Nêu các ý kiến phân loại tiếng Việt về mặt nguồn gốc ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Từ trong Tiếng Việt được chia làm 3 lớp từ dựa theo nguồn gốc: Lớp từ gốc Nam Á (từ thuần Việt), lớp từ gốc Hán và lớp từ gốc Ấn Âu. 1. Lớp từ gốc Nam Á: Khi so sánh bộ phận từ thuần Việt trong tiếng Mường, tiếng Tày Thái và Môn Khmer, người ta nhận thấy có sự tương đồng về ngữ âm và ngữ nghĩa giữa từ thuần Việt và từ của những ngôn ngữ trên. Trên cơ sở đó, các nhà ngôn ngữ học đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của tiếng Việt, trong đó có 3 khuynh hướng chính: 1.1 Tiếng Việt có nguồn gốc từ các ngôn ngữ Môn Khmer ở Nam Á (J.R.Logan, X.Schmidt, A.G.Haudricourt). Haudricourt đã chứng minh sự chuyển đổi tiếng Việt cổ không có thanh điệu (như các ngôn ngữ Nam Á) sang tiếng Việt hiện đại có thanh điệu là do sự biến động trong nội bộ ngữ âm tiếng Việt chứ không phải do vay mượn, tiếp xúc ở bên ngoài. Đây là luận điểm được cho là có khoa học, đáng tin cậy nhất. 1.2 Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Tày Thái (Maspéro). Maspero căn cứ vào số từ vựng giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Tày Thái cùng với cơ cấu từ và thanh giữa chúng. Maspero cho rằng tiếng Việt không có phụ tố giống như ngôn ngữ Thái, trong khi ngôn ngữ Môn Khmer lại có phụ tố. Tiếng Việt có thanh điệu và hệ thống thanh điệu tiếng Việt lại phù hợp với hệ thống thanh điệu của tiếng Thái cổ trong khi ngôn ngữ Môn Khmer không có thanh điệu, vì thế tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Tày Thái chứ không phải là Môn Khmer. 1.3 Tiếng Việt là hỗn hợp của ngôn ngữ Môn Khmer và Tày Thái (G.Coedès, Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương,…) 2. Lớp từ gốc Hán: 2.1 Qúa trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán - Giai đoạn đầu của quá trình tiếp xúc là khi phong kiến nhà Hán xâm lược nước ta, tiếng Việt tiếp nhận một lượng lớn từ ngữ tiếng Hán. Tuy nhiên, sự tiếp nhận ở thời kì này còn rời rạc, chưa có hệ thống, chủ yếu qua con đường khẩu ngữ. Phải đến đời nhà Đường, tiếng Việt mới tiếp nhận các từ tiếng Hán một cách có hệ thống qua con đường sách vở. - Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam theo cách của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán đời Đường được dạy và học ở Việt Nam thời bấy giờ. Tất nhiên, so với dạng ngữ âm của chữ Hán đời Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã được Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó. - Từ khi xuất hiện cách đọc Hán Việt, tất cả các từ Hán Việt được tiếp nhận bằng con đường sách vở đều đọc theo âm Hán Việt. 2.2 Các từ cổ Hán Việt: các từ cổ HV là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn đầu, vì đã đi vào tiếng Việt lâu, bị đồng hóa mạnh nên rất quen thuộc với người Việt. 2.3 Các từ Hán Việt: - Là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đọc theo âm chuẩn (Trường Anh) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đcọ đó được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến ngày nay. - Những từ do người Hán vay mượn một ngôn ngữ khác, người Việt vay mượn lại, đọc theo âm HV. - Những từ được người Việt cấu tạo trên cơ sở gốc Hán (y sĩ, đặc công, công an,…) - Du nhập theo con đường khẩu ngữ (vằn thắn, xì dầu, lục tào xá,…) 3. Các từ gốc Ấn Âu 3.1 Qúa trình tiếp xúc: - Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược nước ta. Từ đó trở đi, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Tiếng Pháp có vai trò ngày càng quan trọng. - Bên cạnh tiếng Pháp, tiếng Việt cũng tiếp nhận những từ gốc Anh, Nga,… - Tiếng Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Ấn Âu sau khi đã tiếp nhận tiếng Hán một cách hệ thống, vì thế những từ tiếng Việt tiếp nhận của ngôn ngữ Ấn Âu có tính chất lẻ tẻ, chỉ tập trung vào các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật. 3.2 Từ gốc Ấn Âu trong tiếng Việt hiện nay: - Có sự biến đổi ngữ âm phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. - Mức độ Việt hóa của các từ ngoại lai gốc Ấn Âu là không đồng đều. Những từ tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ được Việt hóa nhiều hơn những từ tiếp nhận bằng con đường sách vở. - Các từ gốc Ấn Âu khi đi vào tiếng Việt đã bị biến đổi về mặt ngữ âm cho giống với diện mạo của tiếng Việt: Cric – kích, paté – bat tê, café – cà phê,… 3.3 Vai trò và việc sử dụng các từ gốc Ấn Âu trong tiếng Việt: - Khả năng nhập hệ: các từ đơn tiết hoặc đơn tiết hóa có khả năng nhập hệ vào tiếng Việt rất mạnh (xăng, lốp, len, phanh,…), trong khi các từ có ba âm tiết trở lên hoặc mang tổ hợp phụ âm được mượn qua con đường sách vở thì dấu ấn ngoại lai còn rõ (xà phòng, sô cô la, may ô,…).
