Mới chân ướt chân ráo bước vào con đường start-up, đọc nhiều sách khởi nghiệp có giúp giảm thiểu thất bại trên thương trường?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Theo một số diễn giả nổi tiếng như: Nguyễn Thị Diệu Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC), Trần Bằng Việt - Tổng thư ký CLB Quản trị và Khởi nghiệp, CEO Dong A Solution và Nguyễn Tuấn Quỳnh - CEO Saigon Books chia sẻ trong một buổi giao lưu thì với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục như hiện nay, không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tìm được những người thầy bằng xương bằng thịt. Khi đó, việc tìm những cuốn sách có giá trị, liên quan đến lĩnh vực của mình là điều rất quan trọng.

Với bất cứ Starup nào thì những vấn đề cơ bản như: Huy động vốn, Quản lý, Người hướng dẫn, Truyền thông… đều có ý quan trọng trong những ngày đầu khởi nghiệp. Có một điều may mắn là các bạn hoàn toàn có thể tháo gỡ những vấn đề đó thông qua việc đọc sách và áp dụng những kiến thức từ sách.

Nhưng có thể thấy, đa số đầu sách này là sách dịch, chủ yếu là đúc kết dựa trên tình hình thực tế của nước ngoài. Liệu như thế có thể áp dụng được cho các bạn trẻ Việt Nam hay không? Chưa kể các cuốn sách này còn có thể vẽ ra một thế hệ "ảo tưởng sức mạnh" về bản thân, hoặc khiến con người ta luôn phải cố gắng đạt được thành công về vật chất bằng mọi giá thì càng không hay?

Nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ chăm đọc sách mà không hành động thì mãi mãi kiến thức chỉ nằm trong đầu, không tạo ra được giá trị và sự thay đổi. Vậy có chăng ta cần áp dụng công thức: Đọc sách -> Lọc điều mình cần -> Áp dụng vào thực tế -> Đúc kết kinh nghiệm bản thân để đạt hiệu quả tích cực như mong muốn??


Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Đọc sách, có thêm hiểu biết mới lúc nào cũng tốt cả, cái chính là sau khi đọc xong quyển sách chúng ta rút ra được cái gì.

Sách khởi nghiệp chủ yếu được viết dựa trên kno của những người đã thành công, họ viết dựa trên trải nghiệm cá nhân của họ, trong điều kiện thực tế, bối cảnh lúc đó của họ. Và tất nhiên là nó sẽ khác với điều kiện thực tế của người đọc.

Nếu bạn mới có ý định startup, hoàn toàn chưa biết phải làm gì thì như bạn nói, đọc sách sẽ giúp bạn có kiến thức về những thứ cơ bản phải làm. Ko có những kiến thức cơ bản ấy thì 100% là bạn sẽ fail (trừ khi bạn là Xuân tóc đỏ XD).

Tuy nhiên, nó chỉ là điều kiện tối thiểu, có đọc thì 1 2 quyển là quá đủ, nhiều hơn nữa cũng ko có mấy tác dụng. Cái bạn cần thực sự chắc là 1 kế hoạch chi tiết và thật nhiều may mắn. Khởi nghiệp có thành công hay ko theo ý kiến cá nhân mình 60% là may mắn.

Aw, nếu bạn có ý định khởi nghiệp, good luck ^^.

Trả lời

Đọc sách, có thêm hiểu biết mới lúc nào cũng tốt cả, cái chính là sau khi đọc xong quyển sách chúng ta rút ra được cái gì.

Sách khởi nghiệp chủ yếu được viết dựa trên kno của những người đã thành công, họ viết dựa trên trải nghiệm cá nhân của họ, trong điều kiện thực tế, bối cảnh lúc đó của họ. Và tất nhiên là nó sẽ khác với điều kiện thực tế của người đọc.

Nếu bạn mới có ý định startup, hoàn toàn chưa biết phải làm gì thì như bạn nói, đọc sách sẽ giúp bạn có kiến thức về những thứ cơ bản phải làm. Ko có những kiến thức cơ bản ấy thì 100% là bạn sẽ fail (trừ khi bạn là Xuân tóc đỏ XD).

