Nên hay không nên đưa ra lời khuyên cho người khác

  1. Tâm lý học

"Nếu cậu cảm thấy việc ăn làm cho cậu hạnh phúc thì cứ ăn đi, đời có là mấy nỗi"

"Anh chân thành khuyên em giảm cân đi, dạo này em béo quá"

"Mày đừng có ép cân, cứ tập thể dục và cứ ăn, cái mày cần là sức khỏe và sức bền, chứ không phải làm người mẫu"

Đây là một vài lời khuyên mình nghe được dạo gần đây, và có lẽ trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta luôn được tiếp nhận những lời khuyên từ người khác trong một vấn đề nào đó mà chúng ta không thể tự thân giải quyết hoặc chúng ta đang tìm kiếm một sự cổ vũ cho ý tưởng sẵn có của ta.

Điều đáng nói ở đây là con người luôn rất giỏi trong việc đưa ra những lời khuyên (trong khi vấn đề của bản thân họ thì chưa giải quyết được), nhưng thực sự những lời khuyên đó có đủ tốt, và nên hay không nên đưa ra lời khuyên cho người khác?

Thật ra chẳng có một công-thức-lời-khuyên-hoàn-hảo nào cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến người khác và muốn đóng góp ý kiến, hãy cân nhắc 2 điểm sau:

  1. Đừng đưa ra một lời khuyên mà ai cũng nói rồi.

Việc đưa ra lời khuyên thường không có tác dụng và mang lại kết quả hoàn toàn trái ngược nếu như lời khuyên đó quá chung chung/hay đã từng được trình bày. Nói đơn giản là nếu bạn thấy dụng ý của bạn chẳng khác gì những lời khuyên khác thì đừng nói nữa còn hơn.

Nếu bạn vẫn cảm thấy bạn nên nói gì đó, sẽ có ích khi thử bày tỏ chính mình một cách thật chân thành : “Tao biết là chúng ta đều béo, nhưng tao thấy vui vì được ăn, vì thế nếu tao là mày thì tao sẽ vẫn không giảm cân làm gì." Khi đấy những lời khuyên này sẽ giúp cho đối phương tiếp nhận dễ dàng hơn.

2. Khuyên bảo chứ đừng ra lệnh.

Có một vấn đề là khi chúng ta không đồng ý với một việc nào đó thì thay vì phân tích và khuyên nhủ chúng ta sẽ ngăn cản, điều đó biến việc 'đưa lời khuyên' thành 'ra lệnh' và làm hỏng một mối quan hệ. Nếu như bạn đã khuyên can và phân tích, tuy nhiên đối phương vẫn chọn cách ngược lại thì chẳng sao cả, đừng mang cảm giác của người bị phản bội bạn nhé.

"Tớ nói rồi đấy, cậu quyết giảm cân là việc của cậu, sau này đói đừng qua nhà bà mò ăn nhé."

Tuy nhiên, chúng ta luôn biết rằng những lời khuyên chỉ hoàn toàn mang tính chất tham khảo, người nhận lời khuyên tiếp nhận một cách khách quan và căn cứ vào tình huống hiện tại để có những cách xử lý đúng. Khi một người bạn đưa những lời khuyên cho bạn, hãy cân nhắc hai khả năng sau trước khi quyết định đón nhận lời đề nghị hay bác bỏ nó ngay tức thì:

  1. Lời đề nghị có được đưa ra nhằm mục đích tốt?

Nói cách khác, liệu bạn của bạn thật sự tin rằng lời khuyên của họ sẽ hữu ích? Nếu vậy thì dù cho bạn quyết định có đón nhận nó hay không, bạn có thể nói với họ rằng bạn trân trọng xuất phát điểm của lời khuyên đó và bạn hiểu rằng lời khuyên có ý nghĩa tốt đẹp với họ. Thường dễ dàng hơn khi nói và lắng nghe chữ “không” khi nó đi kèm với toàn bộ sự cảm kích.