Trả lời
Từ trong Tiếng Việt được chia làm 3 lớp từ dựa theo nguồn gốc: Lớp từ gốc Nam Á (từ thuần Việt), lớp từ gốc Hán và lớp từ gốc Ấn Âu. 1. Lớp từ gốc Nam Á: Khi so sánh bộ phận từ thuần Việt trong tiếng Mường, tiếng Tày Thái và Môn Khmer, người ta nhận thấy có sự tương đồng về ngữ âm và ngữ nghĩa giữa từ thuần Việt và từ của những ngôn ngữ trên. Trên cơ sở đó, các nhà ngôn ngữ học đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của tiếng Việt, trong đó có 3 khuynh hướng chính: 1.1 Tiếng Việt có nguồn gốc từ các ngôn ngữ Môn Khmer ở Nam Á (J.R.Logan, X.Schmidt, A.G.Haudricourt). Haudricourt đã chứng minh sự chuyển đổi tiếng Việt cổ không có thanh điệu (như các ngôn ngữ Nam Á) sang tiếng Việt hiện đại có thanh điệu là do sự biến động trong nội bộ ngữ âm tiếng Việt chứ không phải do vay mượn, tiếp xúc ở bên ngoài. Đây là luận điểm được cho là có khoa học, đáng tin cậy nhất. 1.2 Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Tày Thái (Maspéro). Maspero căn cứ vào số từ vựng giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Tày Thái cùng với cơ cấu từ và thanh giữa chúng. Maspero cho rằng tiếng Việt không có phụ tố giống như ngôn ngữ Thái, trong khi ngôn ngữ Môn Khmer lại có phụ tố. Tiếng Việt có thanh điệu và hệ thống thanh điệu tiếng Việt lại phù hợp với hệ thống thanh điệu của tiếng Thái cổ trong khi ngôn ngữ Môn Khmer không có thanh điệu, vì thế tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Tày Thái chứ không phải là Môn Khmer. 1.3 Tiếng Việt là hỗn hợp của ngôn ngữ Môn Khmer và Tày Thái (G.Coedès, Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương,…) 2. Lớp từ gốc Hán: 2.1 Qúa trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán - Giai đoạn đầu của quá trình tiếp xúc là khi phong kiến nhà Hán xâm lược nước ta, tiếng Việt tiếp nhận một lượng lớn từ ngữ tiếng Hán. Tuy nhiên, sự tiếp nhận ở thời kì này còn rời rạc, chưa có hệ thống, chủ yếu qua con đường khẩu ngữ. Phải đến đời nhà Đường, tiếng Việt mới tiếp nhận các từ tiếng Hán một cách có hệ thống qua con đường sách vở. - Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam theo cách của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán đời Đường được dạy và học ở Việt Nam thời bấy giờ. Tất nhiên, so với dạng ngữ âm của chữ Hán đời Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã được Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó. - Từ khi xuất hiện cách đọc Hán Việt, tất cả các từ Hán Việt được tiếp nhận bằng con đường sách vở đều đọc theo âm Hán Việt. 2.2 Các từ cổ Hán Việt: các từ cổ HV là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn đầu, vì đã đi vào tiếng Việt lâu, bị đồng hóa mạnh nên rất quen thuộc với người Việt. 2.3 Các từ Hán Việt: - Là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đọc theo âm chuẩn (Trường Anh) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đcọ đó được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến ngày nay. - Những từ do người Hán vay mượn một ngôn ngữ khác, người Việt vay mượn lại, đọc theo âm HV. - Những từ được người Việt cấu tạo trên cơ sở gốc Hán (y sĩ, đặc công, công an,…) - Du nhập theo con đường khẩu ngữ (vằn thắn, xì dầu, lục tào xá,…) 3. Các từ gốc Ấn Âu 3.1 Qúa trình tiếp xúc: - Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược nước ta. Từ đó trở đi, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Tiếng Pháp có vai trò ngày càng quan trọng. - Bên cạnh tiếng Pháp, tiếng Việt cũng tiếp nhận những từ gốc Anh, Nga,… - Tiếng Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Ấn Âu sau khi đã tiếp nhận tiếng Hán một cách hệ thống, vì thế những từ tiếng Việt tiếp nhận của ngôn ngữ Ấn Âu có tính chất lẻ tẻ, chỉ tập trung vào các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật. 3.2 Từ gốc Ấn Âu trong tiếng Việt hiện nay: - Có sự biến đổi ngữ âm phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. - Mức độ Việt hóa của các từ ngoại lai gốc Ấn Âu là không đồng đều. Những từ tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ được Việt hóa nhiều hơn những từ tiếp nhận bằng con đường sách vở. - Các từ gốc Ấn Âu khi đi vào tiếng Việt đã bị biến đổi về mặt ngữ âm cho giống với diện mạo của tiếng Việt: Cric – kích, paté – bat tê, café – cà phê,… 3.3 Vai trò và việc sử dụng các từ gốc Ấn Âu trong tiếng Việt: - Khả năng nhập hệ: các từ đơn tiết hoặc đơn tiết hóa có khả năng nhập hệ vào tiếng Việt rất mạnh (xăng, lốp, len, phanh,…), trong khi các từ có ba âm tiết trở lên hoặc mang tổ hợp phụ âm được mượn qua con đường sách vở thì dấu ấn ngoại lai còn rõ (xà phòng, sô cô la, may ô,…).