Một số quy tắc trong bữa ăn của người Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Một trong những đặc điểm lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc là phép tắc trên dưới. Người Hàn cực kì coi trọng thứ bậc trong xã hội, cũng giống như việc coi trọng kính ngữ trong giao tiếp. Vị trí ngồi được xếp theo trình tự dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác; người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào nhất. Khi người lớn tuổi nhất hoặc có địa vị cao nhất nhấc thìa của họ lên thì bữa ăn được bắt đầu. Ngoài ra, bạn phải cố gắng ăn theo tốc độ ăn của người lớn. Sẽ là bất lịch sự nếu những người khác ăn xong trước người lớn hơn. Nên cố gắng ăn chậm hoặc nhanh hơn khi người lớn nhất chuẩn bị ăn xong. Nếu như bạn ăn xong trước người lớn thì đặt thìa trong bát cơm và đặt thìa xuống bàn khi người lớn đã dùng xong bữa. Về việc rót đồ uống, bạn phải tuân thủ các điều sau: Người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước, và khi người lớn tuổi chuyền ly cho người trẻ tuổi, họ phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác để uống. Điều này được coi là phép lịch sự và lễ độ cơ bản nhất trong ăn uống ở Hàn. Bữa cơm của người Hàn Quốc khá đa dạng trong đó cơm là món ăn chính. Trong bữa ăn, trước tiên phải thử canh trước mới đến cơm hoặc các món ăn khác. Nếu phải bỏ xương cá hay xương bò, lợn thì phải bọc trong giấy ăn để không nhìn thấy, không được để trên bàn ăn. Không đọc báo, sách hay xem ti vi hoặc nói chuyện khi đang ăn. Điều này có điểm khác biệt với người Việt. Bữa ăn của người Việt thường là thời điểm mọi người quây quần bên nhau sau một ngày làm việc vất vả, cùng chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. Và vì thế bữa ăn được kéo dài khá lâu, không khí ấm cúng, vui vẻ chính là đặc trưng của bữa ăn người Việt trong khi người Hàn Quốc thì ngược lại, họ thường ít khi nói chuyện trong bữa ăn. Một điều đặc biệt là sau khi ăn, người Hàn không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để sau đó ăn tiếp. Điều này khá ngạc nhiên với một đất nước có thu nhập khá cao nhưng đó là bởi vì mấy chục năm trước người Hàn còn rất khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều, họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ thường rất to.
Trả lời
Một trong những đặc điểm lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc là phép tắc trên dưới. Người Hàn cực kì coi trọng thứ bậc trong xã hội, cũng giống như việc coi trọng kính ngữ trong giao tiếp. Vị trí ngồi được xếp theo trình tự dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác; người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào nhất. Khi người lớn tuổi nhất hoặc có địa vị cao nhất nhấc thìa của họ lên thì bữa ăn được bắt đầu. Ngoài ra, bạn phải cố gắng ăn theo tốc độ ăn của người lớn. Sẽ là bất lịch sự nếu những người khác ăn xong trước người lớn hơn. Nên cố gắng ăn chậm hoặc nhanh hơn khi người lớn nhất chuẩn bị ăn xong. Nếu như bạn ăn xong trước người lớn thì đặt thìa trong bát cơm và đặt thìa xuống bàn khi người lớn đã dùng xong bữa. Về việc rót đồ uống, bạn phải tuân thủ các điều sau: Người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước, và khi người lớn tuổi chuyền ly cho người trẻ tuổi, họ phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác để uống. Điều này được coi là phép lịch sự và lễ độ cơ bản nhất trong ăn uống ở Hàn. Bữa cơm của người Hàn Quốc khá đa dạng trong đó cơm là món ăn chính. Trong bữa ăn, trước tiên phải thử canh trước mới đến cơm hoặc các món ăn khác. Nếu phải bỏ xương cá hay xương bò, lợn thì phải bọc trong giấy ăn để không nhìn thấy, không được để trên bàn ăn. Không đọc báo, sách hay xem ti vi hoặc nói chuyện khi đang ăn. Điều này có điểm khác biệt với người Việt. Bữa ăn của người Việt thường là thời điểm mọi người quây quần bên nhau sau một ngày làm việc vất vả, cùng chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. Và vì thế bữa ăn được kéo dài khá lâu, không khí ấm cúng, vui vẻ chính là đặc trưng của bữa ăn người Việt trong khi người Hàn Quốc thì ngược lại, họ thường ít khi nói chuyện trong bữa ăn. Một điều đặc biệt là sau khi ăn, người Hàn không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để sau đó ăn tiếp. Điều này khá ngạc nhiên với một đất nước có thu nhập khá cao nhưng đó là bởi vì mấy chục năm trước người Hàn còn rất khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều, họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ thường rất to.