Mông lung có nghĩa là bạn đang làm rất tốt

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

  3. Chuyện tuổi 20s

  4. Kỹ năng mềm

  5. Tâm sự cuộc sống

Bữa nọ khi cả công ty đang ngồi thiền chung, một người anh có chia sẻ rằng: Giai đoạn đầu tiên khi học thiền là thời điểm nguy hiểm nhất. Bởi lúc này, người ta có thể nghĩ rằng mình đã hoàn toàn hiểu về thiền, và rồi cho là mình đã đủ từ bi với cuộc đời. Người ta tưởng rằng vì mình học thiền, nên mình có lòng bao dung vị tha nhiều hơn người khác.

Nhưng mà chẳng phải thế. Thiền chẳng bao giờ dạy một người rời xa bản ngã thật sự của họ, để trở thành một ai đó thật siêu việt. Chỉ là, thông qua thiền, một người có thể lùi lại và quan sát bản thân họ rõ hơn, như là một cá thể giữa cộng đồng rộng lớn.

Mình chưa từng có những ý nghĩ như vậy về thiền, nhưng đã từng nghĩ bản thân sẽ là một ai đó giỏi giang lắm, khi mới bước chân vào trường Đại học để học về Tâm lý. Người biết một chút bao giờ cũng tưởng mình là hiểu nhiều. Người hiểu biết sâu rộng lại thấy kiến thức chẳng bao giờ là đủ. Giữa hai ranh giới ấy, là một khoảng thời gian mà người ta mông lung với mọi điều mình đang tiếp nhận.

Thầy mình có giảng về mô hình chữ U trong việc học tập thế này:

https://cdn.noron.vn/2021/10/17/ypj7bzmjsxbfnkavfiqjctkgxfefe4qnrn9caof-z9tivcoyhfoyynnvglmlxplocd2kk0gfgha3qm3f1u0leij8apdkzl4xdnszdvyivsb02itdqcm5fe7ktdtw4ttzks0-1634433639-1634433639_1024.png

Ảnh:

Université Ouverte Des Humanités

Khi bắt đầu tiếp nhận một kiến thức mới, người ta thường dễ dãi với bản thân và cho rằng như vậy là đủ. Nhưng sẽ tới một lúc, người ta buộc phải “đập đi” những điều sai mà mình đã học trước đó, để thay đổi thành nhận thức đúng hơn. Ở giai đoạn này, thường sẽ không thấy sự tiến bộ nào cả; ngược lại, có thể là cảm giác bản thân đang thụt lùi. Bước tiếp hay không là một sự lựa chọn. Và nếu đủ kiên trì, người ta sẽ bước ra khỏi khoảng mông lung ấy, để dần tiếp nhận kiến thức theo cách chuẩn xác hơn, và hiểu là những gì mình biết còn ít ỏi lắm.

Nói đơn giản như việc học tiếng Anh. Mình đã từng nghĩ IELTS là một thứ gì đó khủng khiếp lắm, và rằng chỉ cần đạt được điểm số cao là có thể “giỏi” tiếng Anh. Nhưng mà không. Chưa kể đến việc giao tiếp ngoài xã hội, thì số điểm ấy là không đủ để tự tin theo học tại môi trường quốc tế. Mình mất khoảng một năm để học lại tiếng Anh, theo đúng kiểu “đập đi xây lại”. Nếu như lúc trước mình gõ phím vèo vèo để xong một bài luận văn, thì sau khi học, cả ngày có khi mình chỉ viết được 200 chữ. Nhưng mà thời điểm đó trôi qua, thì mình nhận thức rõ hơn về những thứ mình viết, không chỉ trong tiếng Anh mà còn cả tiếng Việt. Mình học cách viết đủ, không thừa không thiếu, cũng không cố viết câu chữ văn vẻ như hồi còn học chuyên.

Thế nên, khi nghe bạn chia sẻ về sự mông lung, mình thấy rất mừng. Cảm thấy mông lung nghĩa là đang học hỏi và phát triển. Điều bạn cần, chỉ là thật nhiều dũng cảm và kiên trì để theo đuổi mục tiêu của bản thân.

Mỗi lúc cảm thấy mông lung, mong bạn hãy nhớ là, bạn đang ở phần đáy của chữ U, và bạn đã đi được một nửa quãng đường rồi.

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tâm lý học

,

chuyện tuổi 20s

,

kỹ năng mềm

,

tâm sự cuộc sống

Cảm ơn Mai nhé, bạn chia sẻ bài viết này tạo động lực cho mình rất nhiều. Cho mình hỏi thẻm chút là khi bạn du học thì đã học lại TA kiểu đập đi xây lại, vậy trước đó bạn đã có những hiều lầm hay ngộ nhận gì? 
Trả lời
Cảm ơn Mai nhé, bạn chia sẻ bài viết này tạo động lực cho mình rất nhiều. Cho mình hỏi thẻm chút là khi bạn du học thì đã học lại TA kiểu đập đi xây lại, vậy trước đó bạn đã có những hiều lầm hay ngộ nhận gì? 

Cảm ơn bạn, giờ mới biết đến góc nhìn này :))

Một nửa sự thật không phải là sự thật.
Sau khi hiểu về Đạo rồi phải quên nó đi, để nó về thật sự như nó vốn có!

Mình rất thích những chia sẻ của bạn, rất gần gũi và dễ hiểu. Cách bạn sử dụng câu từ nó không quá cầu kì và sử dụng những từ ngữ chuyên môn, mình đọc thấy rất dễ hiểu và thật lòng đôi khi mình cũng tâm đắc vì ngộ ra được 1 vài điều, không nhiều nhưng có ích. Cảm ơn bạn nhiều nhé, hy vọng sẽ được đọc nhiều chia sẻ của bạn hơn