Nêu các khái niệm về từ Hán Việt và từ Hán cổ? Cho ví dụ minh họa?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Từ Hán cổ là những từ Hán được du nhập vào nước ta trong giai đoạn 1 (giai đoạn trước thời Đường). Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, bị đồng hóa mạnh nên nó đã trở nên quen thuộc với người Việt (VD: Chén, chè, buồng,…) 2. Từ Hán Việt: • Là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2 mà người Việt đọc theo âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó được duy trì (có biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay. • Những từ do tiếng Hán vay mượn từ một ngôn ngữ khác, sau đó người Việt lại vay mượn lại, đọc theo âm tiếng Việt. (VD: Himalaya – Hi Mã Lạp Sơn, New York – Nữu Ước, Moskva – Mạc Tư Khoa,…) • Người Việt cấu tạo trên cơ sở gốc Hán (VD: y sĩ, dược sĩ, đặc công, công an,…) • Du nhập theo con đường khẩu ngữ (VD: vằn thắn, mì chính, xì dầu,…)
Trả lời
1. Từ Hán cổ là những từ Hán được du nhập vào nước ta trong giai đoạn 1 (giai đoạn trước thời Đường). Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, bị đồng hóa mạnh nên nó đã trở nên quen thuộc với người Việt (VD: Chén, chè, buồng,…) 2. Từ Hán Việt: • Là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2 mà người Việt đọc theo âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó được duy trì (có biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay. • Những từ do tiếng Hán vay mượn từ một ngôn ngữ khác, sau đó người Việt lại vay mượn lại, đọc theo âm tiếng Việt. (VD: Himalaya – Hi Mã Lạp Sơn, New York – Nữu Ước, Moskva – Mạc Tư Khoa,…) • Người Việt cấu tạo trên cơ sở gốc Hán (VD: y sĩ, dược sĩ, đặc công, công an,…) • Du nhập theo con đường khẩu ngữ (VD: vằn thắn, mì chính, xì dầu,…)