Bạn có nghĩ rằng từ Hán Việt dễ nghe và đẹp hơn từ Thuần Việt?

  1. Văn hóa

  2. Ngoại ngữ

Hoàn toàn chỉ bàn trên khía cạnh ngôn ngữ, thì khi chúng ta sử dụng từ Hán Việt trong văn bản có cảm giác trang trọng và dễ nghe hơn từ thuần việt.

Ví dụ: Phụ nữ (Hán Việt) - Đàn bà (Thuần Việt)

Trực thăng (Hán Việt) - Máy bay lên thẳng (Thuần Việt)

Lãnh thổ (Hán Việt) - Vùng đất (Thuần Việt)

Từ khóa: 

văn hóa

,

ngoại ngữ

Mình nghĩ ko phải do từ Hán Việt dễ nghe và đẹp hơn từ thuần Việt mà do từ Hán Việt từ xưa thường được dùng bởi các nhà quyền quý nên nó thường cho nghĩa trang trọng hơn, còn từ thuần Việt thì được dân đen sử dụng. Lâu dần trở thành 1 hệ mặc định, từ Hán Việt nghe phong thái, còn từ thuần Việt nghe như thiếu học thức. 
Đến hiện nay, từ Hán Việt đã trở nên rất thông dụng mà ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng từ Hán Việt vẫn dùng theo cách cũ, trang trọng hơn, nên hình thành cảm nhận từ Hán Việt dễ nghe và đẹp hơn.
 
Bạn cứ thử thấy như chữ phụ nữ và đàn bà. Với 1 hội ngành trang trọng dùng Hội liên hiệp phụ nữ chứ ko dùng Hội liên hiệp đàn bà. Ngược lại, 1 sự sỉ vả thì dùng ngôn ngữ "dân đen", đồ đàn bà, chứ ko phải đồ phụ nữ.
Cách dùng tạo ra ấn tượng vậy thôi.
Trả lời
Mình nghĩ ko phải do từ Hán Việt dễ nghe và đẹp hơn từ thuần Việt mà do từ Hán Việt từ xưa thường được dùng bởi các nhà quyền quý nên nó thường cho nghĩa trang trọng hơn, còn từ thuần Việt thì được dân đen sử dụng. Lâu dần trở thành 1 hệ mặc định, từ Hán Việt nghe phong thái, còn từ thuần Việt nghe như thiếu học thức. 
Đến hiện nay, từ Hán Việt đã trở nên rất thông dụng mà ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng từ Hán Việt vẫn dùng theo cách cũ, trang trọng hơn, nên hình thành cảm nhận từ Hán Việt dễ nghe và đẹp hơn.
 
Bạn cứ thử thấy như chữ phụ nữ và đàn bà. Với 1 hội ngành trang trọng dùng Hội liên hiệp phụ nữ chứ ko dùng Hội liên hiệp đàn bà. Ngược lại, 1 sự sỉ vả thì dùng ngôn ngữ "dân đen", đồ đàn bà, chứ ko phải đồ phụ nữ.
Cách dùng tạo ra ấn tượng vậy thôi.

Mình không nghĩ như vậy bạn nhé. Trước mình có học chuyên văn. Phải tùy từng trường hợp, ngữ cảnh và phong cách mà dùng từ ngữ như thế nào cho hợp lý. Một bài văn hay khi nói chuyện cũng vậy, chắc chắn, không thể nào có thể dùng toàn bộ từ Hán Việt cả. Ví dụ "lãnh thổ" đúng là thường dùng cho những văn bản hay ngữ cảnh cần sự trang trọng nhưng khá cứng nhắc. Bạn hay nghe "vùng đất thiêng", "vùng đất của những con người hiếu khách" có hay và tinh tế hơn rất nhiều so với việc nói là "lãnh thổ thiêng" hay "lãnh thổ của những con người hiếu khách không?

Trực thăng 直升 chỉ có nghĩa là "lên thẳng" thôi, còn 'máy bay lên thẳng' thì phải là 'trực thăng cơ' 直升机🚁. Nhưng thực tế giao tiếp thì người Việt chúng ta lại không nói là 'trực thăng cơ' (có thể trước đây có dùng, nhưng giờ đã bỏ) mà sẽ nói là 'máy bay trực thăng', hoặc có khi là 'tàu bay trực thăng'. Còn từ 'máy bay', từ Hán Việt của nó có phải là 'phi cơ' không, cũng giống như 'phi trường Tân Sơn Nhất' giờ đây chúng ta chỉ gọi là 'sân bay Tân Sơn Nhất'? Vậy trong từ 'máy bay trực thăng' có 50% là từ thuần Việt ('máy bay') và 50% là từ Hán Việt ('trực thăng').


