Một số phương pháp điều trị đau bụng thượng vị tại nhà

  1. Sức khoẻ

Đau thượng vị dạ dày là hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng thượng vị. Đây là tình trạng căng tức, đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực bụng nằm giữa rốn và xương ức. Cơn đau này có lúc âm ỉ, lúc lại quặn thắt dữ dội, có thể đau lan từ bụng ra đằng sau lưng khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên nếu cơn đau thượng vị kéo dài, bạn cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm thực quản,

viêm loét dạ dày
, viêm hang vị dạ dày hoặc do trào ngược axit…

Một số biểu hiện của đau bụng thượng vị:

  • Có các cơn đau âm ỉ, đau quặn từng cơn

  • Tình trạng đau vùng thượng vị kèm cảm giác buồn nôn

  • Vị trí đau từ bụng trước xuyên qua sau lưng

  • Cơn đau thường vị thường xuất hiện về đêm khi thức ăn trọng dạ dày tiêu hóa hết

  • Đau thượng vị dạ dày kèm theo cảm giác nóng rát khu vực đau

  • Đau thượng vị dạ dày kèm tức ngực, khó thở

Nếu tình trạng đau bụng thượng vị dạ dày không quá nghiêm trọng, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp chữa đau bụng thượng vị dạ dày dưới đây để xoa dịu cảm giác khó chịu:

Các phương pháp chữa đau bụng thượng vị đơn giản

1.Dùng nghệ

Tác dụng của nghệ

Nghệ rất quen thuộc với chúng ta trong điều trị một số bệnh về tiêu hóa: Trào ngược dạ dày,

nghệ chữa viêm loét dạ dày
, trào ngược thực quản và còn một tác dụng không thể không kể đến đó là chữa đau thượng vị. Lý do bởi trong nghệ có chứa hàm lượng curcumin khá cao giúp diệt khuẩn, giảm axit trong dạ dày và chữa lành các vết loét, qua đó giúp giảm đau rát ở khu vực thượng vị. Trong thực tế, chiết xuất curcumin từ củ nghệ vàng đã được sử dụng trong điều chế thuốc và nhiều loại thực phẩm chức năng dành cho người mắc các bệnh lý về dạ dày gây đau ở khu vực thượng vị.

Một số cách sử dụng nghệ chữa đau bụng thượng vị dạ dày mà các bạn có thể áp dụng:

Cách 1: Dùng bột nghệ

  • Sử dụng 1 thìa bột nghệ

  • 1 thìa mật ong nguyên chất

  • Pha vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều cho tan và uống ngày 2 lần vào sáng và tối.

Cách 2: Dùng nghệ ngâm mật ong

  • Dùng nghệ tươi thái lát mỏng

  • Cho vào 1 hũ thủy tinh có nắp đậy

  • Đổ ngập mật ong nguyên chất

  • Đem đậy nắp kín và ngâm trong 2 tuần, để nơi khô ráo thoáng mát

  • Sử dụng bằng cách mỗi lần 15ml mật ong ngâm nghệ pha với 100ml nước ấm già và uống khi còn ấm.

Cách 3: Viên hoàn tinh bột nghệ

  • Trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2:1

  • Trộn đều và vo hỗn hợp thành những viên hoàn nhỏ có trọng lượng khoảng 5g/viên

  • Mỗi khi lên cơn đau thượng vị dạ dày, hãy lấy 1 viên hoàn tinh bột nghệ ngậm cho tan từ từ trong miệng

  • Ngoài ra, uống đều mỗi sáng cách bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp chữa lành tổn thương dạ dày và ngăn ngừa cơn đau tái phát trở lại.

2.Dùng gừng

Tác dụng của gừng:

Theo nghiên cứu khoa học, trong gừng có hoạt chất Oleoresin, Tecpen, đó là những hoạt chất có tính kháng sinh rất cao giúp sát trùng và chống viêm, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh về tiêu hóa, dạ dày. Khả năng kháng viêm và chống oxy hóa của gừng cũng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược acid hiệu quả.

Ngoài ra, gừng cũng là một loại gia vị có tính ấm, có chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm nên có tác dụng nhiều trong hỗ trợ và điều trị một số bệnh: Đau thượng vị dạ dày, huyết áp, cảm lạnh….

