Nêu thi pháp trong truyện cổ tích ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm thi pháp của một thể loại nói riêng theo PGS. Chu Xuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người”. Để làm rõ điều này có thể đi phân tích thi pháp trong Truyện cổ tích và Truyện cười. •Truyện cổ tích: Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Ta có thể đưa ra nhóm truyện cổ tích để hiểu hơn về điều này, chẳng hạn truyện: Sự tích trầu, cau và vôi và Sự tích trái sầu riêng xét về mặt thi pháp của hai truyên trên có nhiều nhiều điểm giống và khác nhau, cụ thể: Đầu tiên, điểm giống nhau: 1. Cốt truyện Trong truyện Sự tích trầu, cau và vôi môtip cốt truyện đầu tiên là xây dựng trên mối quan hệ giữa một người đàn bà với hai người đàn ông, là mối quan hệ giữa một người con gái của thầy đồ Lưu với hai anh em Tân Lang. Nhân vật người em xen giữa đôi vợ chồng. Sự ôm nhầm của chị dâu vì hai người hai anh em giống nhau như đúc nhưng còn một lẽ khác nữa là cô đã yêu quý hai người như nhau, một dấu tích của chế độ mẫu quyền thị tộc mà hai anh em trai là đối tượng hôn nhân của người phụ nữ. Giải pháp nào để cả ba người cùng ở với nhau như những ngày êm đềm đã qua, không thể bởi vì anh có tìm được em thì quan hệ giữa chị dâu em chồng cũng ngượng ngùng, tình cảm anh em không còn như trước. Nhưng dân gian lại muốn họ vẫn sống bên nhau hạnh phúc như xưa nên đành để cho họ cùng chết bên nhau để được gần nhau mãi mãi. Sự hoá thân của họ trở thành biểu tượng cho tình cảm nồng thắm của anh em, vợ chồng. Còn trong truyện Sự tích trái sầu riêng thì môtip cốt truyện xây dựng trên mối quan hệ giữa một cô gái và một chàng trai họ lấy nhau sau câu chuyện chàng đã chữa bệnh cho cô gái.Mười năm trôi qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt bên nhau tựa đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ , chàng trồng thứ cây ăn trái gọi là cây “tu - rên” mà ở xứ sở chàng không có. Lần ấy gặp kỳ trái chín đầu mùa, vợ chàng hái xuống một trái, tách vỏ đưa cho chồng ăn. Trái, “tu - rên.”vốcó mùi vị đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt, người vợ nói: “ Anhcứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.” Không ngờ, một năm kia,vợ chàng đi chùa dâng hương về bị cảm. Chàng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu được. Cái chết chia rẽ vợ chồng chàng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tình thương sâu sắc khiến chàng thấy như hồn vợ luôn ở bên mình và chàng hứa trọn đời sẽ không lấy ai nữa. Hai người vẫn thường gặp nhau trong mộng. Năm ấy cây “tu-rên” chỉ có một trái. Và trái “tu - rên” đó tự nhiên rụng xuống giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó cùng mình về quê nhà và đem hạt ươm và đến lúc cây có quả là lúc anh chàng đã có tuổi, tóc cũng đã bạc. Ông sung sướng gọi xóm làng đến giỗ vợ mình, cho họ thưởng thức quả “tu – rên” và sợ mọi người chê mùi quả anh đã giải thích cũng như kể về câu chuyện tình yêu thầm kín của mình trong lòng, ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khoé mắt của con người chung tình ấy long lanh ở hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi “tu-rên” đang cầm trên tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi “tu-rên”như vôi gặp nước và thấm vào múi như giọt nước thấm vào đất. Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng dưng không bệnh mà chết. Từ đấy mỗi lần dân làng ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để ghi nhớ mối tình chung thuỷ của hai người. Tác giả dân gian muốn sau khi vợ của anh chàng mất , anh chàng vẫn chung thủy, trồng cây để tưởng nhớ đến người vợ của mình đến khi cây có quả thì mới để cho anh chàng chung tình được đi ra thế giới bên kia với người vợ của mình, để họ không còn xa cách nữa. Tác giả dân gian đã sử dụng thật khéo khéo để làm rõ tình cảm đó cũng như ý nghĩa của trái sầu riêng. 2. Đặc trưng nhân vật cổ tích Trong Sự tích trầu, cau và vôi có ba nhân vật chính, hai anh em là Tân và Lang được tác giả đặt tên nhưng vợ của Tân không có tên gọi cụ thể. Tuy nhiên, dù có tên hay không có tên cũng đều là ngụ ý của tác giả chứa ẩn trong truyện. Nhân vật được tác giả dân gian xây dựng vừa để ngợi ca, vừa để phê phán. Ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, tình cảm anh em thắm thiết. Ở trong truyện Sự tích trái sầu riêng có hai nhân vật chính, đều không được đặt một cái tên cụ thể. Tác giả dân gian xây dựng như vậy là thêm sự lý thú cho người đọc, người nghe.Qua đó, người đọc cũng như người nghe thấy được tình nghĩa vợ chồng dù hai người ở hai thế giới cách biệt nhưng họ vẫn luôn nhớ về nhau. Theo như đã trình bày ở trên của hai truyện cổ tích đã cho chúng ta thấy được rõ phần nào về sự đa dạng của Thi pháp trong Văn học dân gian Việt Nam.
