Sinh ra để khổ thì sinh ra làm gì ?

  1. Tâm lý học

  2. Tình yêu

  3. Thinking Hub

  4. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  5. Chuyện tuổi 20s

Bài viết từ 5 năm trước, chia sẻ với Noron <3 

Mục đích sống của bạn là gì ?

Bạn à, hãy nghĩ nhé, nếu trút bỏ hết mọi muộn phiền lo lắng, đủ tiền bạc, điều bạn muốn làm nhất sẽ là gì ? Bạn sẽ là người như thế nào ? - Thì đó chính là con người thật của bạn. Là chính bản thân bạn, những khát khao của bạn. 

Chúng ta, mỗi khi gặp nhau, mỗi dịp tết đến, sinh nhật, đều chúc nhau sức khỏe, chúc nhau mọi sự an lành, hạnh phúc.. điều đó có nghĩa là sức khỏe, an lành, hạnh phúc là quan trọng, phải không ? Nhưng thực tế chúng ta có làm được điều đó không ?

Sinh ra, điều đầu tiên đạo Phật đã nói: Đời là bể khổ. Sinh ra, sách đã giảng dạy phải nhân lễ nghĩa trí tín, phải giàu có, phải thành công ? Giáo dục đã bao giờ dạy ta: Hãy trở thành người hạnh phúc hay chưa? Có bao giờ dạy ta con đường phát triển để trở thành một người hạnh phúc ?

Bạn đã nghe đã nói rất nhiều lần: Khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác hay chưa? Hay bố mẹ bạn có nói là con hạnh phúc bố mẹ cũng hạnh phúc hay chưa? 

Các sách dạy bạn làm giàu, dạy bạn phải có trách nhiệm, bạn phải có ý chí quyết tâm, kiên cường vững vàng trên cuộc đua, nhưng các bạn ơi, cuộc đua nào cũng có kẻ chiến thắng kẻ về nhì, vậy có sách nào dạy các bạn làm sao khi chúng ta chỉ là kẻ về nhì - mà vẫn hạnh phúc hay chưa? 

Có sách nào dạy bạn quản trị cả cuộc đời, quản trị các mối quan hệ, xây dựng từ lúc bạn trưởng thành để cho đến khi về già, dù trên cuộc đua bạn chưa có thành công, bạn vẫn có phương án backup an toàn cho chính mình hay chưa?

Tôi nghĩ là chưa!

Tôi tin rằng: Giáo dục Việt Nam trong thời gian tới sẽ có thêm môn: Phát triển cá nhân và quản trị cuộc đời. Các buổi học sẽ có cách khám phá bản thân mình trong cuộc sống, cách giải quyết và đối mặt với các vấn đề và cách sống làm chủ cảm xúc và làm sao để trở thành một người hạnh phúc.

Đồng ý chúng ta luôn luôn phải đi lên phía trước. Đồng ý chúng ta phải nỗ lực làm giàu, nhưng bạn có thấy là chúng ta không chuẩn bị được lúc chúng ta giàu rồi, hoặc thất bại không giàu được, chúng ta sẽ có gì hay không? Có phải là 1 cuộc đua được ăn cả, ngã về không hay không? Bạn phải suy nghĩ và quyết định.

Chúng ta, luôn vay mượn cảm xúc từ phía bên ngoài mà quên mất rằng, nếu bạn có thể làm chủ cảm xúc để được bình an, chỉ có thể là bạn phải làm chủ cảm xúc của bạn, của chính bạn. 

Nếu bạn không giàu được bạn vẫn có thể hạnh phúc mà. Hãy tìm cách để không giàu có như mong muốn, bạn vẫn hạnh phúc. Vậy cái gì có thể bù đắp được: Nó là tình cảm, là tình người, là sự quan tâm, sự hài lòng, là tiêu những gì mình có. 

Điều đầu tiên trong cuộc đời: 

Bạn nhất định phải quản lý tài chính cả nhân: Vì có thể là tiền làm bạn suy nghĩ nhiều nhất, nhỉ.

