Nếu được cử làm trưởng team thì nên đọc sách nào để thực hiện cho tốt các công việc?

  1. Sách

  2. Phong cách sống

Không phải khoe khoang gì đâu mà cuộc đời làm thuê của mình đã có thay đổi khi được bầu làm trưởng team ôlala :))) chưa kịp mừng thì đã phải lo, vì trước làm solo thì mình hay mình ăn, mình dở mình chịu mà giờ phải gánh cái hay cái dở của cùng lúc chục mạng thì hỏi sao không cóng. Nhờ các cao nhân chỉ giúp bí quyết tu luyện nhé?

https://cdn.noron.vn/2021/10/02/1609227247meqp7j-1633165372.png
Từ khóa: 

trưởng team

,

sách

,

quản lý

,

sách

,

phong cách sống

Đắn đo mãi tôi mới quyết định trả lời vì thật ra câu trả lời của tôi là không có quyển sách nào cả. Kỹ năng quản lý team của tôi tất cả đều do quá trình thực tế cọ xát mà đúc kết được. Vài điểm chính tôi chia sẻ dưới đây mong có thể hữu ích cho bạn. 
1. Trách nhiệm quản lý team là của bạn, nhưng trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cụ thể được giao tốt hay dở là của mỗi cá nhân. 
Tôi luôn bắt đầu dự án bằng một email trình bày thống nhất các quan điểm của tôi đối với cách làm việc, cách đánh giá, yêu cầu chất lượng và xác định lộ trình đạt mục tiêu đề ra với tất cả các thành viên. Trong đó, phần tôi nhấn mạnh đầu tiên và dán nhãn "IMPORTANT" chính là việc định nghĩa lại tư duy của hầu hết mọi người về trách nhiệm cuối cùng thuộc về team leader. Với tư duy này, họ sẽ làm việc chểnh mảng, thiếu trách nhiệm, cẩu thả và mất tính tự chủ. Tôi luôn nhấn mạnh tôi không phải là người chịu trách nhiệm cho phần thể hiện công việc cụ thể của họ, nếu họ không tập trung và có ý thức, tôi hoàn toàn có quyền đề xuất họp nội bộ với cấp trên để giải quyết vì nó gây ảnh hưởng đến kết quả chung của dự án. Khi có ý thức về trách nhiệm của mình, và hiểu rõ nguy cơ thì hầu như các thành viên ít biểu hiện thái độ tiêu cực. 
2. Quản lý đầu việc chi tiết, giao việc rõ ràng và luôn cố gắng phản hồi các thành viên tốt nhất có thể. 
Mỗi thành viên có một cá tính và phong cách làm việc riêng, nên tôi hầu như cho các bạn có không gian tự do nhưng có giới hạn. Trước khi giao việc, tôi luôn trình bày rõ ràng kết quả muốn nhận được như thế nào, bao nhiêu lựa chọn, thời gian preview và thời gian review chính thức khi nào. Sau nữa hỏi bạn ấy có khúc mắc chỗ nào không, timeline như vậy có phù hợp, đã có đủ tài nguyên thông tin đầu việc? Cuối cùng luôn kết thúc bằng câu nếu cần hỗ trợ thì hãy cho tôi biết ngay lập tức để xử lý. Luôn luôn giao tiếp bằng email để không mất bằng chứng khi có xung đột xảy ra. Sau khi gửi email có thể giải thích thêm bên ngoài nếu cần thiết.
3. Cư xử trung lập, giữ khoảng cách nhất định, giao tiếp rõ ràng chính xác, và không bao giờ được công khai chỉ trích thành viên trong nhóm trước những người khác. 
Khi bước lên vị trí dẫn dắt đội nhóm, một trong những yếu tố tôi cho rằng quan trọng nhất chính là khiến cho các thành viên nể trọng và tin tưởng người leader. Để làm được việc đó, bạn phải khiến cho họ thấy rằng bạn có khả năng không chỉ về chuyên môn mà còn cả tinh tế, nhạy bén trong cách giao tiếp nữa. Giao tiếp vừa đủ để hiểu họ nhưng cũng không quá trớn để họ đánh giá mình dễ dãi. Luôn hỗ trợ, hướng dẫn họ nhưng cũng nghiêm khắc với sự tiêu cực. Phải luôn tập trung vào mục tiêu dự án, kết quả tốt sẽ khiến củng cố thêm niềm tin của toàn đội. 
Bản thân tôi cũng đã trầy trật, khó khăn nhiều năm khi lead người khác, không bao giờ có một đội nhóm hoàn hảo. Sẽ có những lúc bất hòa, xung đột và cơm không lành canh không ngọt. Bạn không thể làm hài lòng tất cả các thành viên, nên điều tốt nhất có thể làm là kết quả thành công cuối cùng của dự án. 