Tuy nhiên, nó chỉ là điều kiện tối thiểu, có đọc thì 1 2 quyển là quá đủ, nhiều hơn nữa cũng ko có mấy tác dụng. Cái bạn cần thực sự chắc là 1 kế hoạch chi tiết và thật nhiều may mắn. Khởi nghiệp có thành công hay ko theo ý kiến cá nhân mình 60% là may mắn.

Aw, nếu bạn có ý định khởi nghiệp, good luck ^^.

Xin chia sẻ ý kiến và trải nghiệm cá nhân của mình:

A. Đọc sách thì giúp ích gì:

  • Biết các giai đoạn đang và sẽ trải qua, từ đó dễ sàng lọc và tìm các thông tin/lời khuyên phù hợp. Những thuật ngữ đúng kiểu như Ideation (giai đoạn ý tưởng), Prototype (giai đoạn hình thành sản phẩm mẫu), MVP, Seed Funding, Serie A,... nếu biết đúng term thì google sẽ ra rất nhiều lời khuyên hay (đặc biệt là trên Quora).
  • Biết những sai lầm thường gặp - để tránh/vượt qua nó nhanh chóng.
  • Có ý niệm, thái độ và cách tiếp cận đúng về vấn đề.

B. Đọc sách gì:

Đừng đọc mấy sách self-help hô hào nữa, trong mấy quyển ở hình trên mình khuyên đọc mỗi hai quyển là Bí mật của may mắn và Tốc độ của niềm tin, nhưng đều không trực tiếp liên quan về chủ đề khởi nghiệp.

Điểm khó là các sách khởi nghiệp chi tiết và kỹ thuật thì ít dịch ở Việt Nam. Mình đề xuất 5 quyển sau:

  1. Từ không đến một (Zero to One) của Peter Thiel, thành viên Paypal Mafia gangs. Dạy cách tư duy để hướng đến tình trạng "độc quyền hoàn hảo" như Google và Facebook.
  2. Gã Nghiện Giày (Shoes Dog) của Phil Knight, viết về câu chuyện khởi nghiệp của Nike - đầy gian khó, nhiều bài học và cực kỳ hay về văn hoá doanh nghiệp.
  3. Jeff Bezos và kỷ nguyên Amazon (The Everything Store) của Brad Stone, viết về câu chuyện khởi nghiệp của Amazon - chi tiết và nhiều bài học.
  4. Khởi nghiệp tinh gọn (The Lean Startup) của Eric Ries, tập trung vào việc ra mắt sản phẩm thử nghiệm (MVP).
  5. Thiết kế để tăng trưởng (Design to Grow) của David Butler. Một entrepreneur đúng nghĩa chuyển sang phụ trách bộ phận Design của Coca-Cola - viết về bài học thu nhặt được từ cả hai thế giới startup và big corp.

Một quyển khác khá hay là Con Bò Tía (The Purple Cow) của Seith Godin. Quyển này nói về tư duy xây dựng sản phẩm khác biệt, tiếc là bản tiếng Việt (do Alpha Books thực hiện) bị chê tả tơi về chất lượng dịch.

C. Đọc sách như thế nào?

Riêng câu này xứng đáng một câu hỏi riêng, nên mình trả lời vắn tắt qua 3 ý thôi: (1) cả team nên cùng đọc một quyển, (2) lấy làm đề bài cho hackathon từ đó đề ra các ứng dụng cụ thể vào từng team, (3) xây dựng tủ sách/bộ sách starter kit cho mỗi thành viên tham gia vào công ty.

Về chủ đề này thì mình đề xuất xem series này của Y Incubator, rất nhiều thứ hay mà sách vở không nói hết.

Link tiếng Anh:

https://www.youtube.com/channel/UCxIJaCMEptJjxmmQgGFsnCg

Link Vietsub:

https://sosub.org/source/how-to-start-a-startup/
(hình như đang bị lỗi)

Ngoài 6 quyển trên thì không biết các bạn còn thích quyển nào về chủ đề này không?