Cách sử dụng gừng chữa đau bụng thượng vị dạ dày mà các bạn có thể áp dụng:

  • Gừng tươi, thái 2-3 lát

  • Bỏ lát gừng cào cốc nước, chế thêm nước sôi hãm lại vài phút

  • Uống khi còn ấm, nếu muốn tốt hơn và dễ uống, cho thêm 1 chút mật ong rồi khuấy đều

Ngoài ra, khi đau bụng thượng vị dạ dày có thể ngậm kẹo gừng hoặc trong bữa ăn hằng một số món ăn có thể thêm gừng vào như 1 loại gia vị.

3.Nước ép bắp cải

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong bắp cải có chứa hàm lượng Glutid, protid, nước, chất xơ.Hàm lượng Vitamin C có trong bắp cải cũng cao gấp 4 cà rốt. Đây đều là những thành phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời giảm bớt áp lực cho dạ dày nhờ đó giúp làm thuyên giảm các cơn đâu vùng thượng vị.

Ngoài ra hàm lượng vitamin U và hợp chất Sulfuraphane có trong bắp cải có tác dụng giúp chống viêm loét cũng như hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng, tránh tổn thương sâu hơn. Sử dụng bắp cải giúp gia tăng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tình trạng bị các aicd dịch vị bào mòn.

Một số cách dùng bắp cải giúp giảm đau thượng vị dạ dày:

Cách 1: Nước ép bắp cải

  • Bắp cải rửa sạc để ráo nước

  • Cho vào máy ép lấy nước

  • Hoặc có thể giã tay và cho thêm 1 ít nước vào lọc lấy nước

  • Uống trực tiếp, nếu khó uống thì bỏ thêm 1 chút đường.

Cách 2: Làm Salad bắp cải

  • Bắp cải thái sợi, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để ráo nước

  • Cà rốt, hành tây rửa sạch và thái sợi

  • Cho tất cả nguyên liệu đã làm sạch bên trên vào tô to và trộn cùng các loại sốt salad

  • Có thể thêm thịt gà hay trứng để tăng thêm dinh dưỡng.

4.Dùng tỏi

Tỏi là loại gia vị thân quen trong mỗi gian bếp, trong tỏi có hoạt chất allicin được coi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế quá trình phân bào của vi khuẩn, virus gây bệnh dạ dày và tiêu diệt chúng. Ngoài ra tỏi có thể hỗ trợ quá trình cân bằng độ PH, kiểm soát acid dịch vị trong dạ dày và điều trị các triệu chứng như đau thượng vị, tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu, co thắt các cơ trong dạ dày. Chính nhờ những tác dụng trên mà dân gian thường sử dụng tỏi như một vị thuốc giúp điều trị các bệnh về đường ruột: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản….

Các phương pháp dùng tỏi chữa đau bụng thượng vị người bệnh có thể tham khảo:

Cách 1:Nhai tỏi sống: Điều trị chứng trào ngược, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu

  • Nhai 1 tép tỏi sống và nuốt

  • Súc miệng lại bằng nước ấm để không gây mùi hôi ở miệng.

Cách 2:Làm rượu tỏi:Giảm đau bụng vùng thượng vị

  • Tỏi bóc sạch: 50g

  • Cho vào bình thủy tinh và đổ 100ml rượu trắng 45 độ cho ngập tỏi

  • Đậy nắp bình lại cho kín, để khoảng 10 ngày là có thể dùng được

  • Mỗi ngày uống 1 thìa cà phê rượu tỏi vào buổi sáng.

Cách 3: Tỏi ngâm mật ong

  • 15g tỏi bóc vỏ, giã nát, cho vào bình thủy tinh và ngâm với 100ml mật ong.

  • Ngâm khoảng 3 tuần là có thể dùng được.

  • Mỗi ngày chắt lấy 1 thìa cà phê hỗn hợp ăn bình thường.

5.Dùng lá khôi tía

Lá khôi tía là loại cây thuốc Nam được biết đến với tác dụng điều trị những bệnh về dạ dày khá hiệu quả. Bởi nghiên cứu cho thấy trong cây khôi tía có hoạt chất tanin trung hòa acid dịch vị và làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng. Dùng lá khôi tía giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng ợ chua, khó tiêu, đầy bụng.

Các cách dùng lá khôi tía chữa đau bụng thượng vị các bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Trà khôi tía

  • Lá khôi tía rửa sạch, cho vào bình

  • Chế thêm nước đun sôi

  • Đậy nắp hãm khoảng vài phút là có thể uống

Cách 2: Thuốc sắc từ lá khôi tía

  • Lá khôi tía: 30g, lá bồ công anh: 20g, khổ sâm: 10g

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào ấm sắc, chế thêm 1,5 lít nước

  • Đun sủi và vặn nhỏ lửa 10-15 phút

  • Chắt lấy nước uống, sau bữa ăn 15-20 phút.