Trả lời
Đắn đo mãi tôi mới quyết định trả lời vì thật ra câu trả lời của tôi là không có quyển sách nào cả. Kỹ năng quản lý team của tôi tất cả đều do quá trình thực tế cọ xát mà đúc kết được. Vài điểm chính tôi chia sẻ dưới đây mong có thể hữu ích cho bạn. 
1. Trách nhiệm quản lý team là của bạn, nhưng trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cụ thể được giao tốt hay dở là của mỗi cá nhân. 
Tôi luôn bắt đầu dự án bằng một email trình bày thống nhất các quan điểm của tôi đối với cách làm việc, cách đánh giá, yêu cầu chất lượng và xác định lộ trình đạt mục tiêu đề ra với tất cả các thành viên. Trong đó, phần tôi nhấn mạnh đầu tiên và dán nhãn "IMPORTANT" chính là việc định nghĩa lại tư duy của hầu hết mọi người về trách nhiệm cuối cùng thuộc về team leader. Với tư duy này, họ sẽ làm việc chểnh mảng, thiếu trách nhiệm, cẩu thả và mất tính tự chủ. Tôi luôn nhấn mạnh tôi không phải là người chịu trách nhiệm cho phần thể hiện công việc cụ thể của họ, nếu họ không tập trung và có ý thức, tôi hoàn toàn có quyền đề xuất họp nội bộ với cấp trên để giải quyết vì nó gây ảnh hưởng đến kết quả chung của dự án. Khi có ý thức về trách nhiệm của mình, và hiểu rõ nguy cơ thì hầu như các thành viên ít biểu hiện thái độ tiêu cực. 
2. Quản lý đầu việc chi tiết, giao việc rõ ràng và luôn cố gắng phản hồi các thành viên tốt nhất có thể. 
Mỗi thành viên có một cá tính và phong cách làm việc riêng, nên tôi hầu như cho các bạn có không gian tự do nhưng có giới hạn. Trước khi giao việc, tôi luôn trình bày rõ ràng kết quả muốn nhận được như thế nào, bao nhiêu lựa chọn, thời gian preview và thời gian review chính thức khi nào. Sau nữa hỏi bạn ấy có khúc mắc chỗ nào không, timeline như vậy có phù hợp, đã có đủ tài nguyên thông tin đầu việc? Cuối cùng luôn kết thúc bằng câu nếu cần hỗ trợ thì hãy cho tôi biết ngay lập tức để xử lý. Luôn luôn giao tiếp bằng email để không mất bằng chứng khi có xung đột xảy ra. Sau khi gửi email có thể giải thích thêm bên ngoài nếu cần thiết.
3. Cư xử trung lập, giữ khoảng cách nhất định, giao tiếp rõ ràng chính xác, và không bao giờ được công khai chỉ trích thành viên trong nhóm trước những người khác. 
Khi bước lên vị trí dẫn dắt đội nhóm, một trong những yếu tố tôi cho rằng quan trọng nhất chính là khiến cho các thành viên nể trọng và tin tưởng người leader. Để làm được việc đó, bạn phải khiến cho họ thấy rằng bạn có khả năng không chỉ về chuyên môn mà còn cả tinh tế, nhạy bén trong cách giao tiếp nữa. Giao tiếp vừa đủ để hiểu họ nhưng cũng không quá trớn để họ đánh giá mình dễ dãi. Luôn hỗ trợ, hướng dẫn họ nhưng cũng nghiêm khắc với sự tiêu cực. Phải luôn tập trung vào mục tiêu dự án, kết quả tốt sẽ khiến củng cố thêm niềm tin của toàn đội. 
Bản thân tôi cũng đã trầy trật, khó khăn nhiều năm khi lead người khác, không bao giờ có một đội nhóm hoàn hảo. Sẽ có những lúc bất hòa, xung đột và cơm không lành canh không ngọt. Bạn không thể làm hài lòng tất cả các thành viên, nên điều tốt nhất có thể làm là kết quả thành công cuối cùng của dự án. 

Chào bạn, trước hết là chúc mừng vì bạn đã có bước tiến trong công việc :)

Mình nghĩ bạn có thể thử tham khảo các đầu sách sau, nếu có duyên biết đâu bạn lại hợp với việc trở thành một nhà quản lý:

1. Một đời Quản trị

2. Nhà lãnh đạo không chức danh

3. Quản lý for dummies (dummies là tên series sách nhé, mong bạn đừng hiểu lầm :))

4. Vị giám độc một phút

https://cdn.noron.vn/2021/10/04/25550603911202093-1633320705.jpg

Chúc bạn đọc sách vui và áp dụng được hiệu quả trong công việc.