Mấy ông cơ trưởng có bao giờ "đua máy bay" với nhau không?

  1. Phong cách sống

Các 'tài xế trên không' này có bao giờ đua với nhau không nhỉ :))

https://cdn.noron.vn/2020/03/06/279db9e60c2aab304af4c9fce495762a.png

Từ khóa: 

đua máy bay

,

cơ trưởng

,

phi công

,

phong cách sống

Nếu máy bay chiến đấu hay máy bay thể thao thì có thể. Còn đối với máy bay dân dụng chở khách thì chắc là không.

Quá trình bay, phi công thường chỉ thao tác lúc cất và hạ cánh, còn giữa hành trình thì đã có lái tự động. Trong quá trình bay, các máy bay dân dụng cũng ko được bay quá gần nhau (khoảng 300m cho chiều cao và 5km cho chiều ngang).

Phi công cũng ko thể liên lạc giữa các máy bay với nhau được mà cần phải liên lạc qua trạm kiểm soát không lưu (vì vậy, đã có trường hợp sự cố cần thiết phải liên lạc giữa 2 máy bay thì lúc đó, phi công đã buộc phải liên lạc gián tiếp qua trạm kiểm soát không lưu).

Và nhất là trên trời rộng nhưng vẫn có tuyến những tuyến như đường dưới mặt đất. Phi công cần phải tuân thủ về các tuyến bay, hướng bay, tốc độ theo như trạm kiểm soát không lưu yêu cầu. Giờ đến giờ đi cũng đc định rõ. Máy bay lại cần di chuyển để bay được nên nếu có bay nhanh thì ko thể đỗ lại giữa trời mà chờ tới lượt đáp xuống sân bay.

Nói tóm lại, phi công dân sự, nắm trong tay cái máy bay cả trăm triệu đô và nhất là cả trăm sinh mạng. Nên luôn có những luật ràng buộc chặt chẽ mà phi công phải tuân theo. Tất nhiên phi công có thể phá luật, nhưng việc để 2 phi công không thể liên lạc với nhau, không thể xác định chính xác vị trí của nhau lại cùng phá luật, đua máy bay, gần như là điều không tưởng.

Trả lời

Nếu máy bay chiến đấu hay máy bay thể thao thì có thể. Còn đối với máy bay dân dụng chở khách thì chắc là không.

Quá trình bay, phi công thường chỉ thao tác lúc cất và hạ cánh, còn giữa hành trình thì đã có lái tự động. Trong quá trình bay, các máy bay dân dụng cũng ko được bay quá gần nhau (khoảng 300m cho chiều cao và 5km cho chiều ngang).

Phi công cũng ko thể liên lạc giữa các máy bay với nhau được mà cần phải liên lạc qua trạm kiểm soát không lưu (vì vậy, đã có trường hợp sự cố cần thiết phải liên lạc giữa 2 máy bay thì lúc đó, phi công đã buộc phải liên lạc gián tiếp qua trạm kiểm soát không lưu).

Và nhất là trên trời rộng nhưng vẫn có tuyến những tuyến như đường dưới mặt đất. Phi công cần phải tuân thủ về các tuyến bay, hướng bay, tốc độ theo như trạm kiểm soát không lưu yêu cầu. Giờ đến giờ đi cũng đc định rõ. Máy bay lại cần di chuyển để bay được nên nếu có bay nhanh thì ko thể đỗ lại giữa trời mà chờ tới lượt đáp xuống sân bay.

Nói tóm lại, phi công dân sự, nắm trong tay cái máy bay cả trăm triệu đô và nhất là cả trăm sinh mạng. Nên luôn có những luật ràng buộc chặt chẽ mà phi công phải tuân theo. Tất nhiên phi công có thể phá luật, nhưng việc để 2 phi công không thể liên lạc với nhau, không thể xác định chính xác vị trí của nhau lại cùng phá luật, đua máy bay, gần như là điều không tưởng.

Chắc là có chứ nhỉ, mà cũng tuỳ loại phi cơ và phi công 😁 mình có thằng bạn làm phi công VNA đây, hiện giờ thì không rõ như nào nhưng nó từng kể hồi còn tập lái, dạng máy bay nhỏ chỉ có 1-2 ghế ngồi ấy, thì tụi nó lâu lâu còn tổ chức thi bay với nhau để đọ trình cơ, chắc cũng có cả thi thố về tốc độ đấy 😁