6. Dùng giấm táo

Giấm táo được chế biến từ táo tươi lên men, có vị chua và thường được dùng trong chế biến các món ăn. Trong giấm táo có chứa chứa một lượng lớn pectin- đây là một dạng chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra giấm táo còn có khả năng ức chế hoạt động sản xuất axit trong dạ dày, giảm lượng axit dư thừa, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, qua đó xoa dịu cảm giác đau ở khu vực thượng vị.

Hàm lượng axit axetic có trong giấm táo cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn chặn sự sinh sôi và gây bệnh bên trong các vùng viên loét ở dạ dày, chính vì thế nó giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị hiệu quả.

Các cách đơn giản giúp giảm đau thượng vị dạ dày bằng giấm táo:

Cách 1: Pha dấm táo

  • 2 thìa cà phê giấm táo pha vào cốc nước ấm

  • Khuấy đều uống vào mỗi buổi sáng

  • Nếu có thể pha thêm một chút mật ong vừa tăng khả năng kháng khuẩn vừa tốt cho dạ dày.

Cách 2: Sinh tố dấm táo

  • Nửa cốc quả mâm xôi trộn cùng 1 thìa cà phê giấm táo, 1/3 quả táo, 1/2 quả chuối

  • Sẽ tạo 1 cốc sinh tố thơm ngon rất tốt cho sức khỏe

Cách 3: Salad:

  • Nguyên liệu để làm salad khá phong phú, bạn có thể mix theo sở thích của mình: Cà chua bi, dưa leo, rau sống, rau mầm…

  • Thêm 1 thìa dầu ô liu, 1 thìa cà phê giấm táo

  • Trộn đều hỗn hợp ăn ngay rất tốt cho sức khỏe

Lưu ý:

Mặc dù giấm táo rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong giấm táo có tính acid nên chỉ sử dụng với liều lượng phù hợp bởi nếu dùng quá nhiều nó có thể gây những tác dụng phụ không tốt cho dạ dày.

7.Dùng banking soda

Banking soda có tính kiềm nên nó được hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng acid có tác dụng làm giảm đáng kể lượng acid trong dạ dày, từ đó giảm kích ứng và giảm đau bụng thượng vị vì sự ăn mòn của acid.

Bạn có thể sử dụng banking soda giảm đau bụng thượng vị theo hướng dẫn dưới đây:

  • 1 thìa cà phê banking soda hòa tan cùng 1 cốc nước ấm khoảng 200ml

  • Khuấy kĩ đến khi bạn không thấy cốc nước có màu đục

  • Uống từng ngụm nhỏ cho đến hết.

Lưu ý:

VÌ banking soda có chứa nhiều muối nên dùng nhiều không tốt, chỉ nên dùng để giảm đau thượng vị một cách tạm thời và điều trị ngắn ngày tại nhà.

8.Sử dụng nha đam

Trong nha đam có chứa hoạt chất anthraquinon và glucomannans có tác dụng giảm sản xuất acid dạ dày và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược, giảm ợ nóng, ợ chua. Ngoài ra nha đam còn có đặc tính nhuận tràng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng ứ động thức ăn ở dạ dày- đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng vùng thượng vị. Gel của nha đam cũng hoạt động như một chất bảo vệ niêm mạc, chúng có thể tạo ra một lớp màng bao phủ niêm mạc, làm dịu kích ứng và ngăn không cho axit dư thừa, vi khuẩn, virus hay gốc tự do có cơ hội tấn công vào các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày.

Có thể dùng nha đam chữa đau bụng thượng vị dạ dày theo cách sau:

  • 1 nhánh nha đam tươi gọt bỏ lớp vỏ xanh cứng bên ngoài

  • Lấy ruột trong xay nhuyễn hoặc giã nát với 100ml nước ấm

  • Lấy 2 thìa cà phê hôn hợp nha đam pha nước uống

  • Mỗi ngày uống 2 cốc cho đến khi cơn đau bụng được cải thiện.

