Một số tổ chức Phật giáo tại Thái Lan

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thái Lan được biết đến như là một vùng đất tự do, do đó có nhiều tổ chức Phi Chính phủ đã được thành lập tại đất nước này, trong đó có hai tổ chức Phật giáo Thế giới đều được đặt trụ sở chính tại nơi đây, đó là World Buddhist Followship (viết tắt: WBF, Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới) và International Network of Engaged Buddhists (viết tắt: INEB, tạm dịch: Tổ Chức Quốc Tế Các Phật Tử Dấn Thân). Về Hội WBF được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1950 tại Tích Lan với năm chủ trương như sau: 1) Khuyến khích hội viên học và tu theo lời Phật dạy; 2) Siết chặt tình hữu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật giáo; 3) Đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý mầu nhiệm của Phật; 4) Tổ chức và đưa các hoạt động Phật sự vào trong các lĩnh vực như xã hội, giáo dục, văn hóa; 5) Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến cho hành tinh này và sẳn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng. Để đạt được mục đích trên, WFB đã cho thành lập nhiều chi nhánh trên khắp thế giới và một Hội đồng trị sự gồm các ban như: Ban Giáo dục, in ấn và nghệ thuật, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện, Ban Đoàn kếât, Ban Tài chánh.... Trong 30 năm hoạt động, với sự ủng hộ nhiệt thành của các Chính phủ Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan, từ 27 chi nhánh ban đầu đã phát triển lên đến 123 chi nhánh, từ 39 quốc gia trên khắp các châu lục. Về trụ sở Trung ương được đặt tại Tích Lan từ năm 1950 đến 1958, sau đó được dời qua Miến Điện, sau sáu năm (1958-1963) đặt tại Miến, trụ sở một lần nữa lại chuyển qua đến Thái Lan từ năm 1963 đến nay. Về Hiệp hội INEB do đạo hữu người Thái Sulak Sivaraksa kết hợp với Hòa thượng người Nhật Bản Teruo Muruyama thành lập vào tháng hai năm 1989 tại Bangkok theo sau cuộc Hội nghị khoáng đại gồm nhiều đại biểu Phật giáo từ mười ba quốc gia như Úc, Mỹ, Canada, Ý, Đức, Anh, Pháp, Bangladesh, v.v. trên khắp thế giới về dự. Hiệp hội đã cung thỉnh Đại lão Hòa thượng người Thái Buddhadasa, Đức Dalai Lama, người Tây Tạng, Thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Cambốt Maha Ghosananda vào hàng chứng minh và cố vấn tinh thần cho Hội. Chủ trương của INEB là kết hợp với nhiều tổ chức Tôn giáo trên thế giới để tổ chức các cuộc Hội Thảo về xã hội và tôn giáo, hầu đem lại lợi ích thật sự cho xã hội; Cung cấp những tin tức mới về PG và hỗ trợ cho các nước PG nghèo ở trong vùng Nam Á và Đông Nam châu Á; Vận động các quốc gia giảm bớt chính sách hà khắc của họ đối với tôn giáo và dân chủ; Bảo trợ và tổ chức các buổi hội thảo xung quanh chủ đề giảm thiểu khổ đau thông qua các sinh hoạt xã hội, chính trị, kinh tế, sinh thái v.v. với mục tiêu tốt đẹp trên, từ 36 hội viên lúc ban đầu, đến nay INEB đã có hơn 400 hội viên từ 33 quốc gia trên khắp thế giới. INEB còn cho phát hành Nguyệt san Seeds of Peace (Hạt giống của Hòa bình) và mở một trang báo điện tử khác để phổ biến chủ trương và giáo lý Phật giáo đã đóng góp tích cực vào trong đời sống của người dân Thái không những về mặt vật chất, kinh tế mà còn đi sâu vào đời sống tinh thần của họ. Sự hiểu biết và thấm nhuần giáo lý nhân quả nghiệp báo và nhiều giáo lý cốt