bạn có phải là người nắm bắt được tâm lý người khác?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình sẽ ko dám tự nhận là người biết nắm bắt tâm lý người khác. Vì đối với mình đó vừa là 1 khả năng vừa là 1 kỹ năng. Mình thấy thường những ai có vốn sống và trải nghiệm phong phú (đi đây đi đó nhiều, gặp gỡ giao tiếp nhiều, có nhiều mối quan hệ đa dạng, v.v...) thì thường có kỹ năng tương tác cá nhân với người khác tốt hơn, hay theo như cách nói của thớt là "nắm bắt tâm lý" người khác.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc sách về tâm lý con người để có thể hiểu sâu hơn tại sao chúng ta phản ứng theo 1 số cách nhất định, trong 1 số tình huống nhất định. Mình khuyến khích bạn tìm đọc cuốn "Ngôn ngữ cơ thể" (Body Language) của Allan & Barbara Pease. Trong đó tổng hợp rất rất nhiều tư thế và nhóm tư thế của cơ thể con người khi họ phản ứng lại đối với 1 tình huống tương tác xã hội bất kì. Rất hữu ích để biết!

Thân.

Trả lời

Mình sẽ ko dám tự nhận là người biết nắm bắt tâm lý người khác. Vì đối với mình đó vừa là 1 khả năng vừa là 1 kỹ năng. Mình thấy thường những ai có vốn sống và trải nghiệm phong phú (đi đây đi đó nhiều, gặp gỡ giao tiếp nhiều, có nhiều mối quan hệ đa dạng, v.v...) thì thường có kỹ năng tương tác cá nhân với người khác tốt hơn, hay theo như cách nói của thớt là "nắm bắt tâm lý" người khác.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc sách về tâm lý con người để có thể hiểu sâu hơn tại sao chúng ta phản ứng theo 1 số cách nhất định, trong 1 số tình huống nhất định. Mình khuyến khích bạn tìm đọc cuốn "Ngôn ngữ cơ thể" (Body Language) của Allan & Barbara Pease. Trong đó tổng hợp rất rất nhiều tư thế và nhóm tư thế của cơ thể con người khi họ phản ứng lại đối với 1 tình huống tương tác xã hội bất kì. Rất hữu ích để biết!

Thân.

Mình nghĩ việc đoán bắt tâm lý người khác nó dựa vào bối cảnh, tình huống & người cụ thể là ai.

Vì việc đoán bắt đó là quá trình quan sát, tổng hợp và đưa ra các phán đoán cụ thể, nên càng có nhiều dữ kiện (như bạn có thông tin về đối tượng; có tình huống cụ thể, quan sát các phản ứng trong tình huống; bạn có kinh nghiệm dựa trên tổng hợp của quá trình quan sát trước đó (ví dụ như nhìn mặt, xem tướng hay tử vi...) thì việc đoán bắt nó sẽ hiệu quả và mức độ chính xác cao hơn.

Mình tự nhận là mình có khả năng quan sát tốt, khả năng tổng hợp và tư duy phân tích tốt; vậy nên khi có được 1 phần dữ kiện và cơ sở, mình có khả năng phát huy được việc đoán bắt tâm lý người đối diện. 

Theo 1 bài viết về tâm lý con người mà mình đã đọc qua thì muốn nắm bắt được tâm lý con người cần nắm đọc qua 3 yếu tố:

  • Quan sát
  • Đặt câu hỏi logic
  • Suy luận

+ Việc quan sát khuôn mặt địu bộ và cử chỉ sẽ nhận ra người khác đang muốn gì, tuy nhiên nó chỉ chiếm 10% khả năng nắm bắt tâm lý người khác thôi. để tăng khả năng đó lên người ta cần quan sát kỹ nét mặt đặc biệt là ánh mắt của người muốn nắm bắt lên thêm 35% kỹ năng nắm bắt tâm lý người khác.

+ Việc đăt ra các câu hỏi logic đánh sau vào điểm trọng tâm của vấn đề sẽ là tăng lên thêm 20% kỹ năng nắm bắt tâm lý người khác.

+ Việc cuối cùng đó là suy luận, bản chất của yếu tố này là nhận biết sự thật, giả trong vấn đề mình được bên người khác trả lời từ đó đánh giá được kết quả mình muốn điều này làm tăng thêm 20% kỹ năng nắm bắt tâm lý người khác.

Nếu bạn thật sự muốn trở thành những nhà tâm lý học và đặt được những yếu tố trên thì xin chúc mừng bạn, bạn là 1 nhà tâm lý học xuất sắc