Em không kiềm chế được cảm xúc của mình, em có nên đi gặp bác sĩ tâm lí không?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Nếu chuyện khóc đó không ảnh hưởng đến các hoạt động khác nhiều và không khiến em đau khổ, tổn thương thì có lẽ em có thể tự khắc phục được.

Cách làm là em thử quan sát tất cả mọi phản ứng tâm lý của mình (buồn, vui, giận, ghét) và lúc nào cũng chỉ giữ vai trò "người quan sát" mà thôi. Xem điều đó xảy ra như thế nào.

Những lúc người khác chê, em xúc động quá thì tạm thời để riêng đó, những lúc em có thể bình tĩnh hơn thì em chú ý quan sát, như khi được khen chẳng hạn, hoặc khi nghe một người nhận xét về người khác mà không phải là em ấy, lúc đó cảm xúc và suy nghĩ của em là gì...

Tập quan sát như vậy thật nhiều, dần dần em sẽ hiểu rằng cảm xúc không phải là em, tâm trí của em dần tách ra không bị cảm xúc lôi kéo nữa.

Khi nào có thời gian rảnh rỗi vài phút thì em ngồi im, thở sâu và chú ý vào hơi thở của mình.

Tập như vậy một thời gian đi em sẽ thấy hiệu quả. Nếu khó chịu quá thì hãy đi bác sĩ :D

Trả lời

Nếu chuyện khóc đó không ảnh hưởng đến các hoạt động khác nhiều và không khiến em đau khổ, tổn thương thì có lẽ em có thể tự khắc phục được.

Cách làm là em thử quan sát tất cả mọi phản ứng tâm lý của mình (buồn, vui, giận, ghét) và lúc nào cũng chỉ giữ vai trò "người quan sát" mà thôi. Xem điều đó xảy ra như thế nào.

Những lúc người khác chê, em xúc động quá thì tạm thời để riêng đó, những lúc em có thể bình tĩnh hơn thì em chú ý quan sát, như khi được khen chẳng hạn, hoặc khi nghe một người nhận xét về người khác mà không phải là em ấy, lúc đó cảm xúc và suy nghĩ của em là gì...

Tập quan sát như vậy thật nhiều, dần dần em sẽ hiểu rằng cảm xúc không phải là em, tâm trí của em dần tách ra không bị cảm xúc lôi kéo nữa.

Khi nào có thời gian rảnh rỗi vài phút thì em ngồi im, thở sâu và chú ý vào hơi thở của mình.

Tập như vậy một thời gian đi em sẽ thấy hiệu quả. Nếu khó chịu quá thì hãy đi bác sĩ :D

Bạn là người giàu cảm xúc. Đôi lúc phải tự hào vì bản thân được sống với những cảm xúc thật của mình. Có những người đôi khi muốn khóc lắm nhưng không khóc được. Hay vui đến nghen ngào nhưng cũng không thể thể hiện cảm xúc của mình ra ngoài. Bởi người đó đã đi qua nhiều đau thương và vấp ngã.

Hãy tự tin và yêu thương những gì mình có bạn nhé.

Nếu tình trạng khóc tự phát tiếp diễn ở mức độ không thể kiểm soát được, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra vấn đề về tuyến giáp nhé. 

www.newsmax.com


Nếu cần một người bạn để kể mấy chuyện từ bé đến lớn thì hãy nhắn cho tớ nhé. Tớ thấy những bạn cảm xúc bất ổn thường rất thiếu người lắng nghe họ.

Hãy thử tâm sự với tớ một lần nha, cho dù sau đó chúng ta có tiếp tục hay không.