lõi của PG, đã giúp cho người dân Thái biết sống và sống theo khuôn khổ của Chánh pháp. Bản chất hiền hòa, từ ái, khiêm cung và nhã nhặn của người dân Thái đã thể hiện một phần nào đó từ sự thực hành đạo lý của họ. Sự thừa nhận và tán dương PG vai trò của nó trong xã hội Thái là một điều cần thiết và không cường điệu để nói lên điều ấy. Thực vậy, Phật giáo đã ăn sâu vào lòng của dân tộc Thái, và đã có mặt trên khắp mọi ngã đường của xứ sở này. Tăng sĩ Thái Lan đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này. Ngôi trường đầu tiên được thành lập ở Thái Lan được xây dựng ngay trên khu đất của Chùa và những giáo viên đầu tiên là tăng sĩ. PG đã nắm giữ vai trò này trong một thời gian dài cho đến triều đại của Vua Chulalongkorn (Rama V) thì ngành giáo dục phổ cập chính thức ra đời. Các trường công lần lượt được mở bên ngoài tu viện, các trường PG dần dần được tiếp quản bởi bộ giáo dục Thái, điều này dẫn tới vị trí của tăng sĩ trong lĩnh vực giáo dục bị thu hẹp dần. Các giáo viên thế gian cũng được thay thế và tăng sĩ hiện nay chỉ còn dạy một ít môn học như giáo lý căn bản, công dân giáo dục.... Ngày nay, tuy vai trò của PG không còn can thiệp nhiều vào ngành giáo dục phổ cập, nhưng những di sản của PG để lại, vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn đứng vững trong lòng của dân tộc Thái. Những tòa biệt thự đồ sộ của bộ giáo dục, những ngôi trường lớn, những tổ chức từ thiện... phần lớn vẫn còn nằm trong khuôn viên của Chùa. Những ngôi trường Trung học và Đại học có uy tín và danh tiếng, có nhiều tiêu chuẩn cao trong việc học và dạy, đều gợi lại cho người ta nhớ đến một quá khứ tốt đẹp thông qua sự hoạt động của tăng sĩ Phật giáo Thái.
Trả lời
Thái Lan được biết đến như là một vùng đất tự do, do đó có nhiều tổ chức Phi Chính phủ đã được thành lập tại đất nước này, trong đó có hai tổ chức Phật giáo Thế giới đều được đặt trụ sở chính tại nơi đây, đó là World Buddhist Followship (viết tắt: WBF, Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới) và International Network of Engaged Buddhists (viết tắt: INEB, tạm dịch: Tổ Chức Quốc Tế Các Phật Tử Dấn Thân). Về Hội WBF được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1950 tại Tích Lan với năm chủ trương như sau: 1) Khuyến khích hội viên học và tu theo lời Phật dạy; 2) Siết chặt tình hữu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật giáo; 3) Đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý mầu nhiệm của Phật; 4) Tổ chức và đưa các hoạt động Phật sự vào trong các lĩnh vực như xã hội, giáo dục, văn hóa; 5) Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến cho hành tinh này và sẳn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng. Để đạt được mục đích trên, WFB đã cho thành lập nhiều chi nhánh trên khắp thế giới và một Hội đồng trị sự gồm các ban như: Ban Giáo dục, in ấn và nghệ thuật, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện, Ban Đoàn kếât, Ban Tài chánh.... Trong 30 năm hoạt động, với sự ủng hộ nhiệt thành của các Chính phủ Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan, từ 27 chi nhánh ban đầu đã phát triển lên đến 123 chi nhánh, từ 39 quốc gia trên khắp các châu lục. Về trụ sở Trung ương được đặt tại Tích Lan từ năm 1950 đến 1958, sau đó được dời qua Miến Điện, sau sáu năm (1958-1963) đặt tại Miến, trụ sở một lần nữa lại chuyển qua đến Thái Lan từ năm 1963 đến nay. Về Hiệp hội INEB do đạo hữu người Thái Sulak Sivaraksa kết hợp với Hòa thượng người Nhật Bản Teruo Muruyama thành lập vào tháng hai năm 1989 tại Bangkok theo sau cuộc Hội nghị khoáng đại gồm nhiều đại biểu Phật giáo từ mười ba quốc gia như Úc, Mỹ, Canada, Ý, Đức, Anh, Pháp, Bangladesh, v.v. trên khắp thế giới về dự. Hiệp hội đã cung thỉnh Đại lão Hòa thượng người Thái Buddhadasa, Đức Dalai Lama, người Tây Tạng, Thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Cambốt Maha Ghosananda vào hàng chứng minh và cố vấn tinh thần cho Hội. Chủ trương của INEB là kết hợp với nhiều tổ chức Tôn giáo trên thế giới để tổ chức các cuộc Hội Thảo về xã hội và tôn giáo, hầu đem lại lợi ích thật sự cho xã hội; Cung cấp những tin tức mới về PG và hỗ trợ cho các nước PG nghèo ở trong vùng Nam Á và Đông Nam châu Á; Vận động các quốc gia giảm bớt chính sách hà khắc của họ đối với tôn giáo và dân chủ; Bảo trợ và tổ chức các buổi hội thảo xung quanh chủ đề giảm thiểu khổ đau thông qua các sinh hoạt xã hội, chính trị, kinh tế, sinh thái v.v. với mục tiêu tốt đẹp trên, từ 36 hội viên lúc ban đầu, đến nay INEB đã có hơn 400 hội viên từ 33 quốc gia trên khắp thế giới. INEB còn cho phát hành Nguyệt san Seeds of Peace (Hạt giống của Hòa bình) và mở một trang báo điện tử khác để phổ biến chủ trương và giáo lý Phật giáo đã đóng góp tích cực vào trong đời sống của người dân Thái không những về mặt vật chất, kinh tế mà còn đi sâu vào đời sống tinh thần của họ. Sự hiểu biết và thấm nhuần giáo lý nhân quả nghiệp báo và nhiều giáo lý cốt lõi của PG, đã giúp cho người dân Thái biết sống và sống theo khuôn khổ của Chánh pháp. Bản chất hiền hòa, từ ái, khiêm cung và nhã nhặn của người dân Thái đã thể hiện một phần nào đó từ sự thực hành đạo lý của họ. Sự thừa nhận và tán dương PG vai trò của nó trong xã hội Thái là một điều cần thiết và không cường điệu để nói lên điều ấy. Thực vậy, Phật giáo đã ăn sâu vào lòng của dân tộc Thái, và đã có mặt trên khắp mọi ngã đường của xứ sở này. Tăng sĩ Thái Lan đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này. Ngôi trường đầu tiên được thành lập ở Thái Lan được xây dựng ngay trên khu đất của Chùa và những giáo viên đầu tiên là tăng sĩ. PG đã nắm giữ vai trò này trong một thời gian dài cho đến triều đại của Vua Chulalongkorn (Rama V) thì ngành giáo dục phổ cập chính thức ra đời. Các trường công lần lượt được mở bên ngoài tu viện, các trường PG dần dần được tiếp quản bởi bộ giáo dục Thái, điều này dẫn tới vị trí của tăng sĩ trong lĩnh vực giáo dục bị thu hẹp dần. Các giáo viên thế gian cũng được thay thế và tăng sĩ hiện nay chỉ còn dạy một ít môn học như giáo lý căn bản, công dân giáo dục.... Ngày nay, tuy vai trò của PG không còn can thiệp nhiều vào ngành giáo dục phổ cập, nhưng những di sản của PG để lại, vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn đứng vững trong lòng của dân tộc Thái. Những tòa biệt thự đồ sộ của bộ giáo dục, những ngôi trường lớn, những tổ chức từ thiện... phần lớn vẫn còn nằm trong khuôn viên của Chùa. Những ngôi trường Trung học và Đại học có uy tín và danh tiếng, có nhiều tiêu chuẩn cao trong việc học và dạy, đều gợi lại cho người ta nhớ đến một quá khứ tốt đẹp thông qua sự hoạt động của tăng sĩ Phật giáo Thái.