Bạn hãy học cách quản lý tài chính cá nhân, dự phòng cho những trường hợp không thể. Tôi thấy thật kỳ lạ là ở cái đất nước VN này, ai cũng khẩu hiệu làm giàu, phải giàu, nhưng giàu xong làm sao để xử lý tiền một cách hợp lý thì lại rất ít. Thật kỳ lạ là cách sách dạy làm giàu chỉ dạy cách xây dựng các mối quan hệ, khuyên các lãnh đạo công ty, người ham kinh doanh nên đi theo người giàu, khuyên bạn chiến thuật, lãnh đạo... mà có 1 điều cơ bản là quản trị về tài chính, lại không nhiều người coi trọng, những dòng chảy tài chính vô nghĩa vẫn cứ hàng ngày chảy liên tục, và chúng ta lại hô hào phải kiếm nhiều hơn, nhiều hơn nữa.

Theo tôi, tất cả mọi người, nên học về quản lý tài chính, để cuộc sống mình hài lòng với những gì mình kiếm được, để tiêu đủ những gì mình làm ra. Để sống tiết kiệm và hợp lý. 

Điều thứ 2 trong cuộc đời:

Hay coi gia đình là một điều hạnh phúc, không phải là một gánh nặng. 

Nếu được, hãy đưa cảm xúc của mình lên đầu tiên và hãy cân bằng giữa cảm xúc, khát khao bản thân với trách nhiệm gia đình. Không một ai cứ gồng mình mãi mà hạnh phúc cả. Bạn chỉ có một cuộc đời, đừng sinh ra và coi nó là bể khổ. Nếu cảm thấy cuộc sống quá mệt mỏi, bạn biết không, bạn đã đi sai đường, điều này không tốt cho bạn, cũng chả tốt cho ai cả. 

Nếu bạn không kiếm được tiền, nhỡ khi, hãy phòng khi như vậy, bạn vẫn còn có bạn bè người thân ở bên: Đừng bỏ qua bạn bè, đừng bỏ qua gia đình và thật sự thì, đừng bỏ qua chính mình. 

Nếu đã lựa chọn, hãy lựa chọn vì hạnh phúc, đừng lựa chọn vì trách nhiệm. 

Hãy sống một cuộc đời hạnh phúc, dù có nhiều tiền hay ít tiền. Đừng vứt bỏ bản thân, vứt bỏ gia đình chỉ đơn giản nhỡ bạn có thua. 

Quản trị cá nhân - quản trị cuộc đời

Năm bạn 20 - 35 tuổi: Hãy cố gắng hết sức, bạn biết không bạn có 15 năm phấn đấu nỗ lực, nhưng đừng chỉ vì tiền nhé. Bạn có nhiều mục đích sống hơn là tiền. Khoa học đã nói bạn chỉ có không quá 20 người bạn thân, hãy phân chia thời gian phù hợp và nuôi dưỡng nó: Hãy coi giàu có là điều đương nhiên mình sẽ có và đặt mục tiêu cho nó

  • Giàu có bởi những người đi trước, chỉ bảo mình: Có những người già dặn hơn mình, hiểu mình và sẵn sàng có thể chỉ dẫn cho mình, bạn cần có tối thiểu 5 người.
  • Giàu có vì gia đình: Bạn có một gia đình hạnh phúc, con cái hạnh phúc. Bạn giàu có hơn nhiều người khác. Đơn giản thôi, đừng coi trách nhiệm giáo dục thuộc về nhà trường, hãy dành 10% thời gian của mình cho các con mỗi tuần, hãy dành thời gian cho các con dẫu cho bạn quá bận kiếm tiền. 
  • Giàu có vì bạn bè, anh em: Hãy tìm kiếm những người bạn mình, giữ mối quan hệ từ những lúc chúng ta còn nhỏ, sẽ đến lúc khi chúng ta mệt mỏi, bạn bè lại là nơi ta có thể trở nên vô lo vô nghĩ. Hãy tìm kiếm 2-3 người em thân thuộc, để sau này nếu bạn mệt mỏi, hoặc bạn làm nhiều hơn, bạn có thể chuyển giao bớt một phần công việc của mình, và nghỉ ngơi.

Năm bạn 35 - 50 tuổi: Mình đang bước vào ở giai đoạn này, cảm nhận rõ rệt nhất là mình suy nghĩ lại về các suy nghĩ của lứa tuổi trước