Trả lời
Khái niệm thi pháp của một thể loại nói riêng theo PGS. Chu Xuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người”. Để làm rõ điều này có thể đi phân tích thi pháp trong Truyện cổ tích và Truyện cười. •Truyện cổ tích: Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Ta có thể đưa ra nhóm truyện cổ tích để hiểu hơn về điều này, chẳng hạn truyện: Sự tích trầu, cau và vôi và Sự tích trái sầu riêng xét về mặt thi pháp của hai truyên trên có nhiều nhiều điểm giống và khác nhau, cụ thể: Đầu tiên, điểm giống nhau: 1. Cốt truyện Trong truyện Sự tích trầu, cau và vôi môtip cốt truyện đầu tiên là xây dựng trên mối quan hệ giữa một người đàn bà với hai người đàn ông, là mối quan hệ giữa một người con gái của thầy đồ Lưu với hai anh em Tân Lang. Nhân vật người em xen giữa đôi vợ chồng. Sự ôm nhầm của chị dâu vì hai người hai anh em giống nhau như đúc nhưng còn một lẽ khác nữa là cô đã yêu quý hai người như nhau, một dấu tích của chế độ mẫu quyền thị tộc mà hai anh em trai là đối tượng hôn nhân của người phụ nữ. Giải pháp nào để cả ba người cùng ở với nhau như những ngày êm đềm đã qua, không thể bởi vì anh có tìm được em thì quan hệ giữa chị dâu em chồng cũng ngượng ngùng, tình cảm anh em không còn như trước. Nhưng dân gian lại muốn họ vẫn sống bên nhau hạnh phúc như xưa nên đành để cho họ cùng chết bên nhau để được gần nhau mãi mãi. Sự hoá thân của họ trở thành biểu tượng cho tình cảm nồng thắm của anh em, vợ chồng. Còn trong truyện Sự tích trái sầu riêng thì môtip cốt truyện xây dựng trên mối quan hệ giữa một cô gái và một chàng trai họ lấy nhau sau câu chuyện chàng đã chữa bệnh cho cô gái.Mười năm trôi qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt bên nhau tựa đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ , chàng trồng thứ cây ăn trái gọi là cây “tu - rên” mà ở xứ sở chàng không có. Lần ấy gặp kỳ trái chín đầu mùa, vợ chàng hái xuống một trái, tách vỏ đưa cho chồng ăn. Trái, “tu - rên.”vốcó mùi vị đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt, người vợ nói: “ Anhcứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.” Không ngờ, một năm kia,vợ chàng đi chùa dâng hương về bị cảm. Chàng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu được. Cái chết chia rẽ vợ chồng chàng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tình thương sâu sắc khiến chàng thấy như hồn vợ luôn ở bên mình và chàng hứa trọn đời sẽ không lấy ai nữa. Hai người vẫn thường gặp nhau trong mộng. Năm ấy cây “tu-rên” chỉ có một trái. Và trái “tu - rên” đó tự nhiên rụng xuống giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó cùng mình về quê nhà và đem hạt ươm và đến lúc cây có quả là lúc anh chàng đã có tuổi, tóc cũng đã bạc. Ông sung sướng gọi xóm làng đến giỗ vợ mình, cho họ thưởng thức quả “tu – rên” và sợ mọi người chê mùi quả anh đã giải thích cũng như kể về câu chuyện tình yêu thầm kín của mình trong lòng, ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khoé mắt của con người chung tình ấy long lanh ở hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi “tu-rên” đang cầm trên tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi “tu-rên”như vôi gặp nước và thấm vào múi như giọt nước thấm vào đất. Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng dưng không bệnh mà chết. Từ đấy mỗi lần dân làng ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để ghi nhớ mối tình chung thuỷ của hai người. Tác giả dân gian muốn sau khi vợ của anh chàng mất , anh chàng vẫn chung thủy, trồng cây để tưởng nhớ đến người vợ của mình đến khi cây có quả thì mới để cho anh chàng chung tình được đi ra thế giới bên kia với người vợ của mình, để họ không còn xa cách nữa. Tác giả dân gian đã sử dụng thật khéo khéo để làm rõ tình cảm đó cũng như ý nghĩa của trái sầu riêng. 2. Đặc trưng nhân vật cổ tích Trong Sự tích trầu, cau và vôi có ba nhân vật chính, hai anh em là Tân và Lang được tác giả đặt tên nhưng vợ của Tân không có tên gọi cụ thể. Tuy nhiên, dù có tên hay không có tên cũng đều là ngụ ý của tác giả chứa ẩn trong truyện. Nhân vật được tác giả dân gian xây dựng vừa để ngợi ca, vừa để phê phán. Ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, tình cảm anh em thắm thiết. Ở trong truyện Sự tích trái sầu riêng có hai nhân vật chính, đều không được đặt một cái tên cụ thể. Tác giả dân gian xây dựng như vậy là thêm sự lý thú cho người đọc, người nghe.Qua đó, người đọc cũng như người nghe thấy được tình nghĩa vợ chồng dù hai người ở hai thế giới cách biệt nhưng họ vẫn luôn nhớ về nhau. Theo như đã trình bày ở trên của hai truyện cổ tích đã cho chúng ta thấy được rõ phần nào về sự đa dạng của Thi pháp trong Văn học dân gian Việt Nam.