2. Bạn thấy thế nào khi nhận lấy lời khuyên đó ?

Thậm chí lời khuyên riêng tư không phải lúc nào cũng dành cho người nhận nó−thường là dành cho người đưa ra nó. Vậy nên, nếu một người bạn bảo bạn nên làm gì đó, hãy cẩn trọng cân nhắc những lời nói của họ, và cố gắng quyết định liệu họ có áp đặt đến bạn hay không.

Như vậy, như mình đã nói, việc tiếp nhận những lời khuyên và đưa là những lời khuyên khác là phụ thuộc vào chính chúng ta. Với mình đơn giản là mình sẽ nghe theo lời khuyên thứ ba, vì nó phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của mình thôi. Hy vọng chúng ta sẽ luôn tinh gọn trong cách giao tiếp và ứng xử với người khác.


Từ khóa: 

tâm lý xã hội

,

tâm lý học

Mình cũng nghĩ là nên hạn chế việc đưa ra lời khuyên, trừ khi đc người đối diện hỏi. Bởi lẽ mỗi người có 1 suy nghĩ và cách sống khác nhau, có 1 cấp độ phát triển về nhận thức khác nhau. Nên nhiều khi mình đưa ra 1 lời khuyên, đối với mình nghe rất hợp lý, nhưng về phía người đối diện, vì bất cứ lý do nào đó, họ ko/chưa nhìn nhận ra đc sự hợp lý này, nên ko thể áp dụng lời khuyên của mình, thậm chí còn cảm thấy tư tưởng và quan điểm của họ bị xúc phạm.

Trả lời

Mình cũng nghĩ là nên hạn chế việc đưa ra lời khuyên, trừ khi đc người đối diện hỏi. Bởi lẽ mỗi người có 1 suy nghĩ và cách sống khác nhau, có 1 cấp độ phát triển về nhận thức khác nhau. Nên nhiều khi mình đưa ra 1 lời khuyên, đối với mình nghe rất hợp lý, nhưng về phía người đối diện, vì bất cứ lý do nào đó, họ ko/chưa nhìn nhận ra đc sự hợp lý này, nên ko thể áp dụng lời khuyên của mình, thậm chí còn cảm thấy tư tưởng và quan điểm của họ bị xúc phạm.

Mình gần như không bao giờ đưa ra lời khuyên trừ khi được yêu cầu bởi vì mình không biết hết mọi khía cạnh của người nghe, nên lời khuyên có thể không giúp ích mà còn gây hại, và cái hại đó mình không đủ sức chịu trách nhiệm. Với lại mình không muốn sống thay đời người khác. Thay vào đó, mình đặt các câu hỏi để người nghe tự vấn bản thân và tự xác lập quyết định cho chính đời mình.

Mình thì cho rằng không cần khuyên bất kỳ ai, bởi bạn có chắc lời khuyên của mình đúng khi trong hoàn cảnh khác nhau hay không. Đồng thời bạn khuyên có chắc người khác có nghe hay không. Vì vậy muốn tốt cho người khác thì hãy nghe họ nói không phán xét không đưa những điều mình nghĩ mà chỉ cần chăm chú im lặng lắng nghe và trả lời điều người khác nói 1 cách khách quan


Thay vì khuyên nhiều hơn thì nên lắng nghe nhiều hơn. Đa số những người cần lời khuyên thật ra chỉ đang muốn có một người lắng nghe và thấu hiểu vấn đề của mình, chứ giải pháp thì nên là chính bản thân họ lựa chọn và có trách nhiệm. Lỡ khuyên sai, họ tin thật, rồi nó không phù hợp, tổn hại đến cuộc sống của họ thì mình không gánh được, nên mình cũng hạn chế cho lời khuyên, và chỉ cho lời khuyên khi đối phương thật sự cần và bản thân mình có niềm tin là mình hiểu được họ.