  • Có nên có gia đình hay sống độc thân: Sao cũng được, miễn là mình thấy hạnh phúc. Như tôi đã nói ở 1 post trước, kiểu người hạnh phúc thứ 2 trên thế giới là người độc thân hạnh phúc, sau đó mới đến người đang trong các mối quan hệ không được hạnh phúc. Và nếu bạn lựa chọn yêu chính bản thân mình, hãy yêu một cách hết lòng, và an vui trong đó. Nếu có gia đình, hãy quan tâm đến gia đình mình, vì thời điểm này là thời điểm khác biệt nhất giữa hai thế hệ, và bạn sẽ hạnh phúc biết mấy nếu được cùng con cái chia sẻ những khoảng khắc của cuộc sống. Gia đình, chúng ta chỉ có thể là gia đình ở kiếp này, kiếp sau biết ra sao. Nên hãy trân trọng và hạnh phúc. 
  • Nhẹ nhàng các vấn đề - an ủi và tha thứ cho bản thân: Người ta nói, sau 30 tuổi, tâm sinh tướng, tôi thấy rất đúng. Bạn an vui sẽ làm bạn đẹp xuất sắc và hấp dẫn vô cùng.
  • Chuẩn bị cho các bước tuổi già: Suy nghĩ về các khoản saving an toàn, thu nhập thụ động, các khoản sẽ khiến cho bạn không cần phải nhờ con cháu. Bạn sống có trách nhiệm với chính mình là người thân mình, để không đặt gánh nặng lên ai cả. 
  • Trải nghiệm những gì mình mong muốn, trước khi quá muộn. 

Bạn biết không? Nếu bạn sinh ra đã là bể khổ, vậy thì sinh ra làm gì ?

Bạn biết không? Nếu đã sống, hay sống một cuộc đời hạnh phúc. Đừng cố bắt chước bất cứ ai, hãy nhìn vào chính bạn, và là chính bạn để cảm nhận rõ nhất bạn sẽ hạnh phúc nhất là gì.

Và trong bất kỳ trường hợp nào, hãy có một backup plan cho chính mình, để tránh rơi vào hụt hẫng, sầu não. Phí thời gian lắm.

https://cdn.noron.vn/2022/06/17/579454812922318-1655434387.jpg

Từ khóa: 

love your life

,

tâm lý học

,

tình yêu

,

thinking hub

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

chuyện tuổi 20s

Bạn không có quyền lựa chọn được sinh ra hay không. Nếu không biết nguyên nhân thì cuộc đời chỉ là sự tồn tại rồi tan vào hư vô mà thôi. 

Trả lời

Bạn không có quyền lựa chọn được sinh ra hay không. Nếu không biết nguyên nhân thì cuộc đời chỉ là sự tồn tại rồi tan vào hư vô mà thôi. 

Bớt sân si và hài lòng với những gì mình có tuy nhiên cũng cần nỗ lực hết khả năng của mình. Cuộc đời ai chẳng có nổi khổ riêng như Chúa Jesus cũng từng nói rằng : " ngày nào có nỗi khổ của ngày đó".

Nhiều người truy cầu hạnh phúc, nhưng mấy ai biết tới con đường để dẫn tới hạnh phúc.

Hạnh phúc nằm ở sâu thẳm bên trong mỗi người? Rất tiếc, hạnh phúc không nằm ở bên ngoài thế giới vật chất, nhưng cũng không nằm sâu ở tâm trí. Nó nằm ở ranh giới trong và ngoài.

Mình không biết trước khi được sinh ra, mình có nhận nhiệm vụ gì với chúa hay không? Nhưng sau khi sinh ra, có quá nhiều người dậy mình rằng, bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia. Họ trao cho tôi một mớ trách nhiệm và nhiệm vụ.

Nếu ai đó nói rằng cuộc sống toàn niềm vui, thì đó không phải là người cực kỳ may mắn, mà là kẻ nói dối! Nhân sinh đau khổ bởi vì có hình tướng nên có sinh có diệt, có buồn và có vui. Vui nhiều hay buồn nhiều tùy thuộc vào tâm cảnh chánh biết. Nếu nhân gian đã có nhiều đau khổ vậy sao chúng ta lại được sinh ra? Linh hồn chúng ta đến với thế giới này không phải để dạo chơi, không phải để truy cầu niềm vui, càng không phải để chịu khổ ai. Chúng ta đến bởi vì có sứ mệnh phù hợp, đến để học những bài học phù hợp, và đến để làm cho linh hồn chúng ta lớn mạnh hơn.

Sống là phải có khổ có vui chứ. Mà từ "khổ" và "vui" cũng chỉ là phản ánh tâm lý của con ng đối với sự vật. Sống mà không biết khổ vui thì đó là cuộc sống của động vật chưa có tiến hoá thần kinh cảm xúc. Bản thân những bất lợi trong cs cũng sẽ vô nghĩa nếu ta quyết định không đay nghiến nó.