Lãnh thổ (lĩnh thổ) 领土 hay territory dịch là 'vùng đất' là chưa đúng, chính xác thì phải là 'vùng đất có chủ quyền'. Nếu vậy thì dùng từ 'lãnh thổ' nó ngắn gọn súc tích hơn.


Từ Hán Việt trong nhiều trường hợp nghe sang hơn, trang trọng hơn, có dáng dấp quý tộc là vì ngày trước người Việt phải mượn chữ Hán để ghi chép nhưng lại đọc theo lối khẩu ngữ của người Việt, tức là việc học chữ Hán thì người Việt chỉ học rõ kỹ năng viết thôi, còn đọc, nghe và nói theo lối khác, nên khi giao tiếp với sứ thần Trung Hoa thì hai bên chủ yếu là 'bút đàm' (dùng bút viết lên giấy để giao tiếp với nhau) (xin xem thêm: Nguyễn Hải Hoành, 'Sao lại nói chữ quốc ngữ VN 'rất nực cười'?'). Vì từ Hán Việt được sử dụng nhiều chốn cung đình, chốn quan trường, rồi thi nhân mặc khách hay dùng bình thơ, xướng họa, vv., cộng thêm với nhiều sự kiện trang trọng phải dùng tới từ Hán Việt, toàn là những chỗ sang trọng nên dần dà chúng ta nghe từ Hán Việt thì cho là sang, là quý tộc.

Cái cảm giác này thì là do chúng ta tự cảm nhận thôi. Vì sao? Vì khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, nhiều người trẻ được qua Tây ăn học, đua tranh công cuộc Âu hóa (nói chung là học theo Tây, học đòi cũng có mà học thật cũng có), mở miệng ra là xổ tiếng Tây, toa (toi), moi (moa) các kiểu con đà điểu, thành thử ra lúc này biết bắn ít tiếng Tây (dù là tiếng bồi) cũng được coi là sang trọng, quý xì tộc. Mà chẳng phải Việt Nam, nước Anh ngày trước cũng chả có dạo quý tộc Anh nói chuyện với nhau toàn bắn tiếng Pháp chứ lị, coi như thế là sang là nốp-bờ (noble/quý tộc/贵族).

Ngày xưa tôi đi học, cô giáo nói từ "ban mai" là thuần Việt. Từ "ban mai" có sang trọng, có dễ nghe không? Tôi thì thấy từ này quá là đẹp, rất đẹp. Rồi những từ như "ban trưa", "ban chiều", "ban tối", "ban ngày", "ban đêm", sao mà đẹp đến thế? Cũng phải kể tới bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, nghe đây bài này tác giả dùng 100% từ thuần Việt, hai câu như "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" (tạm dịch: 人已离去不回头/后台满光叶掉落) nghe rất bi tráng hoặc như "Lỡ bước sang ngang", ngôn từ cũng rất trang trọng, rất dễ nghe. 

Vậy nên tôi cho rằng từ Hán Việt và từ thuần Việt, cả hai đều đẹp, đều trang trọng, đều dễ nghe nếu chúng được sử dụng đúng bối cảnh. Về từ Hán Việt, rõ ràng là các bậc cha anh người Việt đã nghiên cứu và thấy nó hay thì mới mượn dùng theo lối Việt Nam. Nhưng khi mượn dùng thì người Việt đã cải tiến, bổ sung, Việt hóa cho phù hợp với tâm tư, tình cảm của người Việt. Giá thử bây giờ có người đọc câu thơ "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn", người Trung Quốc nghe sẽ không hiểu, dù 'hoàng hôn' 黄昏 là từ Hán Việt đấy. 

Cũng xin nói dài dòng thêm chút là có ý kiến cho rằng nhiều từ vựng tiếng Trung Quốc hiện đại là do người Nhật có công dịch từ ngôn ngữ phương Tây. Đây cũng là lẽ bình thường khi các nền văn hóa giao lưu với nhau và làm cho ngôn ngữ càng thêm phát triển và phong phú.


Link tham khảo:

Mình đã từng có kinh nghiệm sáng tác truyện kiếm hiệp và có thể rút ra kinh nghiệm như thế này: Việc cái từ hán việt đó nghe hay hay không, nằm ở âm luật bằng trắc, nhịp đọc của các từ khi đọc lên nghe có sướng tai hay không, chứ không nằm ở nó thuần Việt hay không!

Với 1 biệt danh đậm chât thuần Việt như "Quá Giờ Nên Nó Quên Đi Ỉa Không Mặc Quần" hay hơn "Tàng Long Hàng" là cái chắc rồi đó, hehe!

Mình thấy từ Hán Việt nghe hay hơn từ thuần Việt.

Mà nhắc tới từ thuần Việt thì mọi người có biết những tên là nào là tên thuần Việt nào mà nghe hay hay không?

Chứ nhắc đến tên thuần Việt thì mình chỉ nghĩ được Tèo, Mén, Nở,...