9. Nước muối ấm

Tác dụng của muối giúp kháng viêm và giảm vi khuẩn, cải thiện tình trạng co thắt các cơ, khắc phục chứng đau thượng vị dạ dày, chướng bụng đầy hơi khó tiêu nhanh chóng. Dùng nước muối ấm để giảm đau bụng thượng vị dạ dày cũng được rất nhiều người áp dụng.

  • 1 thìa cà phê muối tinh

  • Pha vào 1 cốc nước ấm 200ml

  • Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ.

10.Các loại trà thảo mộc

Sử dụng trà thảo mộc là phương pháp đơn giản được rất nhiều người yêu thích để giảm đau bụng do thượng vị dạ dày. Tùy theo sở thích mà người bệnh có thể chọn lựa những loại trà dưới đây:

Trà xanh

Trong trà xanh có chứa EGCG với tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau vùng thượng vị và cải thiện các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi do bị viêm dạ dày.

  • 1 nắm búp trà xanh non rửa sạch để ráo nước

  • Vò nhẹ và bỏ vào bình ủ hay bình hãm với nước đun sôi

  • Sau khoảng 10 phút chắt uống

  • Sử dụng 2 tách trà mỗi ngày

  • Có thể thêm 1 chút mật ong để tăng tính thơm ngon và hiệu quả trong điều trị bệnh.

Trà hoa cúc

Theo nhiều nguồn tin, trà hoa cúc có tác dụng trung hòa axit, giảm đau rát vùng thượng vị và một số triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Không chỉ vậy, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên còn giúp thần kinh thư giãn, giãm stress, giảm dấu hiệu mất ngủ.

  • 4-5 bông hoa cúc đã sấy khô hoặc hoa cúc tươi

  • Bỏ vào ấm hoặc bình hãm với nước sôi

  • Đậy kín nắp lại khoảng 10- 15 phút

  • Chắt nước uống 2-3 tách trà mỗi ngày

  • Có thể thêm mật ong để tăng vị thơm ngon và tính hiệ quả điều trị bệnh.

https://dadaykhoe.vn/wp-content/uploads/2021/01/tra-cuc.jpg

Trà bạc hà

Trong lá bạc hà chứa hoạt chất menthol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh: indomethacin và ethanol. Chính vì thế lá bạc hà có khả năng kháng khuẩn và chống viêm cực tốt. Tinh dầu của lá bạc hà có tác dụng làm giảm đau các vùng thượng vị bởi nó kích hoạt phản ứng ức chế cảm giác đau. Ngoài ra mùi thơm của lá bạc hà có khả năng làm các enzyme kích thích tiêu hóa, vì vậy nó có thể cải thiện các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.

  • Trà bạc hà: Lấy 1 vài lá bạc hà tươi, rửa sạch cho vào bình hãm với nước vừa đun sôi khoảng 15 phút là có thể chắt lấy nước uống.Uống 2-3 tách tà bạc hà mỗi ngày.

  • Nhai lá bạc hà trực tiếp: Lấy 1 lá bạc hà tươi nhai trực tiếp khi bạn có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn do thượng vị dạ dày bạn sẽ thấy tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Lưu ý:

  • Các trường hợp bị đau thượng vị liên quan đến trào ngược dạ dày không nên dùng lá trà bạc hà tươi bởi chúng có thể làm tăng chứng trào ngược dạ dày.

  • Nên dùng lá bạc hà tươi bởi một số loại kẹo ngậm bạc hà có thể chứa thành phần gây viêm như cao-fructose corn syrup sẽ gây hậu quả ngược lại cho dạ dày.

11.Chườm nóng, chườm ấm bụng

Mẹo chườm ấm, chườm nóng bụng cũng là một trong những phương pháp làm giảm nhanh triệu chứng đau bụng vùng thượng vị dạ dày. Bởi nhiệt độ ấm nóng sẽ giúp xoa dịu cơn đau, lưu thông tuần hoàn máu đến bụng.

12.Thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn là phương pháp sau cùng được nhắc đến khi người bệnh sử dụng các phương pháp tự nhiên trên không đem lại hiệu quả. Một số loại thuốc không kê đơn người bệnh có thể sử dụng như: Thuốc giảm đau, thuốc kháng axit giúp giảm đau thượng vị và cải thiện các triệu chứng khác như ợ chua, nóng rát dạ dày

  • Zantac,

  • Pepcid,

  • Ranitidine,

  • Famotidine

Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ và nhớ dùng theo đúng liều lượng khuyến cáo và thời gian dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì để giảm đau và nhanh khỏi bệnh

Từ khóa: 

sức khoẻ