là ở các thiền viện. Bột trà xanh hay matcha trở thành hương vị trà xanh tinh tế mang đậm phong vị Nhật. Việc chuẩn bị làm matcha sẽ được bắt đầu vài tuần trước khi thu hoạch lá trà, có thể kéo dài tới 20 ngày. Thời gian đó, cây chè được che chắn tuyệt đối để ngăn chặn ánh sáng mặt trời, giúp cây chậm phát triển, kích thích tăng trưởng nồng độ chất diệp lục, tạo nên các amino acid đem tới vị ngọt nhiều hơn cho trà. Trà được sấy khô thông thường gọi là gyokuro - trà ngọc sương. Lá trà vụn vì một lí do nào đó sẽ là tencha. Tencha có thể được rút sợi cắt cuống và nghiền nhỏ thành thứ bột mịn xanh tươi, ấy là matcha. Hương vị matcha được quyết định bởi hàm lượng amino acid từ lá trà. Matcha chất lượng cao sẽ có độ ngọt thanh, hương thơm dễ chịu và màu xanh đậm nét, rõ ràng hơn các loại bột matcha được thu hái muộn hoặc loại có chất lượng thông thường. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản cũng đề cao việc chuẩn bị, phục vụ và uống matcha. Nhưng ngày nay, matcha còn là nguyên liệu phổ biến làm tăng hương vị và là chất nhuộm màu cho bánh nếp mochi, mì soba, kem trà xanh và một loạt các loại bánh kẹo Nhật Bản wasaghi khác. Hình ảnh thưởng thức trà đạo gắn với hình ảnh “một trái tim thuần khiết” và “kiểm soát những ham muốn” là một phần của tinh thần Zen, nó thúc đẩy tinh thần con người đến lối sống lạc quan, thanh cao... Câu 2: Hoa anh đào – biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Mùa hoa Anh Đào, Hanami là một từ của người dân Nhật và chỉ được dùng vào tiết mùa xuân , vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 lúc mà hoa Anh Đào nở rộ trên khắp mọi nơi của xứ Phù Tang (nhất là trên đảo Honshu, đảo lớn nhất của Nhật Bản). HANA có nghĩa là hoa, MI có nghĩa là nhìn, là xem. Hanami được viết bằng 2 từ Hán-Việt là "Hoa Kiến" tức là thấy hoa, xem hoa, ngắm hoa...Thời gian của Hanami được kéo dài bằng thời gian của mùa hoa Anh Đào nở. Đây là khoảng thời gian mà người dân Nhật tụ tập gia đình, bạn bè tổ chức những buổi picnic ca hát ăn uống vui đùa tại những công viên, dưới những gốc Anh Đào, bên trên hoa nở rộ trắng xóa trên những cành cây. Nhật Bản không phải là xứ chỉ có hoa Anh Đào nở, họ cũng có những loại hoa khác cũng nở rộ vào tiết mùa xuân, cũng có những bản nhạc ca ngợi "hoa hồng đã nở" (bara ga saita), thế nhưng hanami vẫn mang một ý nghĩa riêng ám chỉ về mùa Anh Đào nở. Phải chăng hoa Anh Đào có một ý nghĩa sâu xa nào đó trong lòng con cháu Thái Dương Thần Nữ. Chúng ta hay nói đến các loại cây Đào, hoa Đào nhưng nhiều khi chúng ta không để ý đến sự khác nhau giữa các chủng loại Đào (*). Sakura được viết chữ Hán Việt gọi là cây Anh (** theo tự điển Hán Việt của Thiều Chửu) . Chữ Hán vốn dĩ là một loại chữ tượng hình để ám chỉ mọi sự vật, nên chúng ta cũng tìm hiểu đôi chút về cấu trúc của chữ Anh (đào) này. Chữ Anh trong tiếng Hán bao gồm chữ Mộc (cây) bên trái + 2 chữ Bối (quí giá) bên trên + chữ Nữ (thiếu nữ) ở dưới chữ Bối và ngồi dựa vào chữ Mộc. Chữ viết cũng cho ra một khái niệm về cây Anh Đào, cây được xem như là loại cây quí với hình ảnh nhẹ nhàng của người con gái đứng tựa bên cây. Sakura cũng là một chủng loại của Đào nên vì thế được gọi là Anh Đào để phân biệt với Sơn Đào, Thu Đào, Hàn Đào, Lý Đào ..v..v. Loại hoa này (sakura) còn có tên Nhật khác là Somei Yoshino hay còn được gọi tắt là Yoshino (trên internet thì các trang web thường viết là Yoshino) . Vào mùa đông cây Anh Đào trụi lá, không một chiếc lá nào có thể ngủ yên trên cành cây qua một mùa đông giá lạnh của Nhật Bản. Xứ Phù Tang có tháng 1 giá buốt, tháng 2 lạnh giá; tháng 3 là tháng giao thời giữa đông và xuân, giữa cái lạnh cuối đông và cái ấm áp đầu xuân, giữa cái ngủ yên và cái cựa mình thức giấc. Đây cũng là lúc cây Anh Đào cựa mình, dụi mắt để đón nàng xuân về khắp mọi nơi trên xứ sở của con cháu Thái Dương Thần Nữ . Vào tuần lễ cuối tháng 3, cây Anh Đào bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những mầm nụ đã bắt đầu ra nụ. Nụ nằm yên đó chờ cho tiết trời trở ấm thì bung nở ra hoa. Mỗi nụ hoa thường thì cho ra nhiều đóa hoa. Có nụ cho ra 2 đóa , có nụ cho ra đến 4 - 5 đóa Anh Đào. Cuống hoa Anh Đào màu hồng đậm và thân cuống có màu xanh lá. Mỗi đóa hoa chỉ lớn độ 2-3cm và nở sát vào nhau, nhưng điểm đặc biệt nhất của hoa Anh Đào là mỗi đóa Anh Đào chỉ có đúng 5 cánh hoa nằm cạnh nhau và tạo cho hoa một hình dáng cân đối. Các cánh hoa rất mỏng và mịn, cánh có màu trắng hồng phía ngoài và màu hồng của cánh hoa thường thì đậm hơn về phía nhụy hoa, làm nổi bật các đầu nhụy hoa vàng nằm ngay giữa đóa hoa. Một chút hồng nhạt trên các đầu cánh hoa hay một chút hồng đậm ở dưới cánh hoa cộng với những giọt sương sáng sớm long lanh còn đọng lại trên cánh hoa cũng là những hình ảnh tuyệt vời cho những người chụp ảnh tài tử. Thông thường hoa Anh Đào nở bung ra vào những ngày cuối tháng 3 .Hoa chỉ nở khi thời tiết bắt đầu ấm áp, trời trở lạnh thì sẽ hãm hoa lại, hoa không nở cho đến khi tiết trời ấm lên. Từ lúc hoa Anh Đào nở cho đến khi hoa rụng , thời gian chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày. Một thời gian thật ngắn ngủi và cũng vì thế , mà người Nhật đã ví đời sống họ cũng giống như đời sống ngắn ngủi của hoa Anh Đào. Khi hoa Anh Đào nở rộ, thì từ xa người ta chỉ thấy toàn một màu hoa trắng hồng che phủ cả toàn cây. Nếu Anh Đào chỉ là một cây đơn độc, đứng trơ vơ trên một khoảng đất nào đó thì có lẽ xem ra nó cũng chỉ bình thường như các loại cây khác, nhưng khi có dịp nhìn cả một rừng Anh Đào nở như ở Hamanako (Hamamatsu), Shinjuku-koen (Tokyo), Ginkakuji-Tetsugakudo, Tenryuji, Kiyomizu-Dera (Kyoto), Nara-koen (Nara)..v..v. Một hàng Anh Đào nở bên một con sông nhỏ, xa xa ẩn hiện mái đền Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa Anh Đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa Anh Đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa Anh Đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành vội, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa Anh Đào nở. Ngaỳ xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không. Những ai đã có dịp xem phim zchiến binh Samurai cuối cùng (The last Samurai) thì đều có dịp thấy hình ảnh này mà nhà đạo diễn phim đã cố tình cho người xem thấy được cái tinh thần samurai nở trong đóa hoa Anh Đào. Đời sống của hoa Anh Đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa Anh Đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh Anh Đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất. Samurai cũng thế, xem đời sống mình như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp như nhau. Ngày nay, giai cấp Samurai đã ra đi nhưng tinh thần Samurai trong lòng người dân Nhật hình như vẫn còn đó, khi những mùa xuân Anh Đào vẫn còn nguyên vẹn trên xứ Phù Tang. Ngoài ra, Anh Đào còn là đóa hoa được nhiều tôn giáo, đảng phái, tổ chức của Nhật chọn làm dấu biểu tượng (logo) cho mình. Như giáo hội Thiên Lý Tenrikyo, một giáo phái khá lớn của vùng Kansai lấy hoa Anh Đào làm biểu tượng cho giáo hội. Năm cánh hoa tượng trưng cho giáo thuyết của Thiên Lý. Mỗi tổ chức đều có những định nghĩa riêng về ý nghĩa biểu tượng của mình. Anh Đào còn biểu hiện cho sự đoàn kết, một cây anh đào dù có nở nhiều hoa đến như thế nào chăng nữa, nó vẫn không làm sao khoe được cái đẹp, cái rực rỡ như một vườn anh đào đang nở. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Câu ca dao dân gian của người Việt Nam lại hết sức phù hợp cho xứ Nhật. Đôi điều về hoa anh đào mùa xuân Nhật Bản, một chút điểm qua về tâm tư người Nhật, một thoáng qua về hoa anh đào nở. Bây giờ chúng ta hãy cùng bước vào một khu vườn anh đào đang nở, chúng ta có thể nằm im dưới gốc anh đào ngắm hoa hay chúng ta có thể lững thững dạo bộ xem hoa. Thấy hoa, xem hoa và ngắm hoa anh đào như thế, chúng ta sẽ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chữ "hanami" . Chưa có dịp nhìn hoa Anh Đào nở, chưa có dịp nhìn mùa thu lá vàng Nhật Bản thì thật là khó ai có thể cảm nhận được cái gọi là thần kỳ của Nhật Bản, cái thần kỳ đã đưa đất nước Phù Tang đi lên từ những điêu tàn đổ nát tan hoang sau cuộc đệ nhị thế chiến để họ có được như ngày nay.