Một số hệ thống e-learning mà bạn biết?

  1. Công nghệ thông tin

Hiện nay, e-learning đang trở thành một xu thế phát triển. Các bạn hay sử dụng trang nào (kể cả trong nước và quốc tế), hãy cùng liệt kê và review để chia sẻ một vài địa chỉ nào!!!

Từ khóa: 

học trực tuyến

,

edtech

,

e-learning

,

công nghệ thông tin

Các trang quốc tế còn có LinkedIn Learning, ShawAcademy, ngoài các trang mà các bạn khác đã trả lời.

  • LinkedIn learning tiền thân là Lynda(dot)com. Trang này có nhiều khóa học khác nhau nhưng mình chưa học nên chưa biết.
  • ShawAcademy (UK) chăm sóc học viên hơi bị kỹ. Có trả phí. Thỉnh thoảng có bài free.
  • Mình thấy một nhược điểm cũng là ưu điểm là giờ học cố định. Đăng ký giờ nào học giờ đó. Nhược điểm vì không linh hoạt. Ưu điểm là bắt học viên vào lớp đúng giờ. Thật ra bỏ một buổi cũng được, vì có "record" để xem lại. Nhưng sẽ được bạn chăm sóc học viên gọi điện hỏi thăm. Nhiều lúc không thoải mái.


Còn các trang học online chuyên biệt như:

  • Học viện Content Marketing (contentmarketinginstitute.com): Tất nhiên, đào tạo về content marketing. Phí hơi cao (~900USD). Khóa học cũng không nhiều. Giảng viên hơi chán. Được cái deadline cả năm.
  • ISSA (International Sports Sciences Association - issaonline.com): Đào tạo về thể thao. Học linh hoạt với sách, làm bài tập online. Học phí ~500USD/khóa. Deadline từ 4-6 tháng. 
  • IIN (Intergrative Nutrition - IntergrativeNutrition.com) - đào tạo về Health Coach. Học phí: 4,000 - 5,000 USD/năm.

  • Nói chung, vấn đề là có muốn học hay không, chứ học thì có khối chổ để học.
Trả lời

Các trang quốc tế còn có LinkedIn Learning, ShawAcademy, ngoài các trang mà các bạn khác đã trả lời.

  • LinkedIn learning tiền thân là Lynda(dot)com. Trang này có nhiều khóa học khác nhau nhưng mình chưa học nên chưa biết.
  • ShawAcademy (UK) chăm sóc học viên hơi bị kỹ. Có trả phí. Thỉnh thoảng có bài free.
  • Mình thấy một nhược điểm cũng là ưu điểm là giờ học cố định. Đăng ký giờ nào học giờ đó. Nhược điểm vì không linh hoạt. Ưu điểm là bắt học viên vào lớp đúng giờ. Thật ra bỏ một buổi cũng được, vì có "record" để xem lại. Nhưng sẽ được bạn chăm sóc học viên gọi điện hỏi thăm. Nhiều lúc không thoải mái.


Còn các trang học online chuyên biệt như:

  • Học viện Content Marketing (contentmarketinginstitute.com): Tất nhiên, đào tạo về content marketing. Phí hơi cao (~900USD). Khóa học cũng không nhiều. Giảng viên hơi chán. Được cái deadline cả năm.
  • ISSA (International Sports Sciences Association - issaonline.com): Đào tạo về thể thao. Học linh hoạt với sách, làm bài tập online. Học phí ~500USD/khóa. Deadline từ 4-6 tháng. 
  • IIN (Intergrative Nutrition - IntergrativeNutrition.com) - đào tạo về Health Coach. Học phí: 4,000 - 5,000 USD/năm.

  • Nói chung, vấn đề là có muốn học hay không, chứ học thì có khối chổ để học.

Nước ngoài:

  • edX và Coursera hợp tác với các trường ĐH ở Mỹ để cung cấp các khóa học miễn phí và nếu muốn lấy chứng chỉ thì phải trả tiền. Các khóa học đa dạng ngành nghề và kĩ năng chuyên môn. Giảng viên trên 2 trang này là các giảng viên tại các trường Đại học. 
  • Còn Udemy là nền tảng kết nối trainer và người học chuyên về các kĩ năng phục vụ công việc và cuộc sống, giảng viên ko có kiến thức chuyên sâu như tại edX và Coursera. 

-> bạn mình đã học trên 3 trang này đánh giá chất lượng (nội dung, giảng viên) theo thứ tự: edX > Coursera > Udemy. 

Việt Nam thì hiện cũng đang có rất nhiều nền tảng E-Learning

  • Các hệ thống E-Learning của các trường ĐH (được gọi là đại học trực tuyến): Funix (thuộc ĐH FPT), Đại học Mở...
  • Cung cấp các khóa học kỹ năng và nghiệp vụ: Edumall, Kyna, Unica. 
  • Topica Uni: hợp tác với các trường ĐH ở nước ngoài cung cấp các chương trình đại học trực tuyến. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì tham khảo hình dưới đây nha.

elearningvietnam

Các trang quốc tế thì em có biết Coursera, Khan Academy với Future Learn, Vipkid

Future Learn: Em thì có học qua mấy khóa miễn phí ở Future Learn rồi do thấy web này tập trung nhiều hơn vào sinh viên với người đi làm hơn. Không biết là do em học mấy khóa miễn phí hay do các khóa học khác đều vậy mà em thấy kiến thức ở đó hơi chung chung, mang tính lý thuyết nền tàng nhiều hơn. 

Vipkid: Cái này thì là các khóa học Tiếng Anh cho các bé, nó đã khá phổ biến ở mấy nước lân cận VN rồi mà VN thì em chưa thấy. Cái này đặc biệt khác với học online thông thường là được tương tác cùng thời điểm với giáo viên ( bình thường sẽ là gvien up khóa học rồi học viên bay vô học thôi nhưng này là 2 người trong cùng khung giờ nên tương tác ngay lúc đó được)

2 trang còn lại là Khan Academy vs Coursera thì sẽ trải rộng nhiều khóa học hơn, Khan Academy đặc biệt phân chia các mục rõ ràng và đa dạng khóa học nhỏ nhỏ. 

Ở Việt Nam mình thấy có một số site như Kyna , Topica . Kyna tập trung vào các khoá học kỹ năng giá khá rẻ và đang mở rộng sang các phân khúc kỹ năng cho Kids ngoài nhóm 18-24T trước đó.

Topica thì mình thấy sản phẩm tập trung nhất vẫn là các khoá học tiếng anh.

Ở nước ngoài thì mình thấy phổ biến nhất, người Việt mình hay học nhất và được review tốt nhất có Coursera , Udemy