Miếu Âm Hồn ở Hội An?

  1. Văn hóa

Một góc bàn thờ trong Nhà thờ Tín Thiện tộc, tên dân gian là Miếu Âm Hồn.

Nơi đây để cúng vong linh của những người gốc Hoa được chôn cất ở Hội An nhưng không có nơi thờ tự. Thế nên tuy là Nhà thờ Tín Thiện tộc nhưng người dân quen gọi là Miếu Âm Hồn.

Ở đây lưu tên của 402 vong linh, người cuối cùng được đưa lên là Hứa Vinh, ông nội của chú dắt mình vào xem, vì ông mất trước 1975. Từ sau 1975, tuyệt không cho phép đưa thêm ai vào nữa.

Xét ra, nơi này đã tồn tại 190 năm tròn rồi. 190 năm duy trì, hiển vinh cùng chữ Tín, và luôn giữ tâm sáng làm điều Thiện.

Từ khóa: 

lịch sử

,

văn hóa việt nam

,

phượt

,

du lịch

,

văn hóa

Trước đây, em cũng từng đọc một số bài viết/ câu chuyện xoay quanh những nét văn hoá đặc trưng của miếu Âm hồn, của phong tục tập quán nơi đây. Đáng tiếc, hiện nay miếu Âm hồn khá "thê thảm" và "lộn xộn" sau một số lần trùng tu, sửa chữa, mất đi rất nhiều bản sắc văn hoá từng có. Đối chiếu theo kiến trúc cổ được lưu giữ thì nguyên bản Miếu có 5 gian, đỉnh mái có khắc chạm song long tranh châu và ngũ hoành phù điêu, tuy nhiên hiện tại chỉ còn 3 gian.

Btw, em khá tò mò Tục thờ cô hồn bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ, nó có ý nghĩa đặc trưng gì ạ? Theo em biết, mảnh đất Hội An, có rất nhiều miếu cô hồn, đặc biệt nhiều so với các vùng khác, vậy nguyên do từ đâu? Tại sao văn hoá thờ tự quy mô cộng đồng này lại phát triển như vậy ạ?

Trả lời

Trước đây, em cũng từng đọc một số bài viết/ câu chuyện xoay quanh những nét văn hoá đặc trưng của miếu Âm hồn, của phong tục tập quán nơi đây. Đáng tiếc, hiện nay miếu Âm hồn khá "thê thảm" và "lộn xộn" sau một số lần trùng tu, sửa chữa, mất đi rất nhiều bản sắc văn hoá từng có. Đối chiếu theo kiến trúc cổ được lưu giữ thì nguyên bản Miếu có 5 gian, đỉnh mái có khắc chạm song long tranh châu và ngũ hoành phù điêu, tuy nhiên hiện tại chỉ còn 3 gian.

Btw, em khá tò mò Tục thờ cô hồn bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ, nó có ý nghĩa đặc trưng gì ạ? Theo em biết, mảnh đất Hội An, có rất nhiều miếu cô hồn, đặc biệt nhiều so với các vùng khác, vậy nguyên do từ đâu? Tại sao văn hoá thờ tự quy mô cộng đồng này lại phát triển